Soạn địa lý 12 bài 30 trang 131 cực chất

Địa lý 12 bài 30 trang 131 cực chất. Bài học: Vấn đề phát triển ngành giao thông vận tải và thông tin liên lạc được thầy cô tổng hợp lại rất dễ nhớ. Với cách giải câu hỏi giữa bài và bài tập cuối bài học cực chất. Tài liệu hoàn toàn miễn phí, học sinh thoải mái tham khảo để củng cố kiến thức cho bản thân. Chúc các bạn học tập tốt môn địa lý 12.

[toc:ul]

Phần I. Câu hỏi và bài tập trong bài

Phần câu hỏi in nghiêng trong bài

Trang 131 sgk Địa lí 12

Dựa vào hình 30 (hoặc Atlat địa lí Việt Nam) hãy kể tên một số tuyến đường bộ quan trọng theo hướng đông – tây.

Trang 132 sgk Địa lí 12

Dựa vào hình 30, hãy kể tên một số đường biển của nước ta?

Trang 34 sgk Địa lí 12

Hãy kể tên một số loại hình dịch vụ của ngành bưu chính nước ta.

Phần bài tập cuối bài

Bài tập 1: Trang 136 sgk Địa lí 12

Hãy nêu vai trò của giao thông vận tải và thông tin liên lạc trong sự phát triển kinh tế - xã hội.

Bài tập 2: Trang 136 sgk Địa lí 12

Cho bảng số liệu (SGK). Phân tích bảng số liệu, nhận xét về cơ cấu vận tải hành khách và cơ cấu vận chuyển hàng hoá phân theo loại hình vận tải ở nước ta.

Bài tập 3: Trang 136 sgk Địa lí 12

Hãy nêu những đặc điểm nổi bật của ngành bưu chính và ngành viễn thông ở nước ta?

Câu hỏi: Chứng minh rằng nước ta có điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển ngành vận tải đường biển?

Câu hỏi: Trình bày hiện trạng cơ sở vật chất kĩ thuật của ngành giao thông vận tải nước ta?

Phần II.  Hướng dẫn trả lời ngắn gọn

Phần câu hỏi in nghiêng trong bài

Trang 131 sgk Địa lí 12

Một số tuyến đường bộ quan trọng theo hướng Đông – Tây là: Tuyến đường số 7, Tuyến đường số 8, Tuyến đường số 9, Tuyến đường số 24, Tuyến đường số 25, Tuyến đường số 26

Trang 132 sgk Địa lí 12

- Tuyến đường biển trong nước gồm có: Hải Phòng - Cửa Lò, Cửa Lò - Đà Nẵng, Đà Nẵng - Quy Nhơn, Quy Nhơn - Phan Thiết, Phan Thiết - Vũng Tàu, TP Hồ Chí Minh - Hải Phòng

- Tuyền đường biển nước ngoài: Vũng Tàu – Xihanucvin, Hải Phòng - Hồng Kông, Xin-ga-po - TP.Hồ Chí Minh, Xin-ga-po - Hải Phòng, Hải Phòng - Manila.

Trang 34 sgk Địa lí 12

Một số loại hình của ngành bưu chính nước ta: Chuyển thư, quà, hàng hoá nhẹ, Chuyển phát nhanh bưu phẩm; Điện hoa; Báo chí,...

Phần bài tập cuối bài

Bài tập 1:

- Vai trò của giao thông vận tải: Có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với mọi ngành kinh tế, Phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân, Có vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả của nền kinh tế thị trường, Thực hiện các mối liên hệ kinh tế trong và ngoài nước, Nhờ vào việc phát triển giao thông vận tải mà nhiều vùng khó khăn đã có cơ hội phát triển, Giúp tăng cường sức mạnh an ninh, quốc phòng đất nước.

- Vai trò của thông tin liên lạc: Giúp cho việc giao lưu kinh tế - xã hội trong nước và quốc tế được thực hiện nhanh chóng.

Bài tập 2: 

- Cơ cấu vận tải hành khách: Chiếm tỉ trọng lớn nhất về số lượng hành khách vận chuyển và số lượng hành khách luân chuyển là đường bộ; nhỏ nhất - đường biển. Đường hàng không chiếm tỉ trọng nhỏ về số lượng hành khách vận chuyển, nhưng lại chiếm tỉ trọng lớn về số lượng hành khách luân chuyển.

- Cơ cấu vận chuyển hàng hoá: Chiếm tỉ trọng lớn nhất về khối lượng vận chuyển là đường bộ, nhưng tỉ trọng lớn nhất về khối lượng hàng hoá luân chuyển là đường biển. Đường hàng không có tỉ trọng nhỏ nhất về cả khối lượng hàng hoá vận chuyển và luân chuyển.

Bài tập 3: 

- Ngành bưu chính: Hiện nay ở nước ta, ngành Bưu chính vẫn là ngành chủ yếu mang tính phục vụ, vói mạng lưới rộng khắp trên toàn quốc, Kĩ thuật của ngành Bưu chính đang còn lạc hậu, chưa đáp ứng tốt sự phát triển của đất nước và đời sống nhân dân.

- Ngành Viễn thông: Tuy có xuất phát điểm rất thấp, nhưng phát triển với tốc độ nhanh vượt bậc, Đã xác đinh đúng hướng là đồn đầu các thành tựu kĩ thuật hiện đại của thế giới, Mạng lưới viễn thông đã đa dạng.

Câu hỏi: Nước ta có điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển ngành vận tải đường biển: Nước ta có đường bờ biển dài từ Bắc vào Nam với chiều dài 3260km. Tiếp giáp với nhiều tỉnh, thành trong cả nước, Có nhiều vũng vịnh kín gió để xây dựng hải cảng, Có nhiều đảo, quần đảo ven bờ, Nằm trên đường hàng hải quốc tế nên thuận lợi cho việc di chuyển, giao lưu buôn bán với các nước khác trên thế giới thông qua đường biển.

Câu hỏi: Hiện trạng cơ cở vật chất kĩ thuật của ngành giao thông vận tải nước ta là:

- Mạng lưới giao thông và các cảng chính.

- Các đầu mối giao thông vận tải tổng tổng hợp có ý nghĩa quốc gia và quốc tế là Hà Nội, TPHCM và Đà Nẵng.

- Các phương tiện vận tải được tăng cường và hiện đại hóa.

Phần III.  Hướng dẫn trả lời chi tiết

Phần câu hỏi in nghiêng trong bài

Trang 131 sgk Địa lí 12

Một số tuyến đường bộ quan trọng theo hướng Đông – Tây là:

1. Tuyến đường số 7

2. Tuyến đường số 8

3. Tuyến đường số 9

4. Tuyến đường số 24

5. Tuyến đường số 25

6. Tuyến đường số 26

Trang 132 sgk Địa lí 12

1. Tuyến đường biển trong nước gồm có:

1. Hải Phòng - Cửa Lò,

2. Cửa Lò - Đà Nẵng,

3. Đà Nẵng - Quy Nhơn,

4. Quy Nhơn - Phan Thiết,

5. Phan Thiết - Vũng Tàu,

6. TP Hồ Chí Minh - Hải Phòng

2. Tuyền đường biển nước ngoài gồm có:

1. Vũng Tàu - Xihanucvin

2. Hải Phòng - Hồng Kông

3. Xin-ga-po - TP.Hồ Chí Minh

4. Xin-ga-po - Hải Phòng

5. Hải Phòng - Manila.

Trang 34 sgk Địa lí 12

Một số loại hình của ngành bưu chính nước ta:

1. Chuyển thư, quà, hàng hoá nhẹ;

2. Chuyển phát nhanh bưu phẩm;

3. Điện hoa;

4. Báo chí,...

Phần bài tập cuối bài

Bài tập 1: Giao thông vận tải và thông tin liên lạc là hai lĩnh vực đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội nước ta, nhất là trong bối cảnh hiện nay.

Vai trò của giao thông vận tải

1. Có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với mọi ngành kinh tế (vận chuyển nguyên, nhiên liệu, vật tư kĩ thuật, sản phẩm,...).

2. Phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân.

3. Có vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả của nền kinh tế thị trường.

4. Thực hiện các mối liên hệ kinh tế trong và ngoài nước.

5. Nhờ vào việc phát triển giao thông vận tải mà nhiều vùng khó khăn đã có cơ hội phát triển,

6. Giúp tăng cường sức mạnh an ninh, quốc phòng đất nước.

Vai trò của thông tin liên lạc

1. Giúp cho việc giao lưu kinh tế - xã hội trong nước và quốc tế được thực hiện nhanh chóng.

2. Trong nền kinh tế thị trường, việc thiếu thông tin cập nhật sẽ gây nhiều khó khăn, thậm chí thất bại trong quản lí, kinh doanh. Nhờ nắm được thông tin, người quản lí Nhà nước, quản lí kinh doanh sẽ đưa ra những quyết định nhanh, chính xác, hiệu quả.

3. Với xã hội, thông tin liên lạc phát triển sẽ khắc phục những hạn chế về thời gian và khoảng cách, làm cho con người gần nhau hơn, đồng thời cũng giúp con người nâng cao nhận thức về nhiều mặt.

Bài tập 2: 

1. Cơ cấu vận tải hành khách: Chiếm tỉ trọng lớn nhất về số lượng hành khách vận chuyển và số lượng hành khách luân chuyển là đường bộ; nhỏ nhất - đường biển. Đường hàng không chiếm tỉ trọng nhỏ về số lượng hành khách vận chuyển, nhưng lại chiếm tỉ trọng lớn về số lượng hành khách luân chuyển. (Trong khi đó, đường hàng không lại chiếm tỉ trọng nhỏ về số lượng hành khách vận chuyển, nhưng tỉ trọng về số lượng hành khách luân chuyển lại lớn).

2. Cơ cấu vận chuyển hàng hoá: Chiếm tỉ trọng lớn nhất về khối lượng vận chuyển là đường bộ, nhưng tỉ trọng lớn nhất về khối lượng hàng hoá luân chuyển là đường biển. Đường hàng không có tỉ trọng nhỏ nhất về cả khối lượng hàng hoá vận chuyển và luân chuyển.

Bài tập 3: 

- Ngành bưu chính

1. Hiện nay ở nước ta, ngành Bưu chính vẫn là ngành chủ yếu mang tính phục vụ, vói mạng lưới rộng khắp trên toàn quốc.

2. Kĩ thuật của ngành Bưu chính đang còn lạc hậu, chưa đáp ứng tốt sự phát triển của đất nước và đời sống nhân dân.

3. Trong giai đoạn tới, ngành Bưu chính sẽ triển khai thêm các hoạt động mang tính kinh doanh để phù hợp với cơ chế thị trường, đồng thời áp dụng nhũng tiến bộ về khoa học, kĩ thuật để đẩy nhanh tốc độ phát triển.

- Ngành Viễn thông

1. Tuy có xuất phát điểm rất thấp, nhưng phát triển với tốc độ nhanh vượt bậc.

2. Đã xác đinh đúng hướng là đồn đầu các thành tựu kĩ thuật hiện đại của thế giới.

3. Mạng lưới viễn thông đã đa dạng.

Câu hỏi: Nước ta có điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển ngành vận tải đường biển. Điều này được thể hiện ở chỗ:

1. Nước ta có đường bờ biển dài từ Bắc vào Nam với chiều dài 3260km. Tiếp giáp với nhiều tỉnh, thành trong cả nước.

2. Có nhiều vũng vịnh kín gió để xây dựng hải cảng

3. Có nhiều đảo, quần đảo ven bờ

4. Nằm trên đường hàng hải quốc tế nên thuận lợi cho việc di chuyển, giao lưu buôn bán với các nước khác trên thế giới thông qua đường biển.

Câu hỏi: Hiện trạng cơ cở vật chất kĩ thuật của ngành giao thông vận tải nước ta là:

1. Mạng lưới giao thông và các cảng chính (Cảng biển, cảng hàng không)

- Đường ô tô: Hơn 18 vạn Km. Quốc lộ 1A là tuyến đường bộ quan trọng nhất, đang được nâng cấp. Ngoài ra, còn có các tuyến đường quan trọng khác.

- Đường sắt: 2630km, trong đó quan trọng nhất là tuyến đường sắt Bắc – Nam

- Đường sông: Khoảng 11000km được khai thác và đưa vào sử dụng.

- Đường ống: Được sử dụng để dẫn dầu, khí

- Đường hàng không: 18 sân bay, trong đó có 3 sân bay quốc tế (Hà Nội, Đà Nẵng, TPHCM) đang được nâng cấp và hiện đại hóa

- Đường biển: Cả nước có 73 cảng biển lớn nhỏ. Quan trọng nhất là các cảng Sài Gòn, Hải Phòng, Đà Nẵng…Một số cảng nước sâu đã và đang xây dựng (Cái Lân, Nghi Sơn, Dung Quất…)

2. Các đầu mối giao thông vận tải tổng tổng hợp có ý nghĩa quốc gia và quốc tế là Hà Nội, TPHCM và Đà Nẵng.

3. Các phương tiện vận tải được tăng cường và hiện đại hóa.

 

 

Tìm kiếm google: Giải địa lí 12 bài 30: Vấn đề phát triển ngành giao thông vận tải và thông tin liên lạc, địa lí 12 bài 30: Vấn đề phát triển ngành giao thông vận tải và thông tin liên lạc, bài 30: Vấn đề phát triển ngành giao thông vận tải và thông tin liên lạc.

Xem thêm các môn học

Giải địa lý 12 cực chất


Copyright @2024 - Designed by baivan.net