Soạn địa lý 12 bài 43 trang 195 cực chất

Địa lý 12 bài 43 trang 195 cực chất. Bài học: Các vùng kinh tế trọng điểm được thầy cô tổng hợp lại rất dễ nhớ. Với cách giải câu hỏi giữa bài và bài tập cuối bài học cực chất. Tài liệu hoàn toàn miễn phí, học sinh thoải mái tham khảo để củng cố kiến thức cho bản thân. Chúc các bạn học tập tốt môn địa lý 12.

[toc:ul]

Phần I. Câu hỏi và bài tập trong bài

Phần câu hỏi in nghiêng trong bài

Bài tập 1: Trang 196 sgk địa lí 12

Căn cứ vào số liệu của bảng thống kê, hãy phân tích thực trạng phát triển kinh tế của các vùng kinh tế trọng điểm?

Bài tập 2: Trang 197 sgk địa lí 12

Hãy phân tích các thế mạnh đối với việc phát triển kinh tế - xã hội của vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc?

Bài tập 3: Trang 199 sgk địa lí 12

Phân tích các thế mạnh để phát triển kinh tế - xã hội của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung?

Bài tập 4: Trang 200 sgk địa lí 12

Hãy trình bày các thế mạnh đối với việc phát triển kinh tế - xã hội của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam?

Phần bài tập cuối bài

Bài tập 1: Trang 200 sgk địa lí 12

Tại sao nước ta phải hình thành các vùng kinh tế trọng điểm?

Bài tập 2: Trang 200 sgk địa lí 12

Trình bày quá trình hình thành và phạm vi lãnh thổ của các vùng kinh tế trọng điểm?

Bài tập 3: Trang 200 sgk địa lí 12

Hãy so sánh các thế mạnh và hiện trạng phát triển kinh tế của ba vùng kinh tế trọng điểm?

Câu hỏi: Tại sao vùng kinh tế trọng điểm phía Nam lại có tốc độ tăng trưởng GDP cao nhất trong số các vùng kinh tế trọng điểm ở nước ta? Nêu định hướng phát triển của vùng này?

Phần II.  Hướng dẫn trả lời ngắn gọn

Phần câu hỏi in nghiêng trong bài

Bài tập 1: Thực trạng phát triển kinh tế của các vùng kinh tế trọng điểm:

- Tốc độ tăng trưởng GDP trung bình năm: 11,7%

- GDP của 3 vùng so với cả nước: 66,9%

- Cơ cấu GDP phân theo ngành: chủ yếu thuộc khu vực công nghiệp - xây dựng và dịch vụ.

- Kim ngạch xuất khẩu: 64,5%

Bài tập 2: Các thế mạnh của vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc để phát triển kinh tế - xã hội là:

- Vị trí địa lí của vùng thuận lợi cho việc giao lưu trong nước và quốc tế.

- Có nguồn lao động với số lượng lớn, chất lượng vào loại hàng đầu của cả nước.

- Có lịch sử khai thác lâu đời nhất nước ta với nền văn minh lúa nước.

- Lợi thế về gần nguồn nguyên liệu, nhiên liệu, khoáng sản, về nguồn lao động và thị trường tiêu thụ.

- Các ngành dịch vụ, du lịch có nhiều điều kiện để phát triển.

Bài tập 3: Các thế mạnh của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung để phát triển kinh tế - xã hội: Vị trí chuyển tiếp giữa các vùng phía Bắc và phía Nam, Quốc lộ 1A và tuyến đường sắt Thống Nhất, có các sân bay Đà Nẵng, Phú Bài, Chu Lai, Là cửa ngõ quan trọng thông ra biển của các tỉnh Tây Nguyên và Nam Lào, thuận lợi cho phát triển kinh tế và giao lưu hàng hoá, Thế mạnh về khai thác tổng hợp tài nguyên biển, khoáng sản, rừng để phát triển dịch vụ du lịch, nuôi trồng thuỷ sản, công nghiệp chế biến nông – lâm – thuỷ sản và một số ngành khác nhằm chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hóa.

Bài tập 4: Các thế mạnh của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam để phát triển kinh tế - xã hội:

- Tập trung đầy đủ các thế mạnh tự nhiên, kinh tế – xã hội.

- Tài nguyên thiên nhiên nổi trội hàng đầu là các mỏ dầu khí ở thềm lục địa.

- Dân cư đông, nguồn lao động dồi dào, có chất lượng.

- Cơ sở hạ tầng, cơ sở kĩ thuật tương đối tốQt và đồng bộ.

- Tập trung tiềm lực kinh tế mạnh nhất và có trình độ phát triển kinh tế cao nhất so với các vùng khác trong cả nước.

Phần bài tập cuối bài

Bài tập 1: Vì: Nước ta xuất phát là một nước nông nghiệp, trình độ phát triển còn hạn chế. Các nguồn lực phát triển kinh tế đa dạng phong phú nhưng lại phân bố rải rác khắp nơi, khó thu hút được sự đầu tư của nước ngoài nên cần phải hình thành các vùng kinh tế trọng điểm.

Bài tập 2: Qúa trình hình thành:

  •  Các vùng kinh tế trọng điểm được hình thành vào đầu thập kỉ 90 của thế kỉ 20.
  •  Quy mô, diện tích có sự thay đổi: tăng thêm các tỉnh lân cận

Phạm vi lãnh thổ của các vùng kinh tế trọng điểm:

Bài tập 3: So sánh 

Câu hỏi: Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam lại có tốc độ tăng trưởng GDP cao nhất trong số các vùng kinh tế trọng điểm nước ta vì:

- Có vị trí địa lí đặc biệt thuận lợi.

- Có nguồn tài nguyên đa dạng.

- Nguồn lao động dồi dào, có chất lượng.

- Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất - kĩ thuật tốt và đồng bộ.

- Có trình độ phát triển kinh tế cao nhất cả nước.

Định hướng phát triển của vùng là:

- Phát triển các ngành công nghiệp cơ bản, công nghiệp trọng điểm, công nghệ cao; hình thành các khu công nghiệp tập trung.

- Tiếp tục đẩy mạnh phát triển các ngành dịch vụ.

Phần III.  Hướng dẫn trả lời chi tiết

Phần câu hỏi in nghiêng trong bài

Bài tập 1: Qua bảng thống kê trên ta thấy được thực trạng phát triển kinh tế của các vùng kinh tế trọng điểm:

1. Tốc độ tăng trưởng GDP trung bình năm (2001 - 2005): 11,7%

2. GDP của 3 vùng so với cả nước: 66,9%

3. Cơ cấu GDP phân theo ngành: chủ yếu thuộc khu vực công nghiệp - xây dựng và dịch vụ.

4. Kim ngạch xuất khẩu: 64,5%

Bài tập 2: Các thế mạnh của vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc để phát triển kinh tế - xã hội là:

1. Vị trí địa lí của vùng thuận lợi cho việc giao lưu trong nước và quốc tế.

2. Hà Nội là thủ đô, đồng thời cũng là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá thuộc loại lớn nhất của cả nước.

3. Hai quốc lộ 5 và 18 là hai tuyến giao thông huyết mạch gắn kết cả Bắc Bộ nói chung với cụm cảng Hải Phòng – Cái Lân.

4. Có nguồn lao động với số lượng lớn, chất lượng vào loại hàng đầu của cả nước.

5. Có lịch sử khai thác lâu đời nhất nước ta với nền văn minh lúa nước.

6. Các ngành công nghiệp phát triển rất sớm và nhiều ngành có ý nghĩa toàn quốc nhờ các lợi thế về gần nguồn nguyên liệu, nhiên liệu, khoáng sản, về nguồn lao động và thị trường tiêu thụ.

7. Các ngành dịch vụ, du lịch có nhiều điều kiện để phát triển.

Bài tập 3: Các thế mạnh của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung để phát triển kinh tế - xã hội:

1. Vị trí chuyển tiếp giữa các vùng phía Bắc và phía Nam.

2. Quốc lộ 1A và tuyến đường sắt Thống Nhất, có các sân bay Đà Nẵng, Phú Bài, Chu Lai.

3. Là cửa ngõ quan trọng thông ra biển của các tỉnh Tây Nguyên và Nam Lào, thuận lợi cho phát triển kinh tế và giao lưu hàng hoá.

4. Thế mạnh về khai thác tổng hợp tài nguyên biển, khoáng sản, rừng để phát triển dịch vụ du lịch, nuôi trồng thuỷ sản, công nghiệp chế biến nông – lâm – thuỷ sản và một số ngành khác nhằm chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hóa.

Bài tập 4: Các thế mạnh của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam để phát triển kinh tế - xã hội:

1. Đây là khu vực bản lề giữa Tây Nguyên, Duyên hải Nam Trung Bộ với Đồng bằng sông Cửu Long, tập trung đầy đủ các thế mạnh tự nhiên, kinh tế – xã hội.

2. Tài nguyên thiên nhiên nổi trội hàng đầu là các mỏ dầu khí ở thềm lục địa.

3. Dân cư đông, nguồn lao động dồi dào, có chất lượng.

4. Cơ sở hạ tầng, cơ sở kĩ thuật tương đối tốQt và đồng bộ.

5. Tập trung tiềm lực kinh tế mạnh nhất và có trình độ phát triển kinh tế cao nhất so với các vùng khác trong cả nước.

Phần bài tập cuối bài

Bài tập 1: Nước ta phải hình thành các vùng kinh tế trọng điểm?

- Vì: Nước ta xuất phát là một nước nông nghiệp, trình độ phát triển còn hạn chế. Các nguồn lực phát triển kinh tế đa dạng phong phú nhưng lại phân bố rải rác khắp nơi, khó thu hút được sự đầu tư của nước ngoài nên cần phải hình thành các vùng kinh tế trọng điểm.

- Khi hình thành các vùng kinh tế trọng điểm thì sẽ có động lực để thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước (nơi hội tụ đầy đủ các thế mạnh, tập trung tiềm lực kinh tế và hấp dẫn các Nhà đầu tư; tạo ra tốc độ phát triển nhanh cho cả nước và có thể hỗ trợ cho các vùng khác; thu hút các ngành mới về công nghiệp và dịch vụ để từ đó nhân rộng ra toàn quốc).

Bài tập 2: Qúa trình hình thành:

1. Các vùng kinh tế trọng điểm được hình thành vào đầu thập kỉ 90 của thế kỉ 20.

2. Quy mô, diện tích có sự thay đổi: tăng thêm các tỉnh lân cận

Phạm vi lãnh thổ của các vùng kinh tế trọng điểm:

Bài tập 3: 

Câu hỏi: Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam lại có tốc độ tăng trưởng GDP cao nhất trong số các vùng kinh tế trọng điểm nước ta vì:

1. Có vị trí địa lí đặc biệt thuận lợi (bản lề giữa Tây Nguyên, Duyên hải Nam Trung Bộ với Đồng bằng sông Cửu Long...).

2. Có nguồn tài nguyên đa dạng, nổi bật nhất là dầu khí ở thềm lục địa.

3. Dân cư đông (15,2 triệu người năm 2006), nguồn lao động dồi dào, có chất lượng.

4. Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất - kĩ thuật tốt và đồng bộ.

5. Tập trung tiềm lực và có trình độ phát triển kinh tế cao nhất cả nước.

6. Các nguyên nhân khác (thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước, sự năng động trong cơ chế thị trường,...).

Định hướng phát triển của vùng là:

1. Phát triển các ngành công nghiệp cơ bản, công nghiệp trọng điểm, công nghệ cao; hình thành các khu công nghiệp tập trung.

2. Tiếp tục đẩy mạnh phát triển các ngành dịch vụ (thương mại, ngân hàng, du lịch,...).

 

Tìm kiếm google: Giải địa lí 12 bài 43: Các vùng kinh tế trọng điểm, địa lí 12 bài 43: Các vùng kinh tế trọng điểm, bài 43: Các vùng kinh tế trọng điểm.

Xem thêm các môn học

Giải địa lý 12 cực chất


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com