Khổ 1,2: Nhân vật trữ tình hiện lên qua những từ ngữ nào? Hãy hình dung về Hà Nội và "người ra đi" trong hoài niệm của nhân vật trữ tình.

ĐỌC HIỂU

  1. Khổ 1,2: Nhân vật trữ tình hiện lên qua những từ ngữ nào? Hãy hình dung về Hà Nội và "người ra đi" trong hoài niệm của nhân vật trữ tình.
  2. Khổ 3: Chú ý độ dài của các dòng thơ, phép điệp, phép liệt kê, hiệp vần, giọng điệu và cảm xúc của nhân vật trữ tình. Hình dung bức tranh đất nước trong "mùa thu" qua cảm nhận của nhân vật trữ tình.
  3. Chú ý những cảm nhận của tác giả về đất nước trong chiến tranh.
  4. Từ khổ 5 - 10: Những dòng thơ nào chủ yếu thể hiện cảm nhận về: Đất nước đau thương, căm hờn? Đất nước quật cường, anh dũng?
  5. Lưu ý thông tin về thời gian sáng tác.

Câu trả lời:

1. Khổ 1,2 - Nhân vật trữ tình hiện lên qua những từ ngữ: "tôi", "người ra đi".

Hà Nội và "người ra đi" trong hoài niệm của nhân vật trữ tình: đó là hình ảnh người quyết tâm, dứt khoát ra đi nhưng những lưu luyến thì vấn ở lại, cho thấy được sự gắn bó sâu nặng với Hà Nội, với đất nước.

2. - Phép điệp: Trời xanh đây là của chúng ta/ Núi rừng đây là của chúng ta.

- Phép liệt kê: những cánh đồng thơm mát, những ngả đường bát ngát, những dòng sông đỏ nặng phù sa..những người chưa bao giờ khuất, những buổi ngày xưa vọng nói về.

- Giọng điệu: giọng thơ sôi nổi, cảm xúc dạt dào, trữ tình.

- Bức tranh đất nước trong "mùa thu" qua cảm nhận của nhân vật trữ tình là một bức tranh mùa thu độc lập, tự chủ, có thể thấy tình yêu tha thiết, niềm tự hào về quê hương đã được độc lập, có truyền thống anh hùng, bất khuất của nhân vật trữ tình.

3. Những cảm nhận của tác giả về đất nước trong chiến tranh: Cánh đồng quê – chảy máu; Dây thép gai – đâm nát trời chiều; Bát cơm chan đầy nước mắt; Đứa đè cổ - đứa lột da.

4. Những dòng thơ chủ yếu thể hiện cảm nhận về: Đất nước đau thương, căm hờn: Đã ngời lên nét mặt quê hương/ Đã bật lên những tiếng căm hờn; Bát cơm chan đầy nước mắt/ Đứa đè cổ đứa lột da.

 Những dòng thơ chủ yếu thể hiện cảm nhận về: Đất nước quật cường, anh dũng: xiềng xích chúng bay không khóa được/ Trời đầy chim và đất đầy hoa; Súng đạn chúng bay không bắn được/ Lòng dân ta yêu nước thương nhà; Súng nổ rung trời giận dữ/ Người lên như nước vỡ bờ; Người Việt Nam từ máu lửa/ Rũ bùn đứng dậy sáng lòa.

5. Thông tin về thời gian sáng tác: Bài thơ là sự tổng hợp của những sáng tác Sáng mát trong như sáng năm xưa (1948), Đêm mít tinh (1949) và Đất nước (1955).

Xem thêm các môn học

Soạn văn 10 tập 2 cánh diều


Copyright @2024 - Designed by baivan.net