Nhân vật người cô tuy xuất hiện không nhiều, chủ yếu qua một đoạn đối thoại với chú bé, nhưng đây cũng là một nhân vật gây ấn tượng mạnh cho người đọc. Người cô luôn tỏ ra rất dịu dàng và thân mật; luôn luôn cười (hỏi, nói, kể); Giọng nói ngọt ngào, thân mật, xưng hô thân tình. Những cử chỉ đó có phản ánh đúng tâm trạng và tình cảm của bà cô với chị dâu và bé Hồng. Bà cô không hề có ý định tốt đẹp gì với cháu mà mưu đồ bắt đầu một trò chơi tai ác với đứa cháu. Cô đã nói bé Hồng về chuyện mẹ bé không phải để động viên, chia sẻ, cảm thông, mà ngược lại, với một mục đích đen tối: Cố ý gieo rắc vào đầu đứa trẻ ngây thơ, tội nghiệp này những hoài nghi để nó “khinh ghét, ruồng rẫy” mẹ.
Thái độ của người cô
- Gọi Hồng đến bên cười hỏi: "Hồng mày có muốn vào Thanh Hóa với mẹ mày không?"
- Giọng ngọt: "Mợ mày phát tài lắm, có như dạo trước đâu"
- Vỗ vai Hồng cười mà nói rằng: "Bắt mợ mày may vá sắm sửa cho và thăm em bé chứ"
- Đổi giọng nghiêm nghị… chập chừng nói tiếp "Tháng tám là giỗ đầu cậu mày, mợ mày về dù sao cũng đỡ tủi cho cậu mày, và mày còn phải có họ, có hàng, người ta hỏi đến chứ"
Sau lời từ chối của Hồng, bà cô hỏi luôn, mắt long lanh nhìn chòng chọc. Đó là sự giả dối, ác độc. Biểu hiện sự săm soi, độc địa, muốn hành hạ, nhục mạ đứa bé bằng cách xoáy sâu vào nỗi đau, khổ tâm của nó
=> Đây rõ ràng là một nhân vật thâm độc, xảo quyệt, bênh vực và bảo vệ những lề thói tàn nhẫn trong xã hội đương thời, thái độ giả dối, mỉa mai, cay độc. Qua đó, ta hiểu rõ bản chất của người cô, đó là con người có tính cách hẹp hòi, tâm địa cay độc tàn nhẫn. Người cô là nhân vật thể hiện những định kiến hẹp hòi tàn nhẫn đối với người phụ nữ trong xã hội cũ.