CHỦ ĐỀ 5: MÁI ẤM GIA ĐÌNH
Tuần 18
A. TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT (10 CÂU)
Câu 1: Hoạt động nào mà các thành viên trong gia đình có thể tham gia cùng nhau để gắn kết yêu thương?
- Đi dã ngoại.
- Du lịch nghỉ dưỡng.
- Đi mua sắm.
- Tất cả các phương án trên.
Câu 2: Hoạt động nào sau đây có thể tạo bầu không khí vui vẻ trong gia đình?
- Cùng mẹ vào bếp nấu một bữa ăn ngon cho cả gia đình.
- Chủ động dọn dẹp nhà cửa trước khi bố mẹ về.
- Kể những chuyện vui, chuyện cười khi mọi người quây quần bên nhau.
- Tất cả các phương án trên.
Câu 3: Đâu là điều mà mỗi cá nhân nên làm để xây dựng mối quan hệ gia đình tốt đẹp?
- Chia sẻ với nhau những câu chuyện vui, buồn trong cuộc sống
- San sẻ, giúp đỡ nhau trong mỗi khó khăn
- Quan tâm, chăm sóc từ những hành động nhỏ nhất
- Cả A, B, C đều đúng
Câu 4: Hành động nào sau đây có thể gắn kết gia đình?
- Mua cho bố mẹ thật nhiều quần áo, giày dép mới.
- Đầu tư chứng khoán để kiếm tiền phụng dưỡng cha mẹ.
- Cùng nhau ăn cơm mỗi buổi tối và đi du lịch cuối tuần
- Thường xuyên tụ tập đi chơi cùng bạn bè.
Câu 5: Hoạt động nào không thể tạo bầu không khí vui vẻ trong gia đình?
- Hướng sự quan tâm của mọi người đến những chủ đề vui vẻ.
- Xin chữ kí của bố mẹ vào bài kiểm tra bị điểm kém.
- Chia sẻ thành tích học tập, thành tích tốt của bản thân khi cả nhà bắt đầu ngồi vào bàn ăn.
- Tổ chức sinh nhật bất ngờ cho thành viên trong gia đình.
Câu 6: Việc làm nào sau đây góp phần nuôi dưỡng tình cảm và tạo nên sự gắn kết giữa các thành viên trong gia đình?
- Cả nhà cùng tập thể dục.
- Cả nhà cùng nhau nấu ăn, dọn dẹp nhà
- Cả nhà về thăm ông bà vào cuối tuần
- Tất cả các phương án trên.
Câu 7: Để tạo nên sự gắn kết giữa các thành viên trong gia đình, em nên làm gì?
- Tranh giành đồ chơi với em
- Cùng gia đình đi dã ngoại hoặc về thăm ông bà vào cuối tuần
- Lười biếng, không giúp đỡ gia đình làm việc nhà
- Tất cả đáp án trên.
Câu 8: Đâu là điều quan trọng nhất có thể gắn kết các thành viên trong gia đình?
- Tình yêu thương
- Lòng vị tha
- Sự thấu hiểu, sẻ chia
- Cả ba đáp án trên đều đúng
Câu 9: Đâu là hoạt động chung để cả gia đình tham gia vào và thể hiện sự gắn kết với nhau?
- Tổ chức sinh nhật cho em trai
- Tổ chức lễ mừng thọ cho bà
- Tổ chức lễ kỉ niệm ngày cưới cho bố mẹ
- Tất cả các phương án trên.
Câu 10: Khi được tham gia vào các hoạt động chung gắn kết gia đình, các thành viên sẽ cảm thấy thế nào?
- Vui vẻ, hạnh phúc
- Càng thêm yêu quý và trân trọng gia đình mình hơn
- A và B đúng
- A và B sai
- THÔNG HIỂU (5 CÂU)
Câu 1: Việc làm nào sau đây không góp phần nuôi dưỡng tình cảm và tạo nên sự gắn kết giữa các thành viên trong gia đình?
- Cả nhà cùng tập thể dục.
- Em cùng mẹ nấu cơm và nấu món bố thích.
- Xin tiền tiêu vặt của bố mẹ vào việc riêng của mình
- Tất cả các phương án trên.
Câu 2: Đâu không phải là cách để gắn kết các thành viên trong gia đình?
- Ra ngoài ăn hầu hết các ngày trong tuần.
- Thường xuyên quan tâm, hỏi han nhau về cuộc sống, công việc.
- Cùng nhau đi du lịch hay đi chơi vào cuối tuần
- Dành nhiều thời gian quây quần bên nhau
.Câu 3: Bầu không khí vui vẻ có tác dụng như thế nào đối với các thành viên trong gia đình?
- Giúp mọi người cảm thấy thoải mái hơn sau một ngày làm việc vất vả.
- Nâng cao tình cảm gia đình.
- Tạo động lực để các thành viên cùng nhau tiếp tục cố gắng học tập, làm việc.
- Tất cả các phương án trên.
Câu 4: Việc thường xuyên duy trì bầu không khí vui vẻ trong gia đình có quan trọng không?
- Có vì gia đình là nền tảng của mỗi con người, chỉ khi gia đình êm ấm chúng ta mới có thể yên tâm học tập, làm việc.
- Không vì gia đình nào cũng phải có lúc xảy ra mâu thuẫn, qua vài ngày tự nhiên sẽ hết.
Câu 5: Câu ca dao, tục ngữ nào sau đây nói về tình càm cha mẹ – con cái?
- Anh em như thể tay chân,/ Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần.
- Ngó lên nuộc lạt mái nhà,/Bao nhiêu nuộc lạt nhớ ông bà bấy nhiêu.
- Công cha như núi Thái Sơn/ Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
- Bạn bè là nghĩa tương tri/ Sao cho sau trước một bề mới nên.
- VẬN DỤNG (3 CÂU)
Câu 1: ố và mẹ bạn M xảy ra mâu thuẫn, giận nhau gần một tuần nay. Anh em M cũng vì thế mà thường xuyên phải ăn cơm một mình. M tỏ ra rất khó chịu, quyết định sang nhà G – bạn thân của M ở nhờ một thời gian. Theo em, hành động của M là đúng hay sai?
- Đúng vì M làm như vậy bố mẹ sẽ lo lắng, không cãi nhau nữa để tập trung đi tìm M.
- Sai vì hành động của M không những ảnh hưởng đến gia đình, khiến bố mẹ lo lắng mà còn gây nhiều phiền phức không đáng có cho gia đình G.
Câu 2: H là con cả trong gia đình có 3 anh em. Ngoài giờ học, H không đi chơi với bạn mà tranh thủ về phụ giúp mẹ việc nhà, dạy các em học bài, đấm lưng cho ông,... Theo em, H là người như thế nào?
- H là một người con hiếu thảo.
- H là một người hiểu chuyện, biết chia sẻ với gia đình.
- H là một người có suy nghĩ chín chắn, trưởng thành.
- Tất cả các phương án trên.
Câu 3: H là hoa khôi của trường vì thế thường xuyên nhận được rất nhiều lời mời đi chơi, đi ăn của bạn bè. Thời gian H dùng bữa với gia đình rất ít ỏi. Khi bố mẹ nói chuyện về vấn đề này H lại tỏ ra khó chịu, cho rằng bố mẹ không tôn trọng quyền riêng tư của mình. Theo em, H hành động như vậy sẽ dẫn đến những hậu quả gì?
- Làm cho bầu không khí gia đình trở nên căng thẳng.
- Nếu tiếp tục có thể dẫn đến những tranh cãi không đáng có.
- Khiến bố mẹ tức giận, đánh mất hoà khí trong gia đình.
- Tất cả các phương án trên.
- VẬN DỤNG CAO (2 CÂU)
Câu 1: Đối với em, đâu không phải là ý nghĩa của gia đình?
- Là nơi con cái có thể dựa vào bố mẹ
- Là tổ ấm nuôi dưỡng con người.
- Góp phần làm cho xã hội ổn định.
- Gia đình sao cũng được vì dù gia đình có như thế nào thì xã hội cũng sẽ phát triển và tiến bộ
--------------- Còn tiếp ---------------