Phiếu trắc nghiệm HĐTN 4 kết nối chủ đề 5: Mái ấm gia đình - Tuần 20

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Hoạt động trải nghiệm 4 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Chủ đề 5: Mái ấm gia đình - Tuần 20. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

CHỦ ĐỀ 5MÁI ẤM GIA ĐÌNH

Tuần 20

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (10 CÂU)

Câu 1: Chi tiêu trong gia đình là gì?

  1. Là các chi phí để đáp ứng nhu cầu vật chất
  2. Là các chi phí để đáp ứng nhu cầu văn hóa tinh thần
  3. Là các chi phí để đáp ứng nhu cầu xã hội
  4. Đáp án A và B đúng

Câu 2: Trong những nhu cầu dưới đây, đâu là nhu cầu đáp ứng được cho các thành viên trong một gia đình?

  1. Mua thức ăn.
  2. Mua quần áo mùa đông.
  3. Mua đồ trang điểm.
  4. Cả A và B đều đúng.

Câu 3: Nguyên tắc chi tiêu trong gia đình gồm những lựa chọn nào?

  1. Lựa chọn nhu cầu chung của tất cả mọi người.
  2. Lựa chọn nhu cầu đáp đứng được cho nhiều người.
  3. Lựa chọn nhu cầu cá nhân thiết yếu.
  4. Tất cả các phương án trên.

Câu 4: Lựa chọn có mức độ ưu tiên cuối cùng khi áp dụng nguyên tắc chi tiêu trong gia đình là gì?

  1. Lựa chọn nhu cầu chung của tất cả mọi người.
  2. Lựa chọn nhu cầu đáp đứng được cho nhiều người.
  3. Lựa chọn nhu cầu cá nhân thiết yếu..
  4. Tất cả các phương án trên.

Câu 5: Lựa chọn ưu tiên nhất khi áp dụng nguyên tắc chi tiêu trong gia đình là gì?

  1. Lựa chọn nhu cầu chung của tất cả mọi người.
  2. Lựa chọn nhu cầu đáp đứng được cho nhiều người.
  3. Lựa chọn nhu cầu cá nhân thiết yếu.
  4. Cả ba đáp án trên

Câu 6: Cách tiêu dùng tiết kiệm cho gia đình là?

  1. Liệt kê những đồ dùng cần thiết trước khi mua đồ
  2. Có kế hoạch chi tiêu rõ ràng
  3. Có một khoản tiết kiệm thường ngày để không mua nhiều đồ không dùng tới
  4. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 7: Đâu là cách tiết kiệm chi tiêu hiệu quả trong gia đình?

  1. Thay đổi thói quen mua sắm
  2. Thay đổi thói quen sử dụng các dịch vụ
  3. Cả A và B đều đúng
  4. Cả A và B đều sai.

Câu 8: Các khoản chi tiêu trong gia đình thường gồm những khoản nào?

  1. Chi cho ăn uống, may mặc, ở, học tập
  2. Chi cho nhu cầu đi lại, nghỉ ngơi, giải trí
  3. Chi cho việc bảo vệ sức khỏe
  4. Tất cả đáp án trên

Câu 9: Làm thế nào để tiêu dùng tiết kiệm trong gia đình ?

  1. Phải cân nhắc kỹ lưỡng trước khi chi tiêu
  2. Chỉ chi tiêu khi thực sự cần thiết
  3. Chi tiêu phải phù hợp với khả năng thu nhập
  4. Tất cả đều đúng

Câu 10: Điền từ thích hợp vào chỗ trống trong câu sau:

Chi tiêu hợp lí là ưu tiên nhu cầu ...

  1. Phục vụ con người
  2. Cần thiết
  3. Không cần thiết
  4. Thỏa mãn sở thích của của con người
  1. THÔNG HIỂU (5 CÂU)

Câu 1: Nếu chi tiêu không kiểm soát, không có kế hoạch cụ thể, sẽ ảnh hưởng như thế nào trong cuộc sống của gia đình?

  1. Áp lực tài chính, dễ gây ra mâu thuẫn trong gia đình
  2. Không ảnh hưởng gì cả
  3. Dẫn đến túng thiếu, kẹt tiền phải đi vay mượn
  4. Đáp án A và C đúng

Câu 2: Việc tích lũy, tiết kiệm chi tiêu trong gia đình không nhằm mục đích?

  1. Tiết kiệm để mua sắm những đồ hàng hiệu đắt tiền
  2. Mua sắm thêm các đồ dùng khác
  3. Để phát triển kinh tế gia đình
  4. Để chi cho những việc đột xuất

Câu 3: Tại sao mỗi thành viên trong gia đình cần phải xác định được các nhu cầu thiết yếu để chi tiêu?

  1. Để chi tiêu hợp lí, tránh bị động trước những tình huống phát sinh như ốm đau,..
  2. Tránh được mẫu thuẫn không đáng có trong gia đình về vấn đề tiền nong
  3. Cả A và B đúng
  4. Cả A và B sai

Câu 4: Đâu không phải là cách tiết kiệm chi tiêu hiệu quả trong gia đình?

  1. Thay đổi thói quen mua sắm
  2. Thích gì mua đó, không cần quan tâm giá cả
  3. Thay đổi thói quen sử dụng các dịch vụ
  4. Cả ba đáp án trên

Câu 5: Chọn đáp án sai?

  1. Chi tiêu trong gia đình là các chi phí để đáp ứng nhu cầu vật chất
  2. Chi tiêu trong gia đình là các chi phí để đáp ứng nhu cầu văn hóa tinh thần
  3. Chi tiêu trong gia đình là các chi phí để đáp ứng nhu cầu xã hội
  4. Cả ba đáp án trên đều sai
  1. VẬN DỤNG (3 CÂU)

Câu 1: D được mẹ hứa mua cho một đôi giày đá bóng và một quyển truyện tranh mới. Cùng lúc ấy, em gái D cũng cần mua một bộ sách tiếng anh nâng cao. Vì thế D đã bảo mẹ ưu tiên mua sách cho em, giày và truyện của D có thể để mua sau. Theo em, D là một người như thế nào?

  1. D là một người biết nhường nhịn em.
  2. M là một người con hiếu thảo.
  3. M là một người tiết kiệm, biết tính toán.
  4. Tất cả các phương án trên.

Câu 2: Với cùng một số tiền, gia đình A đã lên kế hoạch để cách sử dụng một cách tiết tiết kiệm còn gia đình B chỉ biết tiêu xài lãng phí, thích gì mua đó. Theo em, ai có cách chi tiêu hợp lí?

  1. Gia đình A có cách chi tiêu hợp lí.
  2. Gia đình B có cách chi tiêu hợp lí.
  3. Cả hai gia đình đều có cách chi tiêu hợp lí.
  4. Cả hai gia đình chi tiêu đều không hợp lí.

Câu 3: T tiết kiệm được một khoản tiền là 100.000 đồng. T có kế hoạch mua một quyển truyện có giá 50.000 đồng và một hộp khẩu trang giá 25.000 đồng vì đợt này không khí ô nhiễm nặng. Nhưng bạn nhớ ra tháng này sinh nhật mẹ và muốn mua chiếc kẹp tóc có giá 60.000 đồng để tặng. Cuối cùng T quyết định mua khẩu trang và kẹp tóc cho mẹ. Em có nhận xét về hành động của T?

  1. T làm như vậy là không hợp lí vì nó sai so với dự tính chi tiêu trước đó.
  2. T làm như vậy là hoàn toàn hợp lí vì khẩu trang và kẹp tóc là những đồ dùng cần thiết ngay hiện tại.
  1. VẬN DỤNG CAO (2 CÂU)

Câu 1: Theo em, bố mẹ chi tiền vào tiền học phí học tập cho các con có được coi là chi tiêu cần thiết không?

  1. Không

--------------- Còn tiếp ---------------

Đáp án trắc nghiệm

Xem đáp án
Tìm kiếm google: Trắc nghiệm hoạt động trải nghiệm 4 KNTT, bộ trắc nghiệm hoạt động trải nghiệm 4 kết nối tri thức, trắc nghiệm HĐTN 4 kết nối chủ đề 5: Mái ấm gia đình - Tuần 20

Xem thêm các môn học

Bộ trắc nghiệm HĐTN 4 KNTT


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com