Phiếu trắc nghiệm HĐTN 4 kết nối chủ đề 9: Trải nghiệm nghề truyền thống - Tuần 34

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Hoạt động trải nghiệm 4 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Chủ đề 9: Trải nghiệm nghề truyền thống - Tuần 34. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi

CHỦ ĐỀ 9TRẢI NGHIỆM NGHỀ TRUYỀN THỐNG

Tuần 34

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (10 CÂU)

Câu 1: An toàn lao động là gì?

  1. Là giải pháp phòng, chống tác động của các yếu tố nguy hiểm nhằm bảo đảm không xảy ra thương tật, tử vong đối với con người trong quá trình lao động.
  2. Là giải pháp phòng, chống tác động của yếu tố có hại gây bệnh tật, làm suy giảm sức khỏe cho con người trong quá trình lao động.
  3. Là giải pháp phòng, chống tác động của các yếu tố gần nguy hiểm nhằm bảo đảm không xảy ra thương tật, tử vong đối với con người trong quá trình lao động.
  4. Là giải pháp phòng, chống tác động của yếu tố có ít tác hại gây bệnh tật, làm suy giảm sức khỏe cho con người trong quá trình lao động.

Câu 2: Bàn khắc gỗ là công cụ của nghề truyền thống nào?

  1. Nghề làm cốm
  2. Nghề làm khảm trai
  3. Nghề dệt lụa
  4. Nghề làm tranh Đông Hồ.

Câu 3: Vỏ ốc, vỏ trai là nguyên liệu chính của nghề truyền thống nào?

  1. Nghề làm cốm
  2. Nghề làm khảm trai
  3. Nghề dệt lụa
  4. Nghề làm tranh Đông Hồ

Câu 4: Khung cửi là công cụ của nghề truyền thống nào?

  1. Nghề làm cốm
  2. Nghề làm khảm trai
  3. Nghề dệt lụa
  4. Nghề làm tranh Đông Hồ

Câu 5: Loại giấy nào được dùng để in tranh ở làng tranh Đông Hồ (Hà Nội)?

  1. Giấy báo cũ
  2. Giấy pơ luya
  3. Giấy dó
  4. Giấy lụa.

Câu 6: Ở làng nghề truyền thống làm trống Đọi Tam (Hà Nam), nguyên liệu để làm ra chiếc trống là:

  1. Da trâu và gỗ lim
  2. Da trâu và gỗ mít
  3. Da bò và gỗ lim
  4. Da bò và gỗ mít

Câu 7: Xác định mức độ sử dụng công cụ lao động trong nghề dệt lụa?

  1. Nguy hiểm
  2. Rất nguy hiểm
  3. An toàn
  4. Ít an toàn

Câu 8: Xác định mức độ sử dụng công cụ lao động trong nghề làm cốm?

  1. Nguy hiểm
  2. Rất nguy hiểm
  3. An toàn
  4. Ít an toàn

Câu 9: Yêu cầu rất quan trọng đối với lao động làng nghề là gì?

  1. Đảm bảo an toàn
  2. Không phá các công cụ
  3. Kiếm được nhiều tiền
  4. Không có yêu cầu.

Câu 10: Đâu là cách để giữ an toàn tránh nguy hiểm có thể xảy ra ở nghề mộc?

  1. Đặt biển báo chú ý khu vực xây dựng.
  2. Đeo kính bảo hộ và đeo khẩu trang.
  3. Chớp mắt thường xuyên.
  4. Cả ba đáp án trên đều đúng.
  1. THÔNG HIỂU (5 CÂU)

Câu 1: Hai yếu tố góp phần gây ra ô nhiễm và nguy cơ với sức khỏe người lao động ở các làng nghề, nhất là mắt và hệ hô hấp là hai yếu tố nào?

  1. Nước và bụi
  2. Khói và bụi
  3. Nước và khói
  4. Không có yếu tố nào

Câu 2: Tại sao phải tuân thủ kỉ luật an toàn lao động trong quá trình làm việc?

  1. Để đảm bảo an toàn cho bản thân và người khác.
  2. Để năng suất giảm sút
  3. Để các sản phẩm làm ra chất lượng tốt nhất
  4. Cả A và C đều đúng.

Câu 3: Chúng ta cần làm gì đối với công cụ lao động để chúng vận hành an toàn?

  1. Kiểm tra, sửa chữa thường xuyên
  2. Không cần làm gì cả, hỏng thì mua cái mới
  3. Đập các công cụ để kiểm tra
  4. Dùng các công cụ khác

Câu 4: Chọn đáp án đúng?

  1. Khung cửi là công cụ của nghề làm cốm
  2. Khung cửi là công cụ của nghề làm khảm trai
  3. Khung cửi là công cụ của nghề dệt lụa
  4. Khung cửi là công cụ của nghề làm tranh Đông Hồ.

Câu 5: Chọn đáp án đúng?

  1. Yêu cầu rất quan trọng đối với lao động làng nghề là kiếm được nhiều tiền
  2. Yêu cầu rất quan trọng đối với lao động làng nghề là đảm bảo an toàn
  3. Yêu cầu rất quan trọng đối với lao động làng nghề là không phá các công cụ
  4. Yêu cầu rất quan trọng đối với lao động làng nghề là không có yêu cầu.

 

  1. VẬN DỤNG (3 CÂU)

Câu 1: Theo em, việc tuân thủ an toàn lao động trong quá trình làm việc được thể hiện như thế nào?

  1. Không táy máy, nghịch nghợm những công cụ gây nguy hiểm
  2. Sử dụng đồ bảo hộ đối với các nghề có các đồ vật sắc, nhọn
  3. Tập trung khi làm việc, không sao đãng, chểnh mảng
  4. Tất cả các phương án trên.

Câu 2: Chú M. làm nghề nuôi trồng, đánh bắt thủy, hải sản nhưng không bao giờ đeo khẩu trang khi làm việc. Em nghĩ gì về hành động này?

  1. Hành động này đúng vì đeo khẩu trang bí, không thở được.
  2. Hành động này chưa đúng vì nếu không đeo khẩu trang khi tham gia nuôi trồng, đánh bắt thủy, hải sản rất dễ bị nhiễm hóa chất độc hại.
  3. Không có suy nghĩ gì.
  4. Đáp án khác.

Câu 3: Theo em, nghề nào không cần giữ an toàn lao động khi làm nghề?

  1. Nghề đánh bắt, nuôi trồng thủy hải sản.
  2. Nghề mộc.
  3. Nghề xây dựng.
  4. Nghề nào cũng cần giữ an toàn khi làm nghề vì người lao động trong nghề nào cũng có thể gặp những nguy hiểm, rủi ro.
  1. VẬN DỤNG CAO (2 CÂU)

Câu 1: Các bước làm khảm trai bao gồm mấy bước?

  1. Gồm 3 bước: vẽ bản thảo, bản mẫu khảm trai; cắt nguyên liệu theo mẫu vẽ có sẵn; mài nhẵn đánh bóng
  2. Gồm 4 bước: vẽ bản thảo, bản mẫu khảm trai; cắt nguyên liệu theo mẫu vẽ có sẵn; ghép các mảnh cắt theo mẫu; mài nhẵn đánh bóng
  3. Gồm 5 bước: vẽ bản thảo, bản mẫu khảm trai; chọn nguyên liệu cho sản phẩm; cắt nguyên liệu theo mẫu vẽ có sẵn; ghép các mảnh cắt theo mẫu; mài nhẵn đánh bóng
  4. Gồm 6 bước: vẽ bản thảo, bản mẫu khảm trai; chọn nguyên liệu cho sản phẩm; cắt nguyên liệu theo mẫu vẽ có sẵn; ghép các mảnh cắt theo mẫu; đục lỗ trên gỗ; mài nhẵn đánh bóng

--------------- Còn tiếp ---------------

Đáp án trắc nghiệm

Xem đáp án
Tìm kiếm google: Trắc nghiệm hoạt động trải nghiệm 4 KNTT, bộ trắc nghiệm hoạt động trải nghiệm 4 kết nối tri thức, trắc nghiệm HĐTN 4 kết nối chủ đề 9: Trải nghiệm nghề truyền thống - Tuần 34

Xem thêm các môn học

Bộ trắc nghiệm HĐTN 4 KNTT


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com