Trắc nghiệm HĐTN 4 kết nối bài: Chủ đề 1. Nhận diện bản thân - Tuần 4

Bộ câu hỏi trắc nghiệm hoạt động trải nghiệm 4 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Chủ đề 4. Nhận diện bản thân - Tuần 1. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

CHỦ ĐỀ 1NHẬN DIỆN BẢN THÂN

Tuần 4

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (10 CÂU)

Câu 1: Suy nghĩ tích cực là gì?

A. Là nhìn cuộc đời qua lăng kính màu hồng

B. Là tiếp cận những thách thức trong cuộc sống với một cái nhìn tích cực, tập trung vào những điều tốt đẹp trong bất kì tình huống nào.

C. Là chỉ hướng tới những điều tốt đẹp, bỏ qua những thứ tồi tệ

D. A và C đúng

Câu 2: Lợi ích của việc suy nghĩ theo hướng tích cực là gì?

A. Giảm mức độ căng thẳng.

B.Thúc đẩy các mối quan hệ tốt đẹp hơn.

C. Bản thân luôn vui tươi, tự tin

D. Cả 3 đáp án trên đều đúng

Câu 3: Để tạo ra những suy nghĩ tích cực, chúng ta nên làm gì?

A. Thả lỏng và luôn nghĩ về những điều tốt đẹp.

B.Nghe những bản nhạc buồn, tâm trạng.

C. Ở một mình.

D. Tiếp tục suy nghĩ về những điều khiến bản thân buồn phiền.

Câu 4: Ý nào dưới đây là suy nghĩ tích cực?

A. Ghét bạn vì trong giờ kiểm tra không nhắc bài mình.

B. Cố gắng học bài khi bị điểm kém.

C. Ghét bạn vì trong giờ kiểm tra không nhắc bài mình.

D. Xa lánh, hắt hủi người khác vì cảm thấy họ không bằng .mình

Câu 5: Ý nào dưới đây là cách điều chỉnh suy nghĩ theo hướng tích cực?

A. Cần bình tĩnh, không nóng vội.

B. Đặt mình vào vị trí của người khác để thấu hiểu, nhìn nhận, đánh giá sự việc, hiện tượng, động cơ hành động của người khác với ý nghĩa tốt đẹp, thái độ khách quan, khoan dung, cảm thông, không định kiến, không mang tính phán xét.

C. A và B đúng

D. A và B sai

Câu 6: Cách giao tiếp, ứng xử phụ thuộc vào cách chúng ta tư duy, suy nghĩ, nhìn nhận sự việc, đánh giá động cơ, hành động của người khác. Suy nghĩ ........ thường dẫn đến cách giao tiếp, ứng xử tích cực.

A. Tích cực

B. Tiêu cực

C. Hạn chế

D. Mở rộng

Câu 7: Đâu là lợi ích của việc điều chỉnh suy nghĩ theo hướng tích cực?

A. Không làm tổn thương người khác.

B. Có hành động, ứng xử phù hợp.

C.Giúp hạn chế được các cảm xúc tiêu cực.

D. Tất cả đáp án đều đúng

Câu 8: Đâu là cách rèn luyện để điều chỉnh tư duy theo hướng tích cực?

A. Duy trì suy nghĩ lạc quan trong các tình huống gặp khó khăn, trở ngại.

B. Cố gắng nhận ra sự hài hước, vui vẻ trong những hoàn cảnh tưởng như bất lợi

C. Luôn học hỏi, lắng nghe mọi người để rút kinh nghiệm từ những sai lầm của mình

D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

Câu 9:Tác dụng của việc suy nghĩ tích cực trong học tập là gì?

A. Giúp bản thân luôn cảm thấy vui vẻ, tinh thần thoải mái để học tập tốt.

B. Đem lại sự tự tin cho bản thân trong học tập.

C. A và B đúng.

D. A và B sai.

Câu 10: Đâu là biểu hiện của người có suy nghĩ tích cực?

A. Tiếp nhận mọi vấn đề từ xấu đến tốt theo chiều hướng tích cực

B.Luôn suy nghĩ về người khác theo hướng tích cực

C.A và B đúng

D. A và B sai

2. THÔNG HIỂU (5 CÂU)

Câu 1: Ý nào dưới đây không phải là suy nghĩ tích cực?

A. Giấu ghét cô giáo khi bị bị điểm kém.

B. Hòa đồng với mọi người xung quanh.

C. Động viên khi bạn gặp khó khăn.

D. Biết cảm thông chia sẻ với trẻ em xấu số.

Câu 2:Đâu không phải là lợi ích của việc điều chỉnh suy nghĩ theo hướng tích cực?

A. Có hành động, ứng xử phù hợp

B. Làm cho sức khỏe và tinh thần xấu đi.

C. Giúp hạn chế được các cảm xúc tiêu cực

D. Cả ba đáp án trên

Câu 3: Chọn đáp án sai?

A. Rèn luyện tâm trí theo suy nghĩ tích cực, nỗi sợ hãi s không thể kiểm soát chúng ta được nữa.

B. Chúng ta cần bình tĩnh, không nóng vội và giải quyết mọi chuyện theo chiều hướng tích cực.

C. Không cần điều chỉnh cách suy nghĩ trong mọi hoàn cảnh, luôn nhìn mọi chuyện theo chiều hướng tiêu cực.

D. Tất cả các đáp án trên đều sai.

Câu 4: Đâu không phải là tác dụng của việc suy nghĩ tích cực trong học tập?

A. Giúp bản thân luôn cảm thấy vui vẻ, tinh thần thoải mái để học tập tốt.

B. Đem lại sự tự ti, nhút nhát cho bản thân trong học tập.

C. Có thêm nhiều bạn bè giúp đỡ mình trong học tập.

D. Tất cả các đáp án trên

Câu 5: Đâu không phải là cách rèn luyện để điều chỉnh tư duy theo hướng tích cực?

A. Duy trì suy nghĩ lạc quan trong các tình huống gặp khó khăn, trở ngại.

B. Cố gắng nhận ra sự hài hước, vui vẻ trong những hoàn cảnh tưởng như bất lợi

C. Không lắng nghe, học hỏi mọi người để rút kinh nghiệm từ những sai lầm của mình, luôn cho mình bị mọi người ghét nên mới góp ý.

D. Tất cả các đáp án trên đều

 

3. VẬN DỤNG (3 CÂU)

Câu 1: Suy nghĩ nào dưới đây là tích cực trong tình huống: Bạn thân không đến dự sinh nhật như đã hẹn trước?

A. Bực tức và bắt đầu chủi mắng vì bạn bùng hẹn.

B. Không bực tức mà suy nghĩ xem bạn đã gặp vấn đề gì mà không đến được.

C. Nghỉ chơi với nhau.

D. Mặc kệ không quan tâm bạn nữa.

Câu 2:Suy nghĩ nào dưới đây là tích cực trong tình huống: Nhóm của Mai hẹn đi chơi nhưng Chi không đi được?

A. Các bạn trong nhóm nghĩ Chi không thích mọi người nên không đi.

B. Các bạn nên nghĩ nhà Chi có việc bận nên không đi được.

C. A và B đúng.

D.A và B sai.

Câu 3:Suy nghĩ nào dưới đây là tích cực trong tình huống: Bố mẹ không đồng ý cho Nga đi chơi xa với bạn khác giới?

A. Khóc lóc, bỏ không ăn cơm.

B. Cãi lại cha mẹ.

C. Suy nghĩ về lí do bố mẹ không cho đi là vì an toàn của mình để suy xét nên vui vẻ ở nhà hay tiếp tục giải thích cho bố mẹ tiếp.

D.Bỏ đi không quan tâm lời bố mẹ nói.

 

4. VẬN DỤNG CAO (2 CÂU)

Câu 1:Trong buổi sinh hoạt lớp, Khánh bị người bạn thân nhất phê bình các lỗi quên sách vở, đi học muộn, thiếu tập trung nghe giảng,... Khánh thất vọng về bạn thân của mình và không hiểu vì sao bạn ấy lại đối xử với mình như vậy. Về nhà, Khánh vẫn buồn và suy nghĩ mãi. Để điều chỉnh suy nghĩ theo hướng tích cực, Khánh nên nghĩ như thế nào?

A. Thất vọng và trách người bạn thân.

B. Rất thất vọng về bản thân.

C. Đúng là cậu ấy nói không sai. Cậu ấy phê bình như vậy là muốn mình thay đổi.

D. Đáp án khác

Câu 2:Đầu năm học, Tú được giáo viên chỉ định làm lớp trường tạm thời trong khi lớp chưa bầu được lớp trưởng chính thức. Một số bạn tỏ ý chống đối, không hợp tác khi Tú làm nhiệm vụ. Để điều chỉnh suy nghĩ tích cực, Tú nên suy nghĩ như thế nào?

A. Mình đã rất cố gắng, nhưng có lẽ mình chưa hiểu hết các bạn. Có thể mình cần xem lại cách làm việc của mình và nhờ các bạn góp ý thêm.

B. Mình thật vô dụng khi nói mà người khác không nghe. Hết thời gian làm tạm thời, mình sẽ xin thôi chức lớp trưởng.

C. A và B đúng

D. A và B sai

Đáp án trắc nghiệm

Tìm kiếm google: Trắc nghiệm hoạt động trải nghiệm 4 KNTT, bộ trắc nghiệm hoạt động trải nghiệm 4 kết nối tri thức, trắc nghiệm HĐTN 4 kết nối bài: Chủ đề 1. Nhận diện bản thân - Tuần 4

Xem thêm các môn học

Bộ trắc nghiệm HĐTN 4 KNTT


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com