Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
Sau bài học này, HS sẽ:
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV trình chiếu và đọc cho HS lắng nghe một đoạn thơ trong bài thơ Bình Ngô đại cáo:
Như nước Đại Việt ta từ trước
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu
Núi sông, bờ cõi đã chia
Phong tục Bắc Nam cũng khác.
(Bình Ngô đại cáo – Nguyễn Trãi)
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Trình bày một vài cảm nhận của bản thân sau khi nghe 4 câu thơ trên.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS làm việc cá nhân, vận dụng những kiến thức về văn học đã được học, hiểu biết thực tế về nước Đại Việt để thực hiện nhiệm vụ học tập.
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện một số HS trình bày cảm nhận về 4 dòng thơ trong bài Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi:
+ Nguyễn Trãi đưa ra những yếu tố căn bản để xác định độc lập chủ quyền của dân tộc: văn hiến, lãnh thổ (địa lý), phong tục tập quán, lịch sử riêng, nhằm khẳng định sự tồn tại hiển nhiên, vốn có từ lâu đời của nước Đại Việt.
+ Việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của đất nước ta hiện nay là rất cần thiết và quan trọng. Bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của đất nước là trách nhiệm, bổn phận của mỗi người dân Việt Nam. Chúng ta cần phát huy truyền thống yêu nước và kiên quyết ngăn chặn mọi âm ưu chiếm phá của địch. dân tộc ta đã có truyền thống yêu nước đánh giặc, có sự đoàn kết và ý chí kiên cường chắc chắn sẽ bảo vệ được chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc.
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, bổ sung ý kiến (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.
- GV dẫn dắt HS vào bài học: 4 câu thơ các em vừa tìm hiểu là lời khẳng định nền độc lập, tự chủ, truyền thống văn hiến và nền văn minh riêng của quốc gia Đại Việt. Vậy thế nào là văn minh Đại Việt? Văn minh Đại Việt được hình thành trên những cơ sở nào? Quá trình phát triển của văn minh Đại Việt ra sao? Chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 14: Cơ sở hình thành và quá trình phát triển của văn minh Đại Việt.
Hoạt động 1: Tìm hiểu về khái niệm văn minh Đại Việt
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, đọc thông tin mục 1 SGK tr.95 và trả lời câu hỏi: Hãy giải thích khái niệm văn minh Đại Việt. - Để giải thích được khái niệm văn minh Đại Việt, GV đưa ra một số câu hỏi gợi mở để HS trả lời: + Quốc hiệu Đại Việt có từ khi nào? + Quốc hiệu Đại Việt gắn liền với những triều đại nào? + Vì sao văn minh Đại Việt còn được gọi là văn minh Thăng Long? - GV hướng dẫn HS tìm hiểu thêm mục Em có biết để hiểu được thời gian tồn tại của quốc gia Đại Việt, làm cơ sở cho việc hình thành khái niệm văn minh Đại Việt. - GV mở rộng kiến thức, yêu cầu HS thảo luận theo cặp đôi và trả lời câu hỏi: Điểm giống và khác nhau giữa văn minh Văn Lang – Âu Lạc với văn minh Đại Việt. à Gợi ý: + Giống nhau: đều là những giá trị vật chất, tinh thần do người Việt sáng tạo nên. + Khác nhau: · Văn minh Văn Lang – Âu Lạc là nền văn minh đầu tiên của người Việt. · Văn minh Đại Việt ra đời trên cơ sở kế thừa nền văn minh Văn Lang – Âu Lạc. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS làm việc cá nhân, đọc thông tin mục 1 kết hợp mục Em có biết, gợi ý của GV để tìm hiểu về khái niệm văn minh Đại Việt. - GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện HS trình bày về khái niệm văn minh Đại Việt. - GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, học tập - GV nhận xét, đánh giá và kết luận về khái niệm văn minh Đại Việt. - GV nhấn mạnh: văn minh Đại Việt tồn tại và phát triển cùng quốc gia Đại Việt, trải dài gần 1 000 năm, gắn liền với kinh đô Thăng Long. Văn minh Đại Việt là sự phát triển cao của văn hóa Đại Việt. - GV chuyển sang nội dung mới. | 1. Tìm hiểu về khái niệm văn minh Đại Việt - Tồn tại và phát triển cùng quốc gia Đại Việt, trải dài gần I 000 năm (từ thế kỉ X đến giữa thế kỉ XIX). - Gắn liền với chính quyền họ Khúc, họ Dương và các triều đại Ngô, Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần, Hỗ, Lê sơ, Mạc, Lê Trung hưng, Tây Sơn, Nguyễn. - Phát triển trong điều kiện độc lập, tự chủ của quốc gia Đại Việt với kinh đô chủ yếu ở Thăng Long (Hà Nội). - Văn minh Đại Việt còn được gọi là văn minh Thăng Long. |
----------------------Còn tiếp-------------------------
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác