[toc:ul]
Chủ nghĩa nhân đạo là chủ nghĩa tiêu biểu được thể hiện trong tất cả các tác phẩm văn học. Mỗi tác giả, trong quá trình sáng tác luôn gửi gắm chủ nghĩa nhân đạo theo phương pháp và thông điệp của riêng mình. Trong "Nhàn", Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng khéo léo truyền tải chủ nghĩa đó qua việc tái hiện cuộc sống của mình sau khi cáo quan về ở ẩn.
Ngay từ nhan đề bài thơ, nhà thơ đã lôi cuốn người đọc bởi 1 chữ "Nhàn" duy nhất, độc đáo và hàm chứa nhiều ý nghĩa sâu sa. Để rồi, mở đầu bài thơ, nhà thơ đã tái hiện những hình ảnh quen thuộc của làng quê, giới thiệu cuộc sống mà ông coi là nhàn hạ cho mọi người biết:
“Một mai, một cuốc, một cần câu
Thơ thẩn dầu ai vui thú nào”
Hiện lên trước mắt ta không gian êm ả, thanh bình của những vùng quê với những vật dụng nhà nông vô cùng quen thuộc . rời xa chốn quan trường nhiều ganh đua và thị phi, Nguyễn Bỉnh Khiêm tìm về nơi làng quê yên tĩnh. Làng quê ấy không chỉ có những cảnh vật quen thuộc như cây đa bến nước, mái đình mà còn có cả những vật dụng công cụ quen thuộc của đồng áng như mai và cuốc. Công cụ ấy hẳn là phục vụ cho công việc đồng áng, công việc vất vả mệt nhọc, ngày ngày bán mặt cho đất bán lưng cho trời. Vậy mà với nhà thơ, việc đó lại là nhàn. Có lẽ với Nguyễn Bỉnh Khiêm, việc mệt nhọc chân tay nhưng thảnh thơi đầu óc và tâm hồn chính là nhàn. Ở nơi đây, dù phải tự tay lao động, nhưng ông có thể “thẩn thơ” với thú vui câu cá, tận hưởng không khí trong lành và bình yên hiếm hoi.
Tư tưởng ấy thật mới mẻ và thanh cao biết nhường nào. Từ đó, đến hai câu thơ tiếp theo, nhà thơ đã tinh tế gửi gắm thông điệp về chủ nghĩa nhân đạo:
“Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ
Người khôn, người đến chỗ lao xao”
Đến đây, nhà thơ đã nêu lên quan niệm của mình về sự “khôn” “dại”. Trước sự lựa chọn của ông, hẳn sẽ có người nói ông dại vì từ bỏ chức quan về làm một con người vô danh. Nói ta dại cho nên tìm về nơi thôn quê vắng vẻ hẻo lánh còn người khôn người đến những chốn lao xao như quan trường lad cách nói đối lập nhằm khẳng định quan điểm của mình. Đồng thời cũng qua đó ta thấy được lẽ sống của những bậc nho gia thời xưa. Họ không quan tâm đến điều gì ngoài thanh danh và sự trong sạch của mình. Vì thế, họ lựa chọn lánh đục tìm trong để bảo vệ khí tiết của mình.
Trong suy nghĩ của Nguyễn Bỉnh Khiêm, những nơi xa hoa hào nhoáng như chốn lao xao quan trường mới là nơi đáng sợ. Nơi ấy con người tranh đoạt lẫn nhau, âm mưu thủ đoạn trùng trùng. Còn nơi làng quê vắng vẻ này, ung dung tự tại. Nhà thơ nói ngược lại ngụ ý muốn người đọc tự hiểu được như thế nào mới là dại mới là khôn thật sự.
Cái nhàn trong cuộc sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm được thể hiện trong hai câu thơ tiếp đó:
Cảnh sống nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm được thể hiện rất rõ trong hai câu thơ tiếp theo. Đó bức tranh của xuân hạ thu đông, bốn mùa của đất trời và khi ấy con người nhàn hạ kia đã có những thực phẩm thể hiện sự nhàn của mình:
“Thu ăn măng trúc, đông ăn giá
Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao”
Hiện lên trước mắt ta là bức tranh bốn mùa xuân hạ thu đông của đất trời. Mỗi mùa, nhà thơ lại có một thú vui khác nhau.
Mùa thu ăn măng trúc trong rừng, mùa đông ăn giá đỗ, mùa xuân tắm hồ sen, mùa hạ tắm ao. Cảnh sinh hoạt nơi thôn dã thật giản đơn nhưng ẩn trong đó lani là sự đồng điệu với thiên nhiên. Nhà thơ như đang hòa mình vào đất trời.
Cuộc sống thật sự an nhàm biết bao:
“Rượu đến gốc cây, ta sẽ nhắp
Nhìn xem phú quí, tựa chiêm bao”
Cái “nhắp” trong câu thơ vẽ lên hình ảnh một nhà nho già tay nâng ly rượu, nhẹ nhàng đưa lên môi nhắp lấy một ngụm rồi cảm nhận nồng nàn hơi men của rượu. Uống rượu thảnh thơi, ung dung đưa mấy ngắm nhìn vịnh. Phú quý khi ấy chỉ tựa như một giấc chiêm bao, tỉnh dậy liền biến mất.
Nhàn đã gửi gắm giá trị nhân đạo sâu sắc qua bức tranh cuộc sống ở ẩn của một nhà nho chân chính. Từ đó cũng thể hiện nét đẹp tâm hồn của Nguyễn Bỉnh Khiêm, một con người biết lánh đục tìm trong, từ bỏ những thứ vật chất phù phiếm để giữ tâm hồn trong sạch.
Chốn quan trường thời xưa ai cũng mong hòng có một chân trong những chức phận trong cung, người muốn thì nhiều mà người không muốn rời bỏ chốn quan trường thì ít. Nhà thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm một bậc quân thần trung quân ái quốc và một nhà nho đại tài đã trở về quê ở ẩn. Trong khoảng thời gian ở ẩn Nguyễn Bỉnh Khiêm đã sáng tác bài thơ Nhàn thể hiện sự nhàn rỗi của mình khi rời bỏ chốn quan trường, đồng thời nói lên những quan điểm của mình về chốn quan trường ấy, “dại” hay “khôn” chỉ có thể đọc thơ của ông mới hiểu hết được quan điểm ấy.
Cái tên của bài thơ thật độc đáo và đặc biệt. Nhan đề ấy chỉ có một câu nhưng đã nói lên tất cả những gì mà nhà thơ muốn gửi gắm. Một tiếng nhàn thể hiện sự nhàn dỗi của con người trong cuộc sống thực tại. Theo thông thường thì nhàn thì sẽ chỉ có ngồi mát ăn bát vàng thôi vậy thì nhàn mà Nguyễn Bỉnh Khiêm muốn nói đến là gì?. Nhan đề độc đáo như có tác dụng hấp dẫn người đọc hơn khi vào những tâm tư chia sẻ của nhà thơ ấy.
Trước hết là hai câu thơ đầu với những hình ảnh quen thuộc của làng quê đồng ruộng Nguyễn Bỉnh Khiêm giới thiệu cuộc sống mà ông coi là nhàn hạ cho mọi người biết:
“Một mai, một cuốc, một cần câu
Thơ thẩn dầu ai vui thú nào”
Hình ảnh những vật dụng quen thuộc của công việc làm đồng cho thấy được những không gian êm ả yên tĩnh của làng quê. Có thể mỗi nhà nho nghỉ quan về ở ẩn đều tìm đến chốn làng quê để cho tâm hồn mình thanh tịnh chứ không ở trên kinh thành. Làng quê ấy không chỉ có những cảnh vật quen thuộc như cây đa bến nước mái đình mà ở đây làng quê hiện lên trên những vật dụng công cụ của đồng áng. Nào mai, nào cuốc những thứ ấy đều là công việc mệt nhọc của nhà nông. Cái công việc mà làm quần quật cả ngày bán mặt cho đất bán lưng cho trời, một nắng hai sương. Ấy thế mà ở đây tác giả lại noi đây là việc nhàn tại sao vậy. có thể nói so với Nguyễn Bỉnh khiêm thì đó là một công việc tuy mệt mỏi chân tay nhưng lại không mệt trí óc hay tâm hồn. Chí ít ra thì ở đây ông có thể “thẩn thơ” với thú vui câu ca cảnh vật làng quê, tận hưởng sự bình yên không khí nơi đây.
Tiếp đến hai câu thơ sau thì chúng ta thấy được những quan niệm của nhà thơ về sự “khôn” “dại” trong việc làm quan hay nghỉ hưu về quê làm một anh nông dân quèn để giữ cho mình một khí tiết trong sạch:
“Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ
Người khôn, người đến chỗ lao xao”
Chắc hẳn trước sự lựa chọn của Nguyễn Bỉnh Khiêm thì nhiều người có thể nói ông là dại chính vì thế mà ông đã nói lên chính những tâm sự của mình để bày tỏ quan điểm sống. Tác giả nói ta dại cho nên ta về nơi thôn quê vắng vẻ hẻo lánh để ở còn người khôn người đến những chốn lao xao như quan trường. có thể thấy rằng ở đây tác giả đã thể hiện cách nói đối lập để làm rõ quan điểm của mình. Đồng thời cũng qua đó ta thấy được lẽ sống của những bậc nho gia thời xưa. Người nhà nho không gì quý hơn là thanh danh và sự trong sạch của mình chính vì thế mà ai cũng hết sức lắng đục tìm trong để bảo vệ cho khí tiết của mình. Nơi vẳng vẻ ở đây chính là chốn làng quê, chốn lao xao chính là nơi quan trường nhiều hiểm độc.
Tưởng chừng những nơi vắng vẻ kia nguy hiểm nhưng chính chôn lao xao kia mới là đáng sợ. bởi vì sao?, vì trong cái chốn thâm cung nhiều người âm mưu nghiệp lớn hãm hại lẫn nhau, đấu đá dành phần hơn và có thể bất chấp mọi thủ đoạn để tiến lên. Chính vì thế mà nhà thơ chán ghét và đặc biệt nói cách ở trên thì nhà thơ như muôn người đọc tự hiểu được như thế nào mới là dại mới là khôn thật sự.
Cảnh sống nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm được thể hiện rất rõ trong hai câu thơ tiếp theo. Đó bức tranh của xuân hạ thu đông, bốn mùa của đất trời và khi ấy con người nhàn hạ kia đã có những thực phẩm thể hiện sự nhàn của mình:
“Thu ăn măng trúc, đông ăn giá
Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao”
Mùa thu tác giả ăn măng trúc trong rừng, mùa đông thì ăn giá đỗ, mùa xuân tắm hồ sen, mùa hạ tắm ao. Cảnh sinh hoạt của nhà thơ nơi thôn dã thật sự rất bình thường thế nhưng qua đó ta thấy được một tâm hồn đồng điệu với thiên nhiên, sống hòa hợp với thiên nhiên, ăn, uống, tăm những gì của thiên nhiên. Có thể nói nhà thơ như đang hòa mình vào đất trời. Mùa đông ăn giá là giá đỗ hay cũng chính là cái giá lạnh của gió mùa đông bắc. thế nhưng cuộc sống như thế nhà thơ không cần phải lo nghĩ gì và theo quan điểm của nhà thơ thì đó chính là “nhàn”.
Cuộc sống nhàn ấy với một nhà nho không chỉ hòa hợp với thiên nhiên mà còn phải có cả rượu:
“Rượu đến gốc cây, ta sẽ nhắp
Nhìn xem phú quí, tựa chiêm bao”
Đến rượu cũng thật sự là thiên nhiên qua hình ảnh rượu đến gốc cây. Cái “nhắp” kia như vẽ lên một hình ảnh nhà nho già tây cầm ly rượu mà đưa lên môi nhắp lấy một cái ngâm trong miệng cái nồng nàn hơi men của rượu. Thế rồi mắt đưa ra khung cảnh bầu trời mà mơ màng ngắm vịnh. Đối với Nguyễn Bỉnh Khiêm thì đó chính là cuộc sống thanh đạm của nhà thơ song đối với ông thì đó chính là phú quý như một giấc chiêm bao vậy.
Bài thơ đã vẽ lên một nhà nho về quê ở ẩn với những thú vui lao động như bao nhiêu người nông dân khác. nếu như những người nông dân coi việc đó là chán ngắt thì với Nguyễn Bỉnh Khiêm đó lại chính là thú vui. Cuộc sống đạm bạc giản dị mà thanh cao cùng với quan điểm “khôn- dại” ta thấy hiện lên một nhà nho đạm bạc và một tâm hồn cao đẹp yêu thiên nhiên biết bao nhiêu.
Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491 – 1585) sống gần trọn một thế kỉ đầy biến động của chế độ phong kiến Việt Nam: Lê – Mạc xưng hùng, Trịnh – Nguyễn phân tranh. Trong những chấn động làm rạn nứt những quan hệ nền tảng của chế độ phong kiến, ông vừa vạch trần những thế lực đen tối làm đảo lộn cuộc sống nhân dân, vừa bảo vệ trung thành cho những giá trị đạo lí tốt đẹp qua những bài thơ giàu chất triết lí về nhân tình thế thái, bằng thái độ thâm trầm của bậc đại nho. Nhàn là bài thơ Nôm nổi tiếng của nhà thơ nêu lên quan niệm sống của một bậc ẩn sĩ thanh cao, vượt ra cái tầm thường xấu xa của cuộc sống bon chen vì danh lợi.
Nhà thơ đã nhiều lần đứng trên lập trường đạo đức nho giáo để bộc lộ quan niệm sống của mình. Những suy ngẫm ấy gắn kết với quan niệm đạo lí của nhân dân, thể hiện một nhân sinh quan lành mạnh giữa thế cuộc đảo điên. Nhàn là cách xử thế quen thuộc của nhà nho trước thực tại, lánh đời thoát tục, tìm vui trong thiên nhiên cây cỏ, giữ mình trong sạch. Hành trình hưởng nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm nằm trong qui luật ấy, tìm về với nhân dân, đối lập với bọn người tầm thường bằng cách nói ngụ ý vừa ngông ngạo, vừa thâm thúy.
Cuộc sống nhàn tản hiện lên với bao điều thú vị:
Một mai, một cuốc, một cần câu
Thơ thẩn dù ai vui thú nào
Ngay trước mắt người đọc sẽ hiện lên một Nguyễn Bỉnh Khiêm thật dân dã trong cái bận rộn giống như một lão nông thực thụ. Nhưng đó là cả một cách chọn lựa thú hưởng nhàn cao quí của nhà nho tìm về cuộc sống “ngư, tiều, canh, mục” như một cách đối lập dứt khoát với các loại vui thú khác, nhằm khẳng định ý nghĩa thanh cao tuyệt đối từ cuộc sống đậm chất dân quê này! Dáng vẻ thơ thẩn được phác hoạ trong câu thơ thật độc đáo, mang lại vẻ ung dung bình thản của nhà thơ trong cuộc sống nhàn tản thật sự. Thực ra, sự hiện diện của mai, cuốc,cần câu chỉ là một cách tô điểm cho cái thơ thẩn khác đời của nhà thơ mà thôi. Những vật dụng lao động quen thuộc của người bình dân trở thành hiện thân của cuộc sống không vướng bận lo toan tục lụy. Đàng sau những liệt kê của nhà thơ, ta nhận ra những suy nghĩ của ông không tách rời quan điểm thân dân của một con người chọn cuộc đời ẩn sĩ làm lẽ sống của riêng mình. Trạng Trình đã nhìn thấy từ cuộc sống của nhân dân chứa đựng những vẻ đẹp cao cả, một triết lí nhân sinh vững bền
Đó cũng là cơ sở giúp nhà thơ khẳng định một thái độ sống khác người đầy bản lĩnh:
Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ
Người khôn người kiếm chốn lao xao
Hai câu thực là một cách phân biệt rõ ràng giữa nhà thơ với những ai, những vui thú nào về ranh giới nhận thức cũng như chỗ đứng giữa cuộc đời. Phép đối cực chuẩn đã tạo thành hai đối cực: một bên là nhà thơ xưng Ta một cách ngạo nghể, một bên là Người; một bên là dại của Ta, một bên là khôn của người; một nơi vắng vẻ với một chốn lao xao. Đằng sau những đối cực ấy là những ngụ ý tạo thành phản đề khẳng định cho thái độ sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Bản thân nhà thơ nhiều lần đã định nghĩa dại – khôn bằng cách nói ngược này. Bởi vì người đời lấy lẽ dại – khôn để tính toán, tranh giành thiệt hơn, cho nên thực chất dại – khôn là thói thực dụng ích kỷ làm tầm thường con người, cuốn con người vào dục vọng thấp hèn. Mượn cách nói ấy, nhà thơ chứng tỏ được một chỗ đứng cao hơn và đối lập với bọn người mờ mắt vì bụi phù hoa giữa chốn lao xao. Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng chủ động trong việc tìm nơi vắng vẻ – không vướng bụi trần. Nhưng không giống lối nói ngược của Khuất Nguyên thuở xưa “Người đời tỉnh cả, một mình ta say” đầy u uất, Trạng Trình đã cười cợt vào thói đời bằng cái nhích môi lặng lẽ mà sâu cay, phê phán vào cả một xã hội chạy theo danh lợi, bằng tư thế của một bậc chính nhân quân tử không bận tâm những trò khôn - dại. Cũng vì thế, nhà thơ mới cảm nhận được tất cả vẻ đẹp của cuộc sống nhàn tản:
Thu ăn măng trúc, đông ăn giá
Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao
Khác hẳn với lối hưởng thụ vật chất đắm mình trong bả vinh hoa, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã thụ hưởng những ưu đãi của một thiên nhiên hào phóng bằng một tấm lòng hòa hợp với tự nhiên. Tận hưởng lộc từ thiên nhiên bốn mùa Xuân – Hạ – Thu – Đông, nhà thơ cũng được hấp thụ tinh khí đất trời để gột rửa bao lo toan vướng bận riêng tư. Cuộc sống ấy mang dấu ấn lánh đời thoát tục, tiêu biểu cho quan niệm “độc thiện kỳ thân” của các nhà nho, đồng thời có nét gần gũi với triết lí “vô vi” của đạo Lão, “thoát tục” của đạo Phật. Nhưng gạt sang một bên những triết lí siêu hình, ta nhận ra con người nghệ sĩ đích thực của Nguyễn Bỉnh Khiêm, hòa hợp với tự nhiên một cách sang trọng bằng tất cả cái hồn nhiên trong sạch của lòng mình. Không những thế, những hình ảnh măng trúc, giá, hồ sen còn mang ý nghĩa biểu tượng gắn kết với phẩm chất thanh cao của người quân tử, sống không hổ thẹn với lòng mình. Hòa hợp với thiên nhiên là một Tuyết Giang phu tử đang sống đúng với thiên lương của mình. Quan niệm về chữ Nhàn của nhà thơ được phát triển trọn vẹn bằng sự khẳng định:
Rượu đến cội cây ta sẽ uống
Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao
Mượn điển tích một cách rất tự nhiên, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã nói lên thái độ sống dứt khoát đoạn tuyệt với công danh phú quý. Quan niệm ấy vốn dĩ gắn với đạo Lão – Trang, có phần yếm thế tiêu cực, nhưng đặt trong thời đại nhà thơ đang sống lại bộc lộ ý nghĩa tích cực. Cuộc sống của những kẻ chạy theo công danh phú quý vốn dĩ ông căm ghét và lên án trong rất nhiều bài thơ về nhân tình thế thái của mình:
Ở thế mới hay người bạc ác
Giàu thì tìm đến, khó thì lui
(Thói đời)
Phú quý đi với chức quyền đối với Nguyễn Bỉnh Khiêm chỉ là cuộc sống của bọn người bạc ác thủ đoạn, giẫm đạp lên nhau mà sống. Bọn chúng là bầy chuột lớn gây hại nhân dân mà ông vô cùng căm ghét và lên án trong bài thơ Tăng thử (Ghét chuột) của mình. Bởi thế, có thể hiểu thái độ nhìn xem phú quý tựa chiêm bao cũng là cách nhà thơ chọn lựa con đường sống gần gũi, chia sẻ với nhân dân. Cuộc sống đạm bạc mà thanh cao của người bình dân đáng quý đáng trọng vì đem lại sự thanh thản cũng như giữ cho nhân cách không bị hoen ố vẩn đục trong xã hội chạy theo thế lực kim tiền. Cội nguồn triết lí của Nguyễn Bỉnh Khiêm gắn liền với quan niệm sống lành vững tốt đẹp của nhân dân.
Bài thơ Nhàn bao quát toàn bộ triết trí, tình cảm, trí tuệ của Nguyễn Bỉnh Khiêm, bộc lộ trọn vẹn một nhân cách của bậc đại ẩn tìm về với thiên nhiên, với cuộc sống của nhân dân để đối lập một cách triệt để với cả một xã hội phong kiến trên con đường suy vi thối nát. Bài thơ là kinh nghiệm sống, bản lĩnh cứng cỏi của một con người chân chính
Nguyễn Bỉnh Khiêm là một nhà nho uyên thâm nổi tiếng trong thời kì phân tranh Trịnh - Nguyễn. Sống trong thời loạn lạc, ông không ủng hộ thế lực phong kiến nào mà tìm đường lui về quê ẩn dật theo đúng lối sống của đạo Nho. Bài thơ Nhàn là một trong những tác phẩm viết bằng chữ Nôm, rút trong Bạch Vân quốc ngữ thi tập của ông. Bài thơ cho thấy một phần cuộc sống và quan niệm sống của tác giả trong xã hội loạn lạc hiện thời.Cuộc sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm hiện lên trong bài thơ là cuộc sống giản dị, đạm bạc (đơn giản) nhưng thanh cao, trong sạch. Mở đầu bài thơ là hai câu thơ:
"Một mai một quốc một cần câu
Thơ thẩn dầu ai vui thú nào"
Với cách sử dụng số đếm:" một" rất linh hoạt, nhịp thơ ngắt nhịp đều đặn 2/2/3 kết hợp với hình ảnh những dụng cụ lao động nơi làng quê: mai, cuộc, cần câu cho ta thấy những công cụ cần thiết của cuộc sống thôn quê . Chính những cái mộc mạc chân chất của những vật liệu lao động thô sơ ấy cho ta thấy được một cuộc sống giản dị không lo toan vướng bận của một danh sĩ ẩn cư nơi ruộng vườn, ngày ngày vui thú với cảnh nông thôn.Không những thế nhwungx câu thơ tiếp theo tiếp tục cho ta thấy được cái bình dị trong cuộc sống thôn quê qua những bữa ăn thường ngày của ông:
"Thu ăn măng trúc đông ăn giá
Xuân tắm hồ sen hạ tắm ao"
Món ăn của ông là những thức có sẵn ở ruộng vườn, mùa nào thức nấy: măng, trúc, giá,.... những món rất giản dị đời thường. Cuộc sống sinh hoạt của cụ giống như một người nông dân thực thụ, cũng tắm hồ, tắm ao. Hai câu thơ vẽ nên cảnh sinh hoạt bốn mùa của tác giả, mùa nào cũng thong dong, thảnh thơi. Qua đó ta thấy được một cách sống thanh cao, nhẹ nhàng, tránh xa những lo toan đời thường.Ngoài thể hiện cuộc sống đời thường tác giả còn thể hiện triết lí sống, nhân cách của ông:
"Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ
Người khôn người đến chốn lao xao "
Tìm nơi "vắng vẻ" không phải là xa lánh cuộc đời mà tìm nơi mình thích thú được sống thoải mái, hoà nhập với thiên nhiên, lánh xa chốn quan trường, lợi lộc để tìm chốn thanh cao."Chốn lao xao" là chốn vụ lợi, chạy theo vinh hoa, lợi ích vật chất, giành giật hãm hại lẫn nhau. Rõ ràng Nguyễn Bỉnh Khiêm cho cách sống nhàn nhã là xa lánh không quan tâm tới danh lợi. Tác giả mượn lời nói của đòi thường để diễn đạt quan niệm sống của mình mặc người đời cho là khôn hay dại. Đó cũng chính là quan niệm của Nho sĩ thời loạn vẫn tìm về nơi yên tĩnh để ở ẩn.Nghệ thuật đối: "ta" đối với "người", "dại" đối với "khôn", "nơi vắng vẻ" đối với "chốn lao xao" tạo sự so sánh giữa hai cách sống, qua đó khẳng định triết lí sống của tác giả. Không những thế hình ảnh thơ cuối như lần nữa khẳng định triết lí sống của tác giả:
"Rượu đến cội cây ta sẽ uống
Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao"
Trong hơi men nồng nàn cùng sự bình yên của làng quê nhà thơ nhận ra phú quý quả thật chỉ là một giấc chiêm bao. Nó cũng sẽ mau chóng tan thành mây khói.
Bài thơ thể hiện được quan niệm của nhà thơ về cuộc đời, đồng thời ta thấy được cuộc sống an nhàn của nhà thơ nơi thôn dã. Đó là một cuộc sống vô cùng giản dị và bình an, đạm bạc nhưng lại rất thanh cao. Nguyên Bỉnh Khiêm đẫ thể hiện lên một tâm hồn một nhân cách sống rất bình dị đời thường, một cốt cách cao đẹp.
Nguyễn Bỉnh Khiêm là một trí thức Nho học lỗi lạc của Việt Nam ở thế kỉ XVI. Ông là một con người có khí tiết, có nhân cách và trí tuệ hơn người. Nhắc đến ông người ta thường nghĩ về triết lí sống “nhàn” như một kiểu phản ứng với thời thế nhiễu nhương đương thời. “Nhàn” là một phạm trù tư tưởng ăn sâu trong tâm thức các trí thữ Nho học người xưa, nhưng mỗi người có một cách thể hiện và xây dựng về triết lí ấy khác nhau. Với Nguyễn Bỉnh Khiêm, cái “nhàn” ấy không thể bị hiểu nhầm hay lẫn lộn với bất kì ai.
Một mai, một cuốc, một cần câu,
Thơ thẩn dầu ai vui thú nào.
Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ,
Người khôn, người đến chốn lao xao.
Thu ăn măng trúc, đông ăn giá,
Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao.
Rượu đến cội cây ta sẽ uống,
Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao.
Bài thơ này trích trong tập “Bạch Vân quốc ngữ thi”, nhan đề bài thơ do người đời sau đặt.
Có thể nói từ thế kỉ XV trở đi, thơ Nôm của Việt Nam đã có những thành tựu, đủ sức giữ thế song hành cũng văn học chữ Hán. Các trí thức Nho học, bên cạnh sáng tác chữ Hán bao giờ cũng dành phần ưu ái cho các tác phẩm chữ Nôm. Nếu như Nguyễn Trãi có “Quốc âm thi tập” thì Nguyễn Bỉnh Khiêm có “Bạch Vân quốc ngữ thi. Khi viết thơ Nôm Đường luật, cả Nguyễn Trãi lẫn Nguyễn Bỉnh Khiêm luôn có ý thức Việt hóa triệt để:
Một mai, một cuốc, một cần câu,
Thơ thẩn dầu ai vui thú nào.
Xét về mặt ngôn ngữ cũng như hình tượng thơ, thơ xưa, nhất là thơ Đường luật thiên về sử dụng những hình ảnh ước lệ, trang nhã hơn là những hình ảnh cụ thể, bình dị như mai, cuốc, cần câu. Số từ trong câu thơ trên cũng là con số thực chứ không phải là những con số ước lệ. Mai dùng để đào đất, cuốc dùng để xới đất, cần câu để câu cá. Đó là những nông cụ lao động dân dã của người nông dân. Với cách điệp số từ một…một…một, tạo nhịp điệu chậm rãi, câu thơ thể hiện tư thế sẵn sàng của Nguyễn Bỉnh Khiêm cho một cuộc sống bình dị, giản đơn. Có thể gọi đây là hiện tượng phá vỡ tính quy phạm và là một cách Việt hóa thể thơ Đường luật. Nguyễn Bỉnh Khiêm chấp nhận cuộc sống cần lao của một lão nông tri điền, mặc cho người đua đòi chạy theo bao thú vui phù phiếm, ông vẫn giữ tâm thế bình thản, điềm nhiên với cuộc sống thanh bần mình đã chọn. Trước hết ta phải hiểu cái nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm không phải là kiểu nhàn hưởng lạc, nhàn lười biếng vì không quan tâm sự đời. Người xưa thường cho rằng “nhàn cư vi bất thiện”, người quân tử có học không bao giờ để thân mình được thảnh thơi. Nguyễn Bỉnh Khiêm hướng đến cái nhàn trong tâm, không vướng bận danh lợi đua chen, tâm nhàn chứ thân không nhàn. Là vị quan từ bỏ cân đai áo mão, ông trở về cuộc sống lao động vất vả, tự cung tự cấp rất lương thiện của những người nông dân nghèo, ông vẫn phải lao động để nuôi sống mình chứ không trông cậy vào bất kì ai, không mang theo vàng ngọc chốn quan trường để về quê hưởng lạc.
Thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm thường bàn nhiều về lẽ dại – khôn, vấn đề này không mới đối với tâm thức của người Á Đông xưa nay, một kiểu triết lí theo tinh thần nhân quả của Phật giáo dân gian:
Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ,
Người khôn, người đến chốn lao xao.
Có thể nói cặp câu thực này đã được Nguyễn Bỉnh Khiêm sử dụng phép đối tương phản để khẳng định sự đối lập gay gắt giữa quan niệm sống của ta và người. Nơi vắng vẻ là nơi lánh xa sự ồn ào, tranh chấp, là miền thôn dã hiền hòa là chốn thiên nhiên thuần phác. Chốn lao xao là nơi quan trường đua chen, tranh quyền đoạt lợi, là chốn thị thành náo nhiệt, giả trá, lọc lừa. Ta từ bỏ cân đai áo mão, danh lợi, tiền tài để trở về chốn thiên nhiên, miền thôn dã chấp nhận cuộc sống nghèo khó nên ta tự nhận mình dại. Người sống trong vòng danh lợi xô bồ nên người tìm đến chốn quan trường náo nhiệt mà tìm sự thăng tiến, đua đòi quyền lực, địa vi, người nghĩ rằng mình khôn. Những kẻ tầm thường sẽ luôn hiểu như thế. Nhưng hai câu thơ là một cách nói mỉa mai ngược giọng, kẻ tưởng mình khôn mà hóa ra là dại, kẻ nhận mình dại thật ra là khôn. Nguyễn Bỉnh Khiêm có 2 câu thơ khác cắt nghĩa điều này rõ hơn.
Khôn mà ác hiểm là khôn dại,
Dại vốn hiền lành ấy dại khôn.
Sống trong một thời đại mà triều chính nhiễu nhương, vua không anh minh lại thiếu bề tôi hiền thì liệu cái chí tu, tề, trị, bình của một người trí thức Nho học chân chính có thể nào thực hiện được chăng? Muốn tồn tại trong bối cảnh nhà Mạc đương thời, kẻ làm quan như Nguyễn Bỉnh Khiêm chỉ có thể dửng dưng trước thời cuộc để yên thân hoặc chấp nhận đánh mất khí tiết, vào lòn ra cúi, xuôi theo bọn gian thần xu nịnh để được thăng tiến. Chốn quan trường, chốn thị thành nói chung là nơi con người phải tranh chấp, phải hơn thua, phải dùng trí xảo, mưu mô để đạp lên nhau mà sống và dành lấy địa vị…Chốn lao xao là môi trường dễ khiến kẻ sĩ đánh mất khí tiết và nhân phẩm, thậm chí trở nên tàn độc hại người. Cái khôn ấy là cái khôn thâm ác, xảo trá, theo quy luật nhân quả sớm muộn cũng sẽ lãnh lấy quả báo và đánh mất đi chính mình. Còn Nguyễn Bỉnh Khiêm lựa chọn lối sống ẩn dật, ông tự nhận mình dại vì chê danh lợi nhưng đó là cái dại thức thời, cái dại của kẻ hiểu được quy luật vần xoay của thế sự nhân sinh…Ông từ bỏ tất cả để đổi lấy trạng thái bình yên, thanh thản của tâm hồn, giữ vững khí tiết của người có học…
Cái nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm xét ở một khía cạnh nào đó chỉ là một phản ứng bất đắc dĩ đối với thời cuộc để giữ gìn nhân cách của mình chứ nó không phải là lí tưởng sống. Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng là bậc đại Nho bước ra từ cửa Khổng sân Trình, ông hiểu sâu sắc triết lí nhập thế để giúp đời, nhưng thời cuộc đảo điên, sau lần dâng sớ đề nghị chém 18 tên lộng thần không thành, ông hiểu rằng mình đành bất lực và từ quan là sự lựa chọn đúng đắn nhất, không thực hiện được hào bão cao cả thì ít ra còn giữ gìn được phẩm tiết.
Nếu như Nho giáo đề cao tinh thần nhập thể cứu đời, đề cao kỉ cương, phép tắc thì Lão – Trang lại muốn tháo tung hết mọi sự ràng buộc, tự nhiên nhi nhiên mà sống. Thế nhưng cả hai tư tưởng này không hề loại trừ nhau mà trở nên cặp đối trọng tồn tại song song trong nền văn hóa Trung Quốc cũng như Việt Nam thời xưa. Các trí thức Nho học Việt Nam một mặt nhất quán tinh thần nhập thế, trả nợ công danh nhưng sâu trong tâm hồn lại khát khao trở về với thiên nhiên, sống cuộc sống tiêu dao tự tại. Họ nhập thế không phải đua đòi quan lộc để được vinh quy bái tổ mà để lo cho dân, bản lai diện mục của họ vẫn là con người yêu chuộng thiên nhiên, xem nó là bản thể, là thiên đường của sự sống thực sự.
Thu ăn măng trúc, đông ăn giá,
Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao.
Hai câu thơ tạo nên bức tranh tứ bình bốn mùa tuyệt đẹp về cuộc sống thanh cao của một con người trở về với tự nhiên. Ở hai câu thực, phép đối tương phản tạo ra sự đối lập gay gắt thì ở hai câu luận này, phép đối tương hổ tạo ra một kết cấu cân xứng hoàn hảo. Ta chú ý đến hai động từ chính trong 2 câu thơ: ăn / tắm. Đó là 2 nhu cầu tối thiểu nhất của con người. Cuộc sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm rất đơn giản, chỉ cần ăn đủ để sống và tắm để sạch. Cuộc sống giản dị ấy được thiên nhiên che chở, đất trời là tặng phẩm là nguồn sống có sẵn không cần phải đua đòi hay tranh giành mới có được. Hay nói đúng ông sống thuận lẽ tự nhiên, mùa nào thức ấy, có chi dùng nấy, rất thong dong, trong lành. Nguyễn Bỉnh Khiêm tả về cuộc sống bình dị của mình tuy nghèo mà không hèn, giọng điệu lại rất lạc quan, sắc thái vô cùng tươi sáng. Điều đó đủ thấy cuộc sống của ông là một chân trời tự do trong lành, ông thực hành đúng cái đạo của hiền nhân: “tri túc”. Cuộc sống này vốn không xa lạ với tâm thức của người xưa:
Xuân du phương thảo địa,
Hạ thưởng lục hà trì ;
Thu ẩm hoàng hoa tửu,
Đông ngâm bạch tuyết thi.
(Cổ thi – TQ)
Nguyễn Bỉnh Khiêm không cần ăn ngon, chẳng màng ăn no, không cần mặc ấm, bởi người trí thức Nho học luôn thấm nhuần đạo lí: quân tử thực vô cầu bão, cư vô cầu an. Cuộc sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm là cuộc sống lao động vất vả nhưng lạc quan, ông nhìn cuộc sống ấy rất thi vị. Khi đối sánh với vẻ đẹp sống nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm ta lại thấy, 4 câu thơ trên gợi tả sự hưởng thụ có phần sang trọng (dĩ nhiên là sự hưởng thụ chính đáng, giản đơn) còn Nguyễn Bỉnh Khiêm lại gợi tả cuộc sống nhàn mộc mạc hơn, ông chỉ hướng đến những nhu cầu tối thiểu để sống chứ không dệt nên kiểu sống thoát li vương giả (ngao du, uống rượu, làm thơ). Bốn câu thơ trên chủ về gợi tả nếp sống phong lưu, tiêu dao tự tại ; tứ thơ của Nguyễn Bỉnh Khiêm thiên về vẻ đẹp đơn giản, trong lành, thuần lẽ tự nhiên. Trong sự cộng hưởng với tâm thức người xưa, cái nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm vẫn có sắc thái khác lạ của riêng nó.
Phần hai câu kết được viết theo lối dụng điển quen thuộc xưa nay. Ta liên tưởng đến câu chuyện Thuần Vu Phần uống rượu nằm ngủ dưới gốc cây hòe để thấy được thông điệp của tác giả: công danh chỉ là giấc mộng phù phiếm, tỉnh giấc mọi thứ sẽ tan biến thành hư ảo. Có lẽ điểm nổi bật nhất của hai câu kết là hiện tượng đảo cú pháp ở câu 7: “Rượu đến cội cây ta sẽ uống”. Từ rượu được đưa ra đầu câu, khi đọc phải nhấn mạnh, ngắt thành một nhịp thật sảng khoái để thấy được tư thế tiên phong đạo cốt của tác giả đứng ngoài vòng thế sự.
Nhàn không phải là một lí tưởng nó là một trạng thái sống. Nhàn ở đây là sự thanh thản của tâm hồn không bận tâm bởi danh lợi chứ không phải là cái nhàn hưởng thụ của kẻ lười nhát. Nhàn là không để lòng vấy bẩn bởi sự tranh đoạt quyền lợi, hơn thua với người đời chứ không phải là quên đời, sống ít kỉ, vô trách nhiệm. Bằng chứng là khi từ quan Nguyễn Bỉnh Khiêm vẫn tham vấn chính sự cho nhà Mạc. Nhàn vừa là một khát vọng sống tiềm ẩn trong tâm thức của những nhà Nho có nhân cách vừa là một kiểu phản ứng của người trí thức với thời cuộc đảo điên. Bởi vì nhận ra mình không thể thực hiện được lí tưởng của thánh hiền dạy nên đành thức thời lùi một bước. Phải hiểu như thế mới thấy rằng tư tưởng Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm không hề tiêu cực hay ít kỉ như những kẻ có suy nghĩ máy móc, học thuộc lòng tư tưởng Mác–Lênin mà hiểu không tới nơi dám lên giọng chê bai Nguyễn Bỉnh Khiêm và tinh thần Lão Trang.
Quan niệm sống nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm không hề đi ngược lại đạo đức Nho học, rất hài hòa với tinh thần Lão Trang và cả Phật giáo. Nó là một đóa hoa thơm ngát được kết tinh từ vẻ đẹp bảng lảng của 3 tôn giáo tuyệt đẹp và vẫn còn giữ nguyên giá trị đến ngày nay. Kẻ thức thời, thông lào đạo Trung Dung sẽ không vội phê phán Nguyễn Bỉnh Khiêm tiêu cực, ít kỉ bởi Khổng Tử từng nói: trí giả nhạo thủy, nhân giả nhạo sơn. Trong tiếng Hán, chứ tiên (thần tiên) được tạo nên từ chữ nhân và chữ sơn. Trở về với thiên nhiên là tinh thần đẹp ăn sâu trong tâm thức của người Á Đông xưa nay. Kẻ sĩ muốn đạt được chữ nhân (lòng thương người) và đạt được chính tâm thì nên tìm về thiên nhiên mà di dưỡng, thiên nhiên là bản thể, là bản lai diện mục của con người.