Phiếu trắc nghiệm HĐTN 4 kết nối chủ đề 9: Trải nghiệm nghề truyền thống - Tuần 33

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Hoạt động trải nghiệm 4 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Chủ đề 9: Trải nghiệm nghề truyền thống - Tuần 33. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

CHỦ ĐỀ 9TRẢI NGHIỆM NGHỀ TRUYỀN THỐNG

Tuần 33

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (10 CÂU)

Câu 1: Theo em, một nghệ nhân chân chính cần phải hội tụ đủ những phẩm chất nào?

  1. Có trách nhiệm, kiễn nhẫn, lười biếng
  2. Có trách nhiệm, kiên nhẫn, chăm chỉ
  3. Vô trách nhiệm, nản chí, lười biếng
  4. Vô trách nhiệm, nản chí, chăm chỉ.

Câu 2: Để có thể trở thành một nghệ nhân, yếu tố quan trọng nhất là gì?

  1. Lòng yêu nghề, sự đam mê
  2. Sự nỗ lực không ngừng nghỉ
  3. Cần cù, trách nhiệm, cẩn thận
  4. Tất cả các đức tính trên.

Câu 3: Nghề nào sau đây phù hợp với yêu cầu tỉ mỉ, khéo léo, sáng tạo?

  1. Ca sĩ
  2. Làm gốm
  3. Nội chợ
  4. Lao công.

Câu 4: Nghề nào sau đây phù hợp với yêu cầu chăm chỉ, cẩn thận, sáng tạo và có năng lực thẩm mĩ?

  1. Lái xe – Giáo viên.
  2. B. Thợ làm bánh – Giáo viên.
  3. Thợ làm bánh – Thợ rèn.
  4. Thợ rèn – Lái xe.

Câu 5: Đâu là khó khăn của các làng nghề truyền thống hiện nay?

  1. Tìm thị trường tiêu thụ
  2. Mẫu mã sản phẩm chưa đa dạng, chưa theo kịp xu thế người tiêu dùng
  3. Đáp án A và B đúng
  4. Đáp án A và B sai.

Câu 6: Đâu là khó khăn mà một nghệ nhân làm nghề có thể gặp phải?

  1. Nghề khó lưu giữ, dễ bị thất truyền trong tương lai
  2. Giá thành nguyên liệu cao nên lợi nhuận không nhiều
  3. Làm theo công nghệ hiện đại
  4. Cả ba khó khăn trên.

Câu 7: Để phát triển các làng nghề truyền thống, theo em, chúng ta cần tìm những nghệ nhân tương lại như thế nào?

  1. Tìm các nghệ nhân chỉ cần chăm chỉ
  2. Tìm các nghệ nhân khéo léo, sáng tạo, bắt kịp xu thế hiện nay
  3. Tìm các nghệ nhân chỉ cần khéo léo, không cần sáng tạo
  4. Ai cũng có thể làm được.

Câu 8: Đâu không phải là kĩ năng cần có của người làm nghề truyền thống?

  1. Khéo léo
  2. Sáng tạo
  3. Tỉ mỉ
  4. Hậu đậu

Câu 9: Người làm nghề truyền thống có liên quan tới yêu cầu công việc như thế nào?

  1. Chỉ thích thực hành
  2. Thích làm những công việc thủ công.
  3. Chỉ thích sử dụng công cụ hiện đại
  4. Không thích các sản phẩm làm thủ công..

Câu 10: Người làm nghề truyền thống chỉ yêu cầu về kiến thức, kĩ năng làm nghề, không cần yêu cầu về phẩm chất đạo đức, đúng hay sai?

  1. Đúng
  2. Sai
  1. THÔNG HIỂU (5 CÂU)

Câu 1: Đâu không phải là phẩm chất đặc trưng khi làm nghề truyền thống?

  1. Yêu nghề.
  2. Kiên nhẫn, tỉ mỉ.
  3. Chăm chỉ.
  4. Kĩ năng sử dụng công nghệ thông tin.

Câu 2: Chọn đáp án đúng?

  1. Khó khăn mà một nghệ nhân làm nghề có thể gặp phải là nghề khó lưu giữ, dễ bị thất truyền trong tương lai
  2. Khó khăn mà một nghệ nhân làm nghề có thể gặp phải là giá thành nguyên liệu cao nên lợi nhuận không nhiều
  3. Khó khăn mà một nghệ nhân làm nghề có thể gặp phải là làm theo công nghệ hiện đại
  4. Cả ba đáp án trên đều đúng

Câu 3: Làng nghề truyền thống có giá trị to lớn về những mặt nào?

  1. Kinh tế, văn hóa, xã hội
  2. Văn hóa
  3. Kinh tế, văn hóa
  4. Kinh tế, xã hội

Câu 4: Để có thể phát triển các nghề truyền thống, chúng ta cần hướng tới thay đổi những phương diện nào?

  1. Cơ sở vật chất kĩ thuật.
  2. Đối tượng mua.
  3. Thị trường tiềm năng.
  4. Tất cả các phương án trên.

Câu 5: Theo em, chất lượng của các sản phẩm nghề truyền thống phụ thuộc vào những yếu tố nào?

  1. Chất lượng của các nguyên liệu đầu vào
  2. Kĩ năng và tâm huyết của các nghệ nhân
  3. Cả A và B đều đúng
  4. Cả A và B đều sai
  1. VẬN DỤNG (3 CÂU)

Câu 1: Bạn Nam luôn chểnh mảng, khá hậu đậu và thiếu tính kiên nhẫn trong những việc làm đòi hỏi sự tỉ mỉ, khéo léo. Theo em, với những phẩm chất vậy, Nam có phù hợp với công việc làm nghề gốm, sứ không?

  1. Có, vì ai cũng có thể làm nghề đó được
  2. Không, vì những phẩm chất của Nam chưa phù hợp với đặc thù của công việc
  3. Vẫn có thể làm được nếu sửa đổi tính cách.
  4. Không bao giờ làm được nghề gốm..

Câu 2: Theo em, việc lựa chọn nghề truyền thống phù hợp với tính cách và sự hứng thú của bản thân sẽ giúp chúng ta điều gì?

  1. Yêu nghề, tăng sự hứng khởi khi làm nghề
  2. Không lo ngại về mọi người bàn tán
  3. Không giúp điều gì cả
  4. Không lo sợ thất nghiệp

Câu 3: Việc nhận biết được sự phù hợp (hoặc chưa phù hợp) của bản thân mình đối với công việc làng nghề sẽ giúp gì cho em?

  1. Không giúp ích điều gì
  2. Định hướng nghề nghiệp tương lai
  3. Định hướng để rèn luyện các phẩm chất, năng lực cá nhân
  4. Đáp án B và C đúng.
  1. VẬN DỤNG CAO (2 CÂU)

Câu 1: Có ý kiến cho rằng “Không chỉ các nghề truyền thống mà những nghệ nhân cũng góp phần phát huy các giá trị văn hoá dân tộc.”. Em có đồng tình với ý kiến trên không?

  1. Đồng tình vì nghệ nhân là những người lưu giữ những tinh hoa văn hóa dân tộc trong các sản phẩm làng nghề, luôn không ngừng sáng tạo để có thêm nhiều sản phẩm mới, vừa phát huy được truyền thống văn hóa dân tộc vừa thể hiện sức sáng tạo của họ.
  2. Không đồng tình vì nghệ nhân chỉ là những người dựa theo một khuôn mẫu có sẵn để tạo ra các sản phẩm làng nghề..

--------------- Còn tiếp ---------------

Đáp án trắc nghiệm

Tìm kiếm google: Trắc nghiệm hoạt động trải nghiệm 4 KNTT, bộ trắc nghiệm hoạt động trải nghiệm 4 kết nối tri thức, trắc nghiệm HĐTN 4 kết nối chủ đề 9: Trải nghiệm nghề truyền thống - Tuần 33

Xem thêm các môn học

Bộ trắc nghiệm HĐTN 4 KNTT


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com