CHỦ ĐỀ 4: TỰ LỰC THỰC HIỆN NHIỆM VỤ
Tuần 16
A. TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT (10 CÂU)
Câu 1: Đâu là những nhiệm vụ em được phân công làm ở nhà?
- Giặt quần áo
- Nấu cơm
- Dọn nhà
- Tất cả các đáp án trên.
Câu 2: Tự sức mình, với sức lực của bản thân mình, không nhờ cậy ai, khi làm mọi công việc được gọi là gì?
- Trung thành
- Tự lực
- Tiết kiệm
- Trung thực
Câu 3: Tự lực thực hiện nhiệm vụ ở nhà có ý nghĩa là gì?
- Mỗi học sinh khi được giao các nhiệm vụ ở nhà cần phải tự giác thực hiện.
- Mỗi học sinh phải luôn có ý thức tự mình thục hiện mà không nhờ đến sự giúp đỡ của bố mẹ, người thân
- A và B đúng
- A và B sai
Câu 4: Đối lập với tự lực là gì?
- Ỷ lại
- Tự lập
- Tự chủ
- Cả ba đáp án trên đều đúng
Câu 5: Các hoạt động thể hiện tính tự lực là:
- Chỉ ăn và ngủ
- Ở nhà chơi, không giúp cha mẹ làm việc nhà.
- Tự giặt quần áo của mình.
- Cả ba đáp án trên đều đúng
Câu 6: Tự lực thực hiện nhiệm vụ ở nhà sẽ mang đến điều gì cho em?
- Sa sút việc học
- Được thầy cô, gia đình và người thân yêu mến
- Trưởng thành hơn
- B và C đúng
Câu 7: Để học cách tự lập theo em cần phải làm gì?
- Làm những việc vừa sức với mình.
- Chủ động học hỏi những điều không biết từ bố mẹ, người thân, thầy cô, bạn bè.
- Tích cực giúp đỡ bố mẹ làm việc nhà, tự giác hoàn thành nhiệm vụ ở nhà được giao mà không cần ai nhắc nhở
- Cả ba đáp án trên đều đúng
Câu 8: Hành vi nào dưới đây là biểu hiện của tính tự lực thực hiện nhiệm vụ ở nhà?
- Nam luôn tự mình đi học, nếu nhà gần trường thì đi bộ, nếu nhà xa trường thì đi xe đạp hoặc đi xe buýt, không phụ thuộc vào sự đưa đón của cha mẹ..
- Nga luôn giặt quần áo của mình
- A và B đúng
- A và B sai
Câu 9: Hành vi nào sau đây là biểu hiện của tính tự lực?
- Khoa sau khi đi đá bóng về luôn tự giặt sạch quần áo và giày đá bóng của mình không để mẹ phải giặt.
- Nam thường mang bài tập đến lớp mượn của các bạn cùng lớp chép cho nhanh.
- Nga đi học về thường vứt cặp sách lung tung sau đó mẹ phải đi dọn
- Cả 3 bạn trên đều là người có tính tự lập
Câu 10: Một trong những biểu hiện của tính tự lực khi thực hiện nhiệm vụ là:
- không trông chờ, dựa dẫm, ỷ lại vào người khác.
- dựa dẫm vào gia đình để vươn lên trong cuộc sống.
- luôn dựa vào người khác, nếu mình có thể nhờ được.
- tìm mọi thủ đoạn thể mình được thành công.
- THÔNG HIỂU (5 CÂU)
Câu 1: Đâu không phải là những nhiệm vụ em được phân công ở nhà?
- Giặt quần áo, nấu cơm
- Dọn dẹp nhà cửa
- Hoàn thành bài tập được thầy cô giao
- Tất cả các đáp án trên.
Câu 2: Chọn đáp án đúng?
- Xuân luôn giúp đỡ mẹ việc nhà, ngoài giờ học Xuân còn tự mình trồng và chăm sóc các chậu hoa ở ban công.
- Sinh là con út trong gia đình nên được chiều chuộng từ nhỏ. Sinh đã học lớp 6 nhưng vẫn nhờ mẹ chuẩn bị quần áo sách vở và nhờ chị đèo đến trường dù nhà rất gần trường.
- A và B đều đúng
- A và B đều sai
Câu 3: Đâu không phải là biểu hiện của việc tự lực thực hiện nhiệm vụ ở nhà?
- P luôn tự giặt quần áo của mình.
- Sau giờ học, L chỉ ở nhà chơi và không giúp cha mẹ làm việc nhà.
- H đi dã ngoại nhưng bạn không tự chuẩn bị mà nhờ chị gái chuẩn bị giúp mình.
- B và C
Câu 4: Câu tục ngữ: “Tự lực cánh sinh” nói đến điều gì?
- Sự đoàn kết.
- Sự trung thực.
- Sự tự lực
- Tính tiết kiệm
Câu 5: Ý kiến nào dưới đây không đúng khi nói về tính tự lực?
- Tự lực thực hiện nhiệm vụ giúp ta nhận được sự tôn trọng, yêu mến của mọi người.
- Việc tự lực thực hiện nhiệm vụ chỉ dành cho những bạn học sinh nghèo hoặc không có năng lực
- A đúng, B sai
- A sai, B đúng
- VẬN DỤNG (3 CÂU)
Câu 1: Ngày mai, lớp của T đi dã ngoại nhưng bạn không tự chuẩn bị mà nhờ chị gái chuẩn bị đồ dùng mang đi. Việc làm đó của T thể hiện điều gì?
- T là người tự lực
- T là người ỷ lại.
- T là người tự tin.
- T là người tự ti.
Câu 2: L luôn tự dọn dẹp phòng riêng, giặt quần áo của mình mà không cần bố mẹ giúp đỡ. Việc làm đó của L thể hiện đức tính nào dưới đây?
- Tự lực.
- Ỷ lại.
- Tự tin.
- Tự ti.
Câu 3: Mỗi buổi tối, cứ ăn cơm xong là bạn H tự giác dọn dẹp, rửa bát sau đó lấy sách vở ra học bài mà không cần ai giúp đỡ hay nhắc nhở. Việc làm đó của H thể hiện điều gì?
- H là người tự lực.
- H là người ỷ lại.
- H là người tự tin.
- H là người tự ti.
- VẬN DỤNG CAO (2 CÂU)
Câu 1: X suốt ngày chơi điện tử, không học bài và không làm việc nhà giúp đỡ bố mẹ. Ở gia đình mọi việc X thường ỷ lại vào bác giúp việc. Trên lớp, X thường mua đồ ăn mời các bạn để được nhìn bài khi tới giờ kiểm tra. Việc làm này của X thiếu đức tính gì?
- Tự lực
- Tự do.
- Tự tin.
- Khiêm tốn
--------------- Còn tiếp ---------------