Khi bàn luận về những điều mà nhiều người cho là hạn chế của tác phẩm Lục Vân Tiên, Phạm Văn Đồng thừa nhận điều gì? Việc nêu lên hạn chế trước rồi sau đó lí giải có tác dụng gì?

Câu trả lời:

Tác giả bàn luận về những điều mà nhiều người cho là hạn chế của tác phẩm:

  • Thừa nhận sự thật: “Những giá trị luân lí mà Nguyễn Đình Chiểu ca ngợi, ở thời đại chúng ta, theo quan điểm của chúng ta thì có phần đã lỗi thời”, trong tác phẩm có những chỗ “lời văn không hay lắm” à trung thực, công bằng khi phân tích.
  • Khẳng định bằng những lí lẽ và dẫn chứng xác thực: đó là những hạn chế không thể tránh khỏi và không phải là chính yếu:
    • Hình tượng con người trong “Lục Vân Tiên” gần gũi với mọi thời, vấn đề đạo đức trong Lục Vân Tiên mang tính phổ quát xưa nay, “gần gũi với chúng ta”, “làm cho chúng ta cảm xúc và thích thú”
    • Lối kể chuyện “nôm na” dễ nhớ, dễ truyền bá trong dân gian và người miền Nam say sưa nghe kể “Lục Vân Tiên”

Việc nêu hạn chế rồi sau đó lí giản: là thủ pháp “đòn bẩy”, để khẳng định giá trị trường tồn của tác phẩm “Lục Vân Tiên

=> Phạm Văn Đồng đã xem xét giá trị của “Truyện Lục Vân Tiên” trong mối quan hệ mật thiết với đời sống nhân dân (quen thuộc với nhân dân, được nhân dân chấp nhận và yêu mến) à Đó là cơ sở đúng đắn và quan trọng nhất để đánh giá tác phẩm này.

Xem thêm các môn học

Bài soạn văn 12


Copyright @2024 - Designed by baivan.net