Phiếu trắc nghiệm HĐTN 4 kết nối chủ đề 2: Nếp sống và tư duy khoa học - Tuần 8

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Hoạt động trải nghiệm 4 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Chủ đề 2: Nếp sống và tư duy khoa học - Tuần 8. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

CHỦ ĐỀ 2NẾP SỐNG VÀ TƯ DUY KHOA HỌC

Tuần 8

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (10 CÂU)

Câu 1: Đâu là những nội dung chính trong việc lập kế hoạch hành động để đạt được mục tiêu học tập?

  1. Kiến thức em cần bổ sung
  2. Kĩ năng em cần rèn luyện
  3. Thời gian và trình tự thực hiện công việc
  4. Cả ba đáp án đều đúng.

Câu 2: Những hành động dưới đây nên làm để đạt mục tiêu trong học tập?

  1. A. Đọc 5 trang sách mỗi ngày để học thêm từ hay và giúp làm bài các môn tốt hơn
  2. B. Học nhóm cùng các bạn để nâng cao kiến thức trong học tập
  3. C. A và B đúng
  4. A và B sai
  5. Dành thời gian nhiều cho việc mình thích nhưng không quan trọng.

Câu 3: Đâu là những tiêu chí để đánh giá nề nếp sinh hoạt của bản thân?

  1. Làm việc có kế hoạch
  2. Biết điều chỉnh kế hoạch cho phù hợp
  3. Kết quả thực hiện đạt được như những bản kế hoạch đã đề ra
  4. Cả ba đáp án đều đúng

Câu 4: Biểu hiện của nếp sống khoa học là gì?

  1. Chuẩn bị bài trước khi đến lớp
  2. Học trước chơi sau
  3. Nghe nhạc tiếng anh để học từ mới.
  4. Cả A, B, C đều đúng

Câu 5: Xác định nhiệm vụ, sắp xếp công việc hàng ngày, hàng tuần một cách hợp lý được gọi là gì?

  1. Sống và học tập, làm việc khoa học.
  2. Tiết kiệm.
  3. Trung thực.
  4. Khoa học.

Câu 6: Sống và học tập, làm việc khoa học có ý nghĩa như thế nào?

  1. Giúp chúng ta chủ động.
  2. Giúp chúng ta tiết kiệm thời gian và công sức.
  3. Giúp chúng ta đạt hiệu quả cao trong công việc.
  4. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 7: Sắp xếp thời gian hợp lí, khoa học cần bố trí thời gian vào các hoạt động nào?

  1. Học tập, lao động.
  2. Vui chơi, giải trí.
  3. Giúp đỡ gia đình.
  4. Cả A, B, C đều đúng

Câu 8: Để sống và học tập, làm việc khoa học, chúng ta cần phải làm gì?

  1. Biết điều chỉnh kế hoạch khi cần thiết.
  2. Quyết tâm vượt khó, kiên trì.
  3. Học tập, làm việc cân đối.
  4. Cả A, B, C đều đúng

Câu 9: Thế nào là sống và học tập, làm việc có kế hoạch?

  1. Xác định nhiệm vụ
  2. Sắp xếp công việc
  3. A, B đúng
  4. A, B sai.

Câu 10: Việc lên kế hoạch các việc cần thực hiện cho mục tiêu của mình có tác dụng gì?

  1. Em biết được các việc mình phải thực hiện cho mục tiêu của mình
  2. Em biết được việc nào mình cần làm trước
  3. Em biết được việc này mình cần giành bao nhiêu thời gian
  4. Cả A, B, C đều đúng
  1. THÔNG HIỂU (5 CÂU)

Câu 1: Biểu hiện của người làm việc không khoa học là gì?

  1. Chơi trước học sau.
  2. Vừa ăn cơm vừa xem phim và lướt facebook.
  3. Chỉ học bài cũ vào lúc truy bài.
  4. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 2: Yêu cầu của làm việc có kế hoạch là gì?

  1. Cân đối các nhiệm vụ
  2. Thời gian hợp lý
  3. Đảm bảo thời gian nghĩ ngơi và học tập
  4. A, B, C đều đúng.

Câu 3: Đâu không phải là ý nghĩa của sống và học tập, làm việc có khoa học?

  1. Khiến cho chúng ta chủ động hơn.
  2. Làm cho chúng tốn thời gian và công sức hơn
  3. Giúp chúng ta đạt hiệu quả cao trong công việc.
  4. Cả A, B, C.

Câu 4: Chọn đáp án sai?

  1. Để sống và làm việc khoa học, chúng ta chỉ cần học tập và làm việc khi nào chúng ta thích
  2. Để sống và làm việc khoa học, chúng ta cần quyết tâm vượt khó, kiên trì.
  3. Để sống và làm việc khoa học, chúng ta chỉ cần biết điều chỉnh kế hoạch khi cần thiết.
  4. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 5: Đâu không phải là tác dụng của việc lên kế hoạch các việc cần thực hiện cho mục tiêu của mình?

  1. Em biết được các việc mình phải thực hiện cho mục tiêu của mình.
  2. Em có thể thích làm việc gì trước cũng được.
  3. Em biết được việc này mình cần giành bao nhiêu thời gian.
  4. Cả A, B, C.
  1. VẬN DỤNG (3 CÂU)

Câu 1: Ngoài thời khóa biểu trên lớp, D tự lập cho mình 1 thời khóa biểu ở nhà và ghi chi tiết các việc phải làm vào thời gian rảnh dỗi. Việc làm đó của D thể hiện điều gì?

  1. D là người sống và học tập, làm việc có khoa học
  2. D là người có kế hoạch.
  3. D là người khoa học.
  4. D là người có học.

Câu 2: Vào lúc rảnh rỗi, G đến thư viện tìm hiểu tài liệu để trang bị thêm kiến thức và khi buổi tối về nhà G thường nấu sơm và giúp bố mẹ dọn dẹp nhà cửa. Theo em, G là người như thế nào?

A.G là người tự tin.

  1. G là người có nếp sống khoa học.
  2. G là người khiêm tốn.
  3. G là người tiết kiệm.

Câu 3: A nói chuyện với B: Làm gì phải học môn Hóa, đằng nào thi cũng toàn trắc nghiệm mà, chúng ta có thể khoanh bừa cũng đúng, học làm gì cho mất công. Theo em, A là người như thế nào?

  1. A là người sống và học tập, làm việc không có kế hoạch.
  2. A là người tiết kiệm.
  3. A là người nói khoác.
  4. A là người trung thực.

4. VẬN DỤNG CAO (2 CÂU)

Câu 1: Em thử dự đoán xem với cách làm việc khoa học, có kế hoạch thì sẽ đem lại kết quả gì?

  1. Hoàn thành công việc đến nơi đến chốn và có hiệu quả, không bỏ sót công việc.
  2. Chủ động thời gian làm việc.
  3. Nề nếp.
  4. A, B, C đều đúng.

--------------- Còn tiếp ---------------

Đáp án trắc nghiệm

Xem đáp án
Tìm kiếm google: Trắc nghiệm hoạt động trải nghiệm 4 KNTT, bộ trắc nghiệm hoạt động trải nghiệm 4 kết nối tri thức, trắc nghiệm HĐTN 4 kết nối chủ đề 2: Nếp sống và tư duy khoa học - Tuần 8

Xem thêm các môn học

Bộ trắc nghiệm HĐTN 4 KNTT


Copyright @2024 - Designed by baivan.net