CHỦ ĐỀ 7: KẾT NỐI CỘNG ĐỒNG
Tuần 26
A. TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT (10 CÂU)
Câu 1: Đâu là các hoạt động đền ơn đáp nghĩa?
- Dâng hương đài tưởng niệm liệt sĩ.
- Thăm gia đình thương binh, liệt sĩ, gia đình có công với cách mạng
- Tham gia hoạt động bảo tồn các di tích lịch sử, văn hóa
- Tất cả các đáp án trên đều đúng
Câu 2: Tích cực tham gia các hoạt động “ Uống nước nhớ nguồn” và “ Đền ơn đáp nghĩa” là biểu hiện nào dưới đây về trách nhiệm của công dân với cộng đồng?
- Nhân nghĩa
- Nhân đạo.
- Lòng thương người.
- Biết ơn
Câu 3: Kính trọng và biết ơn các vị anh hùng dân tộc, những người có công với đất nước, với dân tộc là biểu hiện của
- biết ơn.
- tôn kính.
- nhân nghĩa.
- truyền thống.
Câu 4: Ý nghĩa của những hoạt động đền ơn đáp nghĩa là gì?
- Bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với những gia đình chính sách, người có công với cách mạng
- Giúp đỡ các đối tượng chính sách giải quyết khó khăn về nhà ở để ổn định đời sống.
- A và B đúng
- A và B sai
Câu 5: Hành động nào là hành động thể hiện truyền thống đền ơn đáp nghĩa?
- Chăm ngoan học giỏi, nghe lời bố mẹ.
- Thăm hỏi các gia đình thương binh liệt sỹ.
- Thăm hỏi các thầy cô giáo.
- Cả A, B, C.
Câu 6: Để có cuộc sống hôm nay chúng ta cần phải biết ơn những gì?
- Tổ tiên
- Ông bà tổ tiên
- Những người có công xây dựng và bảo vệ đất nước
- Cả A, B, C đều đúng
Câu 7: Những đối tượng nào có thể tham gia các hoạt động “đền ơn đáp nghĩa”?
- Các bạn học sinh, sinh viên
- Người già
- Người lớn
- Bất kỳ ai
Câu 8: Tham gia các hoạt động cộng đồng “đền ơn đáp nghĩa” có giúp các em biết kính trọng và nhớ ơn những người có công xây dựng và bảo vệ đất nước hay không?
- Có.
- Không.
Câu 9: Những hoạt động “đền ơn đáp nghĩa” nào mà em có thể tham gia?
- Giúp đỡ nhặt rác quanh khu di tích lịch sử
- Dâng hương đài tưởng niệm liệt sĩ.
- Thăm gia đình thương binh, liệt sĩ, gia đình có công với cách mạng
- Tất cả các ý trên đều đúng
Câu 10: Tham gia các hoạt động “đền ơn đáp nghĩa” giúp học sinh:
- Bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với anh hùng dân tôc, những người có công với đất nước
- Hiểu thêm kiến thức về lịch sử dân tộc
- Không giúp gì cho học sinh cả
- A và B đúng
- THÔNG HIỂU (5 CÂU)
Câu 1: Em đồng ý với ý kiến nào dưới đây?
- Tham gia hoạt động đền ơn đáp nghĩa là việc làm của cán bộ nhà nước
- Tham gia hoạt động đền ơn đáp nghĩa là việc làm của giáo viên.
- Tham gia hoạt động đền ơn đáp nghĩa là việc làm của tất cả mọi người.
- Tham gia hoạt động đền ơn đáp nghĩa là việc làm của học sinh giỏi.
Câu 2: Đâu không phải là hoạt động “đền ơn đáp nghĩa”?
- Dâng hương đài tưởng niệm liệt sĩ.
- Tham gia ngày hội ủng hộ quần áo cho người nghèo.
- Tham gia hoạt động bảo tồn các di tích lịch sử, văn hóa
- Thăm gia đình thương binh, liệt sĩ, gia đình có công với cách mạng
Câu 3: Chọn đáp án sai?
- Để có cuộc sống hôm nay chúng ta cần phải biết ơn ông bà tổ tiên
- Để có cuộc sống hôm nay chúng ta cần phải biết ơn hững người có công xây dựng và bảo vệ đất nước
- Để có cuộc sống hôm nay chúng ta không cần phải biết ơn ai cả
- Cả A, B, C đều sai
Câu 4: Thanh thiếu niên, học sinh nhận chúng ta sẽ nhận được gì khi tham gia vào các hoạt động “đền ơn đáp nghĩa”?
- Cảm thấy bản thân sống có ý nghĩa hơn
- Có động lực để cố gắng nhiều hơn trong việc hoàn thiện bản thân mình và góp phần xây dựng đất nước
- Cả A và B đúng
- Cả A và B sai
Câu 5: Ý kiến nào sai?
- Các hoạt động “đền ơn đáp nghĩa” gây mất thời gian của mọi người
- Các hoạt động đền ơn đáp nghĩa giúp mọi người, đặc biệt các bạn học sinh có động lực để cố gắng nhiều hơn trong việc hoàn thiện bản thân mình và góp phần xây dựng đất nước
- Các hoạt động “đền ơn đáp nghĩa” góp phần bồi dưỡng các phẩm chất yêu thương, biết ơn,…
- Cả ba đáp án trên đều đúng
- VẬN DỤNG (3 CÂU)
Câu 1: Khi nhà trường tổ chức các hoạt động đền ơn đáp nghĩa nhân dịp 27/7, T đã tình nguyện tham gia vào hoạt động dọn dẹp vệ sinh sạch sẽ nghĩa trang liệt sĩ. Em suy nghĩ gì về việc làm của Trung?
- Đồng tình với việc làm của Trung vì đó là hoạt động rất ý nghĩa
- Không đồng tình với việc làm của Trung
- Không quan tâm vì không ảnh hưởng đến mình
- Đáp án khác
Câu 2: Nếu có một bạn trong lớp rủ em tham gia các hoạt động “đền ơn đáp nghĩa” để trốn học, em sẽ làm gì?
- Đồng ý với ý kiến của bạn.
- Khuyên bạn không nên trốn học mà hãy tham gia sau giờ học.
- Rêu rao chuyện bạn muốn trốn học cho cả lớp biết.
- Rủ thêm các bạn khác cùng tham gia.
Câu 3: Là học sinh lớp 4, em có thể tham gia các hoạt động “đền ơn đáp nghĩa” không? Vì sao?
- Có, miễn là em biết lựa chọn những hoạt động phù hợp với sức khỏe, năng lực và thời gian cá nhân
- Có, vì các hoạt động này khá đơn giản và có thể nâng cao thành tích học tập của em
- Không, vì các hoạt động này chỉ dành cho người lớn
- Không, vì các hoạt động này không phù hợp với lứa tuổi học sinh
- VẬN DỤNG CAO (2 CÂU)
Câu 1: “Dù ai đi ngược về xuôi, nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba” câu nói đề cập đến truyền thống nào của dân tộc ta?
- Truyền thống tôn sư trọng đạo.
- Truyền thống uống nước nhớ nguồn.
- Truyền thống yêu nước.
- Truyền thống văn hóa
--------------- Còn tiếp ---------------