Soạn địa lý 12 bài 16 trang 67cực chất

Địa lý 12 bài 16 trang 67 cực chất. Bài học: Đặc điểm dân số và Phân bố dân cư nước ta được thầy cô tổng hợp lại rất dễ nhớ. Với cách giải câu hỏi giữa bài và bài tập cuối bài học cực chất. Tài liệu hoàn toàn miễn phí, học sinh thoải mái tham khảo để củng cố kiến thức cho bản thân. Chúc các bạn học tập tốt môn địa lý 12.

[toc:ul]

Phần I. Câu hỏi và bài tập trong bài

Bài tập 1: Từ hình 16.1 hãy nhận xét tỉ lệ gia tăng dân số qua các giai đoạn

Bài tập 2: Từ bàng 16.2, hãy so sánh và nhận xét về mật độ dân số giữa các vùng

Bài tập 3: Từ bảng 16.3, hãy so sánh và cho nhận xét sự thay đỏi tỉ trọng dân số thành thị, nông thôn?

Bài tập 4: Hãy nêu hậu quả của phân bố dân cư chưa hợp lí?

Bài tập 5: Phân tích tác động của đặc điểm dân số nước ta đối với sự phát triển kinh tế- xã hội và môi trường?

Bài tập 6: Tại sao ở nước ta hiện nay, tỉ lệ gia tăng dân số có xu hướng giảm, nhưng quy mô dân số vẫn tiếp tục tăng? Nêu ví dụ minh họa?

Bài tập 7: Vì sao nước ta phải thực hiện phân bố lại dân cư cho hợp lí? Nêu một số phương hướng và biện pháp đã thực hiện trong thời gian qua?

Phần II.  Hướng dẫn trả lời ngắn gọn

Bài tập 1: Dựa vào biểu đồ ta thấy: Tốc độ gia tăng dân số ở nước ta có sự chênh lệch qua các giai đoạn.

Bài tập 2: Dựa vào bảng số liệu ta thấy: Mật độ dân số ở vùng đồng bằng sông Hồng cao nhất với 1225 người/km2. Tiếp đó là vùng Đông Nam Bộ, Đồng Bằng Sông Cửu Long….và thấp nhất ở vùng Tây Bắc chỉ có 69 người/km2.

Bài tập 3:  

So sánh: Tỉ trọng dân thành thị thấp hơn nhiều so với tỉ trọng dân nông thôn.

- Nhận xét: Dân số nông thôn ở nước ta giai đoạn 1990 đến 2005 vẫn đang còn chiếm tỉ lệ cao, Từ năm 1990 đến năm 2005 tỉ trọng dân số thành thị và nông thôn có sự thay đổi, Từ năm 1990 đến năm 2005 tỉ trọng dân số thành thị tăng lên. Trong khi đó tỉ trọng dân số nông thôn lại có xu hướng giảm. 

Bài tập 4: Hậu quả của phân bố dân cư không hợp lí: Sử dụng nguồn lao động sẵn có chưa hợp lí, Các vùng đồi núi nhiều tài nguyên, khoáng sản lại thiếu nguồn nhân lực, lao động,  chênh lệch trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội giữa các vùng.

Bài tập 5: Đặc điểm dân cư nước ta đã có những tác động tích cực và tiêu cực đối với sự phát triển kinh tế- xã hội và môi trường.

Bài tập 6: Tỉ lệ gia tăng dân số giảm nhưng quy mô dâ số vẫn tiếp tục tăng bởi vì: Nước ta có quy mô dân số lớn lại dân số trẻ chiếm tỉ trọng cao. 

Bài tập 7:  Nước ta cần phải phân bố lại dân cư là bởi vì: dân cư nước ta phân bố không đồng đều giữa đồng bằng và miền núi, thành thị và nông thôn, mật độ dân số nước ta không đồng đều giữa các vùng miền, phân bố không đồng đều đã ảnh hưởng lớn đến việc sử dụng lao động và khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên ở nước ta.

Phần III.  Hướng dẫn trả lời chi tiết

Bài tập 1: Dựa vào biểu đồ ta thấy:

1. Tốc độ gia tăng dân số ở nước ta có sự chênh lệch qua các giai đoạn

2. Trong đó giai đoạn 1926 – 1931 có tỉ lệ tăng dân số thấp nhất với 0,5% và tăng cao nhất 4,0% vào giai đoạn 1954 – 1960.

3. Từ năm 1965 đến năm 2005 tỉ lệ gia tăng dân só có giảm tuy nhiên vẫn đang ở mức cao 1,37%.

Bài tập 2: Dựa vào bảng số liệu ta thấy:

- So sánh mật độ dân số giữa các vùng:  Mật độ dân số ở vùng đồng bằng sông Hồng cao nhất với 1225 người/km2. Tiếp đó là vùng Đông Nam Bộ, Đồng Bằng Sông Cửu Long….và thấp nhất ở vùng Tây Bắc chỉ có 69 người/km2.

- Nhận xét mật độ dân số giữa các vùng:

1. Mật độ dân số không đồng đều giữa các vùng nơi quá cao nơi quá thấp ( ví dụ: đồng bằng sông Hồng 1225 người/ km2, Tây Nguyên 89 người/ km2).

2. Trên cùng một dạng địa hình, mật độ dân số cũng có sự chênh lệch rõ rệt ( Ví dụ: đồng bằng sông Hồng có 1225 người/km2. Trong khi đó, đồng bằng sông Cửu Long có 429 người/km2)

3. Trên cùng một vùng địa hình cũng có sự chênh lệch về mật độ dân số. (Ví dụ: Ở trung du và miền núi Bắc Bộ thì vùng Tây Bắc có 69 người/km2 trong khi đó vùng Đông Bắc có 148 người/km2)

Bài tập 3: 

- So sánh: Tỉ trọng dân thành thị thấp hơn nhiều so với tỉ trọng dân nông thôn.

- Nhận xét:

1. Dân số nông thôn ở nước ta giai đoạn 1990 đến 2005 vẫn đang còn chiếm tỉ lệ cao (năm 2005 là 73,1%).

2. Từ năm 1990 đến năm 2005 tỉ trọng dân số thành thị và nông thôn có sự thay đổi.

3. Từ năm 1990 đến năm 2005 tỉ trọng dân số thành thị tăng lên. Trong khi đó tỉ trọng dân số nông thôn lại có xu hướng giảm. 

Bài tập 4: Hậu quả của phân bố dân cư không hợp lí:

1. Sử dụng nguồn lao động sẵn có chưa hợp lí (nơi thừa, nơi thiếu lao động)

2. Các vùng đồi núi nhiều tài nguyên, khoáng sản lại thiếu nguồn nhân lực, lao động.

3. Tạo nên sự chênh lệch trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội giữa các vùng.

Bài tập 5: Đặc điểm dân cư nước ta đã có những tác động tích cực và tiêu cực đối với sự phát triển kinh tế- xã hội và môi trường. Cụ thể như sau:

- Về mặt tích cực gồm có những ý sau:

1. Dân số đông nên có nguồn lao động rất dồi dào. Đồng thời tạo nên nguồn thị trường tiêu thụ rộng lớn

2. Dân số tăng nhanh sẽ liên tục bổ sung thêm nguồn lao động trẻ.

- Về mặt tiêu cực gồm có những ý sau:

  + Đối với phát triển nền kinh tế:

1. Tốc độ tăng dân số quá nhanh ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng kinh tế

2. Số người chưa có công ăn việc làm còn nhiều. Điều đó trở thành một thách thức đối với nền kinh tế.

3. Chậm chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành và theo lãnh thổ.

  + Đối với phát triển xã hội:

1. Chất lượng cuộc sống còn thấp, chưa được cải thiện nhiều.

2. Thu nhập bình quân đầu người còn thấp

3. Các chế độ xã hội bảo hiểm, trường học còn gặp nhiều khó khăn.

  + Đối với tài nguyên môi trường:

1. Suy giảm mạnh nguồn tài nguyên

2. Ô nhiễm môi trường ngày càng nặng nề.

Bài tập 6: Tỉ lệ gia tăng dân số giảm nhưng quy mô dâ số vẫn tiếp tục tăng bởi vì:

1. Nước ta có quy mô dân số lớn lại dân số trẻ chiếm tỉ trọng cao. Chính vì vậy, số người trong độ tuổi sinh đẻ cao. Do đó, dù tỉ lệ gia tăng dân số trong những năm qua có giảm nhưng quy mô dân số vẫn tiếp tục tăng.

2. Ví dụ: Với quy mô dân số là 65 triệu người với tỉ lệ gia tăng dân số là 1,5% thì trung bình mỗi năm, nước ta sẽ có thêm 975 triệu người. Nhưng với quy mô dân số hiện nay là 85 triệu người, tỉ lệ gia tăng dân số là 1,3% thì trung bình mỗi năm nước ta sẽ có thêm 1, 1 triệu người.

Bài tập 7:  Nước ta cần phải phân bố lại dân cư là bởi vì:

1. Thứ nhất, dân cư nước ta phân bố không đồng đều giữa đồng bằng và miền núi, thành thị và nông thôn (tự nêu dẫn chứng).

2. Thứ hai, mật độ dân số nước ta không đồng đều giữa các vùng miền (tự nêu dẫn chứng)

3. Thứ ba, chính sự phân bố không đồng đều đã ảnh hưởng lớn đến việc sử dụng lao động và khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên ở nước ta.

=> Phân bố lại dân cư ở nước ta là điều cần thiết và cấp bách.

- Một số phương hướng và giải pháp :

1. Tuyên truyền và thực hiện kế hoạch hóa gia đình với khẩu hiệu: “ mỗi gia đình chỉ nên dừng lại một đến hai con để nuôi dạy cho tốt”.

2. Quy hoạch lại và chuyển dịch cơ cấu dân số thành thị và nông thôn

3. Khuyến khích người dân đến các cùng còn thưa dân để khai thác tài nguyên và phát triển kinh tế.

4. Đẩy mạnh thị trường xuất khẩu lao động ra nước ngoài.

 

Tìm kiếm google: Giải địa lí 12 bài 16: Đặc điểm dân số và Phân bố dân cư nước ta, địa lí 12 bài 16: Đặc điểm dân số và Phân bố dân cư nước ta, bài 16: Đặc điểm dân số và Phân bố dân cư nước ta

Xem thêm các môn học

Giải địa lý 12 cực chất


Copyright @2024 - Designed by baivan.net