Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
Sau bài học này, HS sẽ:
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV trình chiếu cho HS quan sát hình ảnh quần thể di tích danh thắng Tràng An và yêu cầu HS thảo luận theo cặp đôi, trả lời câu hỏi: Theo em, để vinh danh di tích – danh thắng Tràng An (Ninh Bình) là Di sản thế giới, hồ sơ liên quan đến di sản trình UNESCO gồm những nội dung nào?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS quan sát hình ảnh, thảo luận theo cặp đôi và trả lời câu hỏi.
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện 1-2 cặp đôi trả lời: Để vinh danh di tích – danh thắng Tràng An (Ninh Bình) là Di sản thế giới, hồ sơ liên quan đến di sản trình UNESCO gồm những nội dung: kết quả khai quật, nghiên cứu khảo cổ khu Quần thể danh thắng Tràng An và đề xuất lựa chọn tiêu chí văn hóa về giá trị nổi bật toàn cầu của Tràng An; nội dung Khảo cổ học tiền sử Quần thể danh thắng Tràng An trong bối cảnh Đông Nam Á và Đông Á; kết quả khảo sát địa chất, địa mạo khu Di sản Tràng An - Những giá trị nổi bật về tự nhiên địa mạo khu vực Di sản Tràng An (tiêu chí 7 và 8); sự tương tác giữa môi trường và văn hóa thời tiền sử ở khu Quần thể danh thắng Tràng An…
- GV mời đại diện cặp đôi khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.
- GV dẫn dắt HS vào bài học: Quần thể danh thắng Tràng An (Ninh Bình) là Di sản thế giới hỗn hợp đầu tiên của Việt Nam. Để chuẩn bị hồ sơ khoa học thuyết minh về di sản trình UNESCO, nhiệm vụ nghiên cứu toàn diện về giá trị lịch sử - văn hoá, địa chất địa mạo, giá trị thẩm mĩ,... của danh thắng đã được triển khai. Nhờ đó, danh thắng Tràng An đã được ghi danh là Di sản văn hoá và thiên nhiên thế giới. Như vậy, để khẳng định đầy đủ giá trị của một di sản văn hoá nói riêng và lịch sử nói chung cần có sự phối hợp, sử dụng thành tựu nghiên cứu của nhiều lĩnh vực khoa học khác nhau. Vậy, các lĩnh vực khoa học có vai trò như thế nào trong nghiên cứu lịch sử? Ngược lại, Sử học có đóng góp gì trong sự phát triển của các lĩnh vực khoa học khác? Chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 3: Sử học với các lĩnh vực khoa học.
Hoạt động 1: Tìm hiểu về Sử học - môn khoa học mang tính liên ngành
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, đọc thông SGK tr.19 và trả lời câu hỏi: Hãy giải thích vì sao sử học là một môn khoa học mang tính liên ngành? Lấy ví dụ cụ thể. - GV hướng dẫn HS khai thác Hình 3.2, mục Em có biết và phân tích và mở rộng kiến thức cho HS: + Khu di tích trung tâm Hoàng thành Thăng Long là quần thể di tích gắn với lịch sử kinh thành Thăng Long (thời Lý – Trần), Đông Kinh (thời Hậu Lê) và tỉnh thành Hà Nội (thời Nguyễn). Di chỉ khảo cổ này là minh chứng sống động cho nền văn minh châu thổ sông Hồng trong suốt 13 thế kỉ và tồn tại đến ngày nay. + Với những giá trị lịch sử, văn hóa mà công trình kiến trúc đặc biệt này mang lại, năm 2010, UNESCO đã ghi danh Khu di tích trung tâm Hoàng thành Thăng Long là Di sản Văn hóa Thế giới và nơi đây đã trở thành một trong những địa điểm nghiên cứu khoa học cũng như tham quan, du lịch nổi tiếng của Hà Nội. à Khi nghiên cứu về Khu di tích Hoàng thành Thăng Long, nhà nghiên cứu cần sử dụng tri thức và phương pháp của nhiều ngành khoa học khác nhau như Khảo cổ học, Địa lí học, Tôn giáo học, Văn học,... Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS làm việc cá nhân, đọc thông tin, quan sát Hình 3.2 SGK tr.19 để giải thích vì sao Sử học là một môn khoa học mang tính liên ngành. - GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện 1-2 HS trả lời. - GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, kết luận: Tất cả các ngành khoa học đều có mối liên hệ, tương trợ lẫn nhau, không có ngành khoa học nào tồn tại độc lập và nghiên cứu một cách riêng lẻ. Sử học không chỉ sử dụng tri thức lịch sử và một số phương pháp cơ bản mà còn phải khai thác tri thức và phương pháp liên ngành để có cái nhìn tổng thể về sự vật, hiện tượng đã xảy ra trong quá khứ. - GV chuyển sang nội dung mới. | 1. Tìm hiểu về Sử học - môn khoa học mang tính liên ngành - Sử học cần kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau và phải khai thác tri thức của nhiều ngành khoa học có liên quan để phục dựng được hoạt trong quá khứ. - Muốn miêu tả, phục dựng lại một cách đầy đủ quá khứ, nhà sử học không sử dụng những tri thức hoặc các phương pháp lịch sử đơn thuần. - Một số đối tượng hoặc chủ để nghiên cứu đòi hỏi nhà sử học cần có một nền tảng kiến thức vững chắc về lĩnh vực đó. à Ví dụ: + Thông qua phương pháp bản đồ học, giúp thể hiện các vị trí tìm thấy các dấu tích của người nguyên thuỷ ở khu vực Đông Nam Á. + Sử dụng phương pháp của Hoá học (đồng vị cacbon phóng xạ) trong nghiên cứu lịch sử Việt Nam thời kì Đông Sơn, xác định được niên đại xuất hiện của các di vật khảo cổ học, biết được di vật đó liên quan đến thời kì lịch sử nào. + Sử dụng phương pháp Toán học (phương pháp thống kê, phương pháp tính tỉ lệ của các đối tượng nghiên cứu), đưa ra những kết luận tương đối xác thực về tình hình ruộng đất nói riêng, tình hình lịch sử Việt Nam dưới chế độ phong kiến nhà Nguyễn nói |
---------------------Còn tiếp-----------------------
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác