CHỦ ĐỀ 1: NHẬN DIỆN BẢN THÂN
Tuần 3
Câu 1: Cảm xúc của mỗi con người có thể xuất hiện dưới hai cách phân loại khác nhau, đó là hai loại nào?
A. Cảm xúc tích cực
B. Cảm xúc tiêu cực
C. A và B đúng
D. A và B sai
Câu 2: Đâu là những cảm xúc tích cực?
A. Vui vẻ
B. Hạnh phúc
C. Thích thú
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 3: Đâu là những cảm xúc tiêu cực?
A. Chán nản
B.Giận dữ
C. Buồn bã
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 4: Lợi ích của cảm xúc tích cực là gì?
(1): Giải tỏa căng thẳng thần kinh
(2): Mất đi các mối quan hệ tốt đẹp
(3): Tăng khả năng sáng tạo và linh hoạt
(4): Không tốt cho sức khỏe
(5): Gia tăng sự tự tin và lòng tự trọng
A. 1 – 2 – 3
B. 1 – 3 – 5
C. 2 – 3 – 4
D. 3 – 4 – 5
Câu 5: Đâu là tác hại của cảm xúc tiêu cực?
A. Sức khỏe và tinh thần bị ảnh hưởng xấu.
B. Chất lượng cuộc sống bị suy giảm
C. A và B đúng
D. A và B sai
Câu 6: Khi đối diện với cảm xúc tiêu cực, ta cần làm gì?
A. Kìm nén cảm xúc và tìm cách khắc phục.
B. Bộc phát nó ngay lập tức.
C. Ghi nhớ những cảm xúc ấy để tìm cơ hội trả thù.
D. Cả ba đáp án đều đúng
Câu 7: Đâu là những cách để giải tỏa cảm xúc tiêu cực?
A. Tâm sự với bạn bè, người thân.
B. Hít thở sâu
C.Đi dạo hoặc chơi môn thể thao yêu thích.
D. Tất cả đáp án đều đúng
Câu 8: Biểu hiện của khả năng điều chỉnh cảm xúc là gì?
A. Nhận ra cảm xúc của bản thân tại một thời điểm
B. Biết thể hiện và thay đổi cảm xúc sao cho phù hợp với hoàn cảnh, tình huống
C. A và B đều đúng
D. A và B đều sai
Câu 9:Khả năng tự điều chỉnh cảm xúc mang lại lợi ích gì cho con người?
A. Sống cân bằng, bảo vệ được sức khoẻ.
B. Có cách giải quyết, ứng xử phù hợp, không làm tổn thương chính mình và người khác.
C. Không để cảm xúc tiêu cực làm ảnh hưởng đến công việc, học tập và các mối quan hệ.
D. Cả ba đáp án đều đúng.
Câu 10: Không biết cách điều chỉnh cảm xúc trong cuộc sống sẽ khiến chúng ta như thế nào?
A. Luôn trong trạng thái có lỗi vì đã hành xử không đúng đắn trong khoảnh khắc nào đó.
B.Mọi người dần dần xa lánh.
C.Tổn hại sức khỏe tinh thần.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 1: Ý nào sau đây là không đúng khi nói về những biểu hiện của khả năng điều chỉnh cảm xúc?
A. Người biết điều chỉnh cảm xúc nhận ra cảm xúc của bản thân tại một thời điểm
B. Người biết điều chỉnh cảm xúc biết che giấu, không thể hiện cảm xúc thật của bản thân ra ngoài.
C. Người biết điều chỉnh cảm xúc thể hiện và thay đổi cảm xúc phù hợp với tình huống, hoàn cảnh.
D. Cả ba đáp án trên đều sai.
Câu 2:Nhận định nào sau đây là đúng?
A. Cách để giải tỏa cảm xúc tiêu cực đó là đi dạo hoặc chơi môn thể thao yêu thích
B. Cách để giải tỏa cảm xúc tiêu cực đó là tâm sự với bạn bè, người thân.
C. Cách để giải tỏa cảm xúc tiêu cực đó là nhảy một điệu nhảy vui nhộn
D. Cả ba đáp án trên
Câu 3: Đâu không phải là biểu hiện của việc biết điều chỉnh cảm xúc?
A. Tự tin, bình tĩnh trước đám đông
B. Thân thiện, hòa đồng với mọi người.
C. Giận dữ tức thì khi chưa hiểu rõ câu chuyện.
D. Tất cả các đáp án trên đều.
Câu 4: Đâu không phải là cách để giải tỏa cảm xúc tiêu cực?
A. Giấu hết cảm xúc vào trong và không chia sẻ cho bất kì ai.
B. Tâm sự với bạn bè, người thân.
C. Đi dạo hoặc chơi môn thể thao yêu thích.
D. Tất cả các đáp án trên
Câu 5: Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về lợi ích của khả năng biết điều chỉnh cảm xúc đối với mỗi người?
A. Biết điều chỉnh cảm xúc giúp con người sống cân bằng, bảo vệ được sức khoẻ.
B. Biết điều chỉnh cảm xúc giúp con người luôn chỉ có cảm xúc tích cực .
C. Biết điều chỉnh cảm xúc giúp con người có cách giải quyết, ứng xử phù hợp, không làm tổn thương chính mình và người khác.
D. Biết điều chỉnh cảm xúc giúp con người không để cảm xúc tiêu cực làm ảnh hưởng đến công việc, học tập và các mối quan hệ.
Câu 1: Trong giờ ra chơi, một số bạn chơi đùa với nhau làm hộp bút màu của Tuấn ở trên bàn rơi vung vãi ra sàn lớp hộc. Các bạn không chịu nhặt hộp bút lên và xin lỗi Tuấn. Điều đó khiến Nam rất tức giận. Nếu là Nam, em sẽ làm gì?
A. Em sẽ hít một hơi thật sâu để làm giảm sự tức giận của mình. Sau đó, em sẽ nói với bạn làm rơi bút của em rằng bạn nên nhặt hộp bút của tớ lên vì nếu bạn làm như thế bạn sẽ trở thành người thiếu trách nhiệm, bạn nên có trách nhiệm với việc bạn đã làm..
B. Cứ thế bỏ qua, không làm gì cả và nén cơn giận vào trong
C. A đúng, B sai
D. A sai, B đúng.
Câu 2:Tùng đang cùng cha mẹ dự lễ viếng một người họ hàng xa thì nhận được tin nhắn của thầy chủ nhiệm báo mình đã đạt giải cao trong kì thi học sinh giỏi Tiếng Anh của thành phố. Nếu em là Tùng, em sẽ có cách ứng xử trong tình huống trên như thế nào?
A. Khi nhận được tin này, em có thể rất vui. Tuy nhiên, vì đang dự đám tang, em phải biết điều chỉnh cảm xúc sao cho phù hợp nên em chỉ nên nhắn lời cảm ơn thầy giáo. Sau khi ra về hãy thể hiện công khai cảm xúc vui vẻ của mình với các bạn và mọi người.
B. Em sẽ lập tức thông báo thành tích của mình với mọi người để được chia sẻ niềm vui này.
C. Cả hai đáp án trên đều đúng.
D. Cả hai đáp án trên đều sai.
Câu 3:Bống đang vui vẻ dự sinh nhật ở nhà bạn thì bị một bạn khác cũng là khách đến dự sinh nhật nói những lời bình luận, chê bai khiếm nhã về trang phục của mình. Em có lời khuyên gì về cách ứng xử thể hiện khả năng biết điều chỉnh cảm xúc cho Bống trong tình huống trên?
A. Tỏ ra bình tĩnh và tìm cách chê bai bạn trong bữa tiệc.
B. Khi nghe những lời này, chắc chắn Bống rất khó chịu, bực bội. Tuy nhiên, để không làm ảnh hưởng đến buổi sinh nhật của bạn, Bống nên bình tĩnh nói với người khách kia rằng mỗi người có một hoàn cảnh, điều kiện và quan điểm riêng về cách ăn mặc. Bạn chê trang phục của tôi thể nhưng chưa chắc trang phục của bạn đang mặc đã là đẹp trong mắt tôi và những người khác.
C. Khi nghe những lời này chắc chắn Bống rất khó chịu, bực bội. Bống cần phải thẳng thắn bộc lộ cảm xúc của mình và rời đi nơi khác
D.B và C đúng
Câu 1:Trong giờ học, Duy cùng các bạn đang chăm chú nghe cô giáo giảng bài thì bị bạn Hường ngồi bàn dưới trêu và chọc bút bi vào lưng áo. Em có lời khuyên gì về cách ứng xử thể hiện khả năng điều chỉnh cảm xúc cho Duy trong tình huống trên?
A. Duy chắc sẽ rất khó chịu vì hành động trêu chọc của bạn. Duy cần nói to để các bạn trong lớp đều biết và phản ánh lại với giáo viên ngay trong buổi học.
B. Duy chắc sẽ rất khó chịu vì hành động trêu chọc của bạn. Duy cần nói to để các bạn trong lớp đều biết và phản ánh lại với giáo viên ngay trong buổi học.
C. Duy nhắc nhở nhẹ nhàng Hường không nên như vậy vì sẽ ảnh hưởng tới mọi người.
D. Cả ba đáp án đều đúng.
Câu 2:Hoàng và Nam là đôi bạn thân, học cùng lớp, lại ngồi cùng một bàn. Trong giờ kiểm tra Toán tuần trước, Hoàng không làm được bài nên cầu cứu Nam cho mình chép bài nhưng bị từ chối. Từ hôm ấy Hoàng giận Nam nên tránh mặt, không nói chuyện cũng như không qua rủ bạn cũng đi học như mọi ngày. Thái độ của Hoàng khiến Nam rất buồn. Nếu em là Nam, em sẽ xử lí như thế nào?
A. Chủ động tìm Hoàng nói chuyện, giải thích lí do mình không cho bạn chép bài để bạn hiểu và cùng cố gắng ôn tập, chuẩn bị cho những bài kiểm tra sắp tới.
B. Giữ khoảng cách với Hoàng vì Hoàng là học sinh không trung thực trong học tập, không có ý thức tự giác.
C. Không giao tiếp và giữ khoảng cách với Hoàng để Hoàng tự giác trong học tập hơn.
D. Cả ba đáp án trên đều đúng