Soạn địa lý 12 bài 33 trang 150 cực chất

Địa lý 12 bài 33 trang 150 cực chất. Bài học: Vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng bằng sông Hồng được thầy cô tổng hợp lại rất dễ nhớ. Với cách giải câu hỏi giữa bài và bài tập cuối bài học cực chất. Tài liệu hoàn toàn miễn phí, học sinh thoải mái tham khảo để củng cố kiến thức cho bản thân. Chúc các bạn học tập tốt môn địa lý 12.

[toc:ul]

Phần I. Câu hỏi và bài tập trong bài

Phần câu hỏi in nghiêng trong bài

Bài tập 1: Trang 150 – sgk địa lí 12

Hãy kể tên các tỉnh, thành phố (tương đương cấp tỉnh) thuộc đồng bằng sông Hồng?

Bài tập 2: Trang 150 – sgk địa lí 12

Dựa vào biểu đồ hình 33.1 sgk, hãy trình  bày các thế mạnh của Đồng bằng sông Hồng?

Bài tập 3: Trang 151 – sgk địa lí 12

Hãy phân tích sức ép của dân số đối với việc phát triển kinh tế - xã hội ở đồng bằng sông Hồng?

Bài tập 4: Trang 151 – sgk địa lí 12

Các hạn chế về tự nhiên đã ảnh hưởng như thế nào đến việc phát triển kinh tế - xã hội ở đồng bằng sông Hồng?

Bài tập 5: Trang 152 – sgk địa lí 12

Dựa vào biểu đồ hình 33.2 (SGK), hãy nhận xét về sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng bằng sông Hồng?

Phần bài tập cuối bài

Bài tập 1: Trang 153 – sgk địa lí 12

Tại sao lại có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở đồng bằng sông Hồng?

Bài tập 2: Trang 153 – sgk địa lí 12

Phân tích những nguồn lực ảnh hưởng đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Đồng bằng sông Hồng?

Bài tập 3: Trang 153 – sgk địa lí 12

Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng bằng sông Hồng diễn ra như thế nào? Nêu những định hướng chính trong tương lai?

Câu hỏi: Chứng minh rằng vùng Đồng bằng sông Hồng là vùng kinh tế có vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế xã hội của nước ta?

Câu hỏi: Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy chứng minh ở Bắc Bộ, đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận là khu vực có mức độ tập trung công nghiệp vào loại cao nhất trong cả nước?

Phần II.  Hướng dẫn trả lời ngắn gọn

Phần câu hỏi in nghiêng trong bài

Bài tập 1: Các tỉnh, thành phố thuộc đồng bằng sông Hồng là: Thành phố Hà Nội, Thành phố Hải Phòng, Tỉnh Hưng Yên, Tỉnh Thái Bình, Tỉnh Nam Định, Tỉnh Hà Nam, Tỉnh Ninh Bình, Tỉnh Hải Dương, Tỉnh Bắc Ninh, Tỉnh Vĩnh Phúc

Bài tập 2: Trình  bày các thế mạnh của Đồng bằng sông Hồng: Giáp Trung du – miền núi phía Bắc, Bắc Trung Bộ và vịnh Bắc Bộ, Gần các vùng giàu tài nguyên khoáng sản và thủy điện lớn nhất nước ta, Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc.

Bài tập 3: Phân tích sức ép của dân số:

- Do dân số đông, mật độ cao, tăng nhanh đã kìm hãm tốc độ tăng trưởng KT, kìm hãm sự chuyển dịch cơ cấu KT của vùng.

- Số dân đông, kết cấu dân số trẻ, gây khó khăn cho việc giải quyết việc làm, đặc biệt ở khu vực thành, thị.

- Giải quyết các nhu cầu xã hội gặp nhiều khó khăn.

- Hàng loạt vấn đề xã hội như nhà ở, y tế, văn hóa, giáo dục vẫn còn là bức xúc.

Bài tập 4: Các hạn chế về tự nhiên của vùng:

- Dân số đông nhất cả nước, mật độ dân số cao 

- Thường có thiên tai.

- Suy thoái một số loại tài nguyên (đất, nước trên mặt…).

- Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm, chưa phát huy hết thế mạnh của vùng, tỉ lệ nông nghiệp còn cao.

Bài tập 5: 

- Giai đoạn 1986 – 2005, cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng bằng sông Hồng có sự chuyển dịch theo hướng: Giảm tỉ trọng của khu vực I, Tăng tỉ trọng của khu vực II, Tăng tỉ trọng của khu vực III.

- Cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng bằng sông Hồng có sự chuyển dịch theo hướng tích cực nhưng còn chậm, nhất là ở khu vực II.

Phần bài tập cuối bài

Bài tập 1: Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở đồng bằng sông Hồng:

- Được đánh giá là vùng có vai trò đặc biệt trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. 

- Tuy nhiên, với chính sách hiện nay, nó chưa thật sự phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội với tình hình thực tế hiện nay.

- Nông nghiệp vẫn là ngành chiếm tỉ lệ cao, trong đó lúa vẫn là cây trồng chủ đạo. 

- Dân số của vùng ngày càng rất đông, mật độ dân số cao gấp 4,8 lần so với cả nước. 

Bài tập 2: Những nguồn lực ảnh hưởng đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Đồng bằng sông Hồng là:

  •  Vị trí địa lí: có nhiều thuận lợi cho việc phát triển kinh tế – xã hội.
  •  Tài nguyên thiên nhiên:

o Đất là tài nguyên quan trọng hàng đầu.

o Tài nguyên nước ở Đồng bằng sông Hồng rất phong phú

o Đường bờ biển dài 400km. 

o Khoáng sản có giá trị nhất là đá vôi, sét, cao lanh. 

  • Điều kiện kinh tế - xã hội:

o Nguồn lao động dồi dào với truyền thống và kinh nghiệm sản xuất Dhong phú. 

o Cơ sở hạ tầng vào loại tốt nhất so với các vùng trong cả nước. 

o Cơ sở vật chất - kĩ thuật cho các ngành kinh tế đã được hình thành và ngày càng hoàn thiện. 

o Thị trường tiêu thụ rộng lớn.

o Có lịch sử khai thác lãnh thổ lâu đời.

o Là nơi tập trung nhiều di tích, lễ hội, các làng nghề truyền thống, các trường đại học, viện nghiên cứu…

o Mạng lưới đô thị tương đối phát triển với hai trung tâm kinh tế - xã hội vào loại lớn nhất cả nước là Hà Nội, Hải Phòng.

Bài tập 3: Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở ĐBSH:

- Thực trạng:

o Đất nông nghiệp đang bị thu hẹp.

o Cơ cấu kinh tế theo ngành đã có sự chuyển dịch theo hướng tích cực, tuy nhiên còn chậm. 

o Các định hướng chính

- Chuyển dịch trong nội bộ từng ngành kinh tế:

o Trong khu vực I: Giảm tỉ trọng ngành trồng trọt, tăng tỉ trọng ngành chăn nuôi và thủy sản.

o Trong khu vực II: Hình thành các ngành công nghiệp trọng điểm.

o Trong khu vực III: Tăng cường phát triển du lịch, dịch vụ tài chính, ngân hàng, giáo dục đào tạo…

Câu hỏi: Đồng bằng sông Hồng là vùng kinh tế có vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế xã hội của nước ta vì: Có vị trí địa lí quan trọng, có nhiều thế mạnh để phát triển kinh tế

Thành tựu kinh tế:

- Đồng bằng sông Hồng đóng góp 23% trong GDP cả nước

- Nông nghiệp: vùng trọng điểm lương thực, thực phẩm số 2 cả nước, thế mạnh SX cây lương thực, thực phẩm vụ đông, cây công nghiệp, chăn nuôi.

- Công nghiệp: tập trung nhiều trung tâm công nghiệp.

- Dịch vụ: phát triển mạnh đặc biệt thương mại, giao thông vận tải, ngân hàng, tài chính, du lịch...

Câu hỏi: Chứng minh:

- Ở Bắc Bộ, đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận là khu vực có mức độ tập trung công nghiệp vào loại cao nhất trong cả nước.

- Từ Hà Nội, hoạt động công nghiệp với chuyên môn hóa khác nhau lan tỏa theo nhiều hướng dọc các tuyến giao thông huyết mạch.

Phần III.  Hướng dẫn trả lời chi tiết

Phần câu hỏi in nghiêng trong bài

Bài tập 1: Các tỉnh, thành phố thuộc đồng bằng sông Hồng là:

1. Thành phố Hà Nội

2. Thành phố Hải Phòng

3. Tỉnh Hưng Yên

4. Tỉnh Thái Bình

5. Tỉnh Nam Định

6. Tỉnh Hà Nam

7. Tỉnh Ninh Bình

8. Tỉnh Hải Dương

9. Tỉnh Bắc Ninh

10. Tỉnh Vĩnh Phúc

Bài tập 2: Trình  bày các thế mạnh của Đồng bằng sông Hồng:

Vị trí địa lí:

1. Giáp Trung du – miền núi phía Bắc, Bắc Trung Bộ và vịnh Bắc Bộ.

2. Gần các vùng giàu tài nguyên khoáng sản và thủy điện lớn nhất nước ta.

3. Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc.

=> Ý nghĩa: Nằm ở trung tâm Bắc Bộ, giống như chiếc cầu nối giữa Đông Bắc, Tây Bắc với vùng Bắc Trung Bộ và biển Đông. Việc giao lưu kinh tế với các vùng khác và với nước ngoài trở nên thuận lợi, dễ dàng hơn.

Tài nguyên thiên nhiên:

1. Đất nông nghiệp: diện tích khoảng 760.000 ha (chiếm 51,2%), trong đó 70% có độ phì cao và trung bình, có giá trị lớn về sản xuất nông nghiệp. Tỉ lệ đất nông nghiệp đã được sử dụng rất cao tới gần 82,5%.

2. Địa hình: bằng phẳng thuận lợi cho canh tác nông nghiệp quy mô lớn, phân bố dân cư, nhà máy sản xuất thuận lợi.

3. Khí hậu: nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa đông lạnh làm cho cơ cấu cây trồng đa dạng.

4. Tài nguyên nước: phong phú bao gồm nước sông (hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình), nước ngầm, nước nóng, nước khoáng có chất lượng. Đảm bảo cho sản xuất và sinh hoạt. Diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản khoảng 90,3 nghìn ha năm (2005).

5. Tài nguyên biển: bờ biển dài 400 km, vùng biển có tiềm năng lớn để phát triển nhiều ngành kinh tế (đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản, giao thông, du lịch), có ngư trường trọng điểm Hải Phòng – Quảng Ninh, cảng Hải Phòng…

6. Khoáng sản: đá vôi (Hải Phòng, Hà Nam, Ninh Bình), sét cao lanh, than nâu, khí tự nhiên. Khí đốt đã được khai thác ở Tiền Hải (Thái Bình).

Điều kiện kinh tế – xã hội:

1. Dân cư đông nên có nguồn lao động dồi dào, nguồn lao động này có nhiều kinh nghiệm và truyền thống trong sản xuất, chất lượng lao động cao. Đồng thời, tạo ra thị trường có sức mua lớn.

2. Có lịch sử khai thác lãnh thổ lâu đời nên tập trung nhiều lễ hội, làng nghề, di tích văn hóa lịch sử, mạng lưới đô thị rất phát triển.

3. Có sự đầu tư của Nhà nước và nước ngoài.

4. Cơ sở vật chất kĩ thuật và kết cấu hạ tầng phát triển mạnh (giao thông, điện, nước, thuỷ lợi, xí nghiệp, nhà máy…) thuộc loại tốt nhất cả nước.

Bài tập 3

1. Đồng bằng sông Hồng là khu vực có dân số đông nhất, mật độ dân số lên đến 1225 người/km2, gấp gần 5 lần đối với mật độ dân số cả nước.

2. Chính điều đó đã gây sức ép nặng nề đối với việc phát triển kinh tế - xã hội của vùng.

3. Do dân số đông, mật độ cao, tăng nhanh đã kìm hãm tốc độ tăng trưởng KT, kìm hãm sự chuyển dịch cơ cấu KT của vùng.

4. Số dân đông, kết cấu dân số trẻ, gây khó khăn cho việc giải quyết việc làm, đặc biệt ở khu vực thành, thị.

5. Dân số đông khiến cho việc đáp ứng, giải quyết các nhu cầu xã hội gặp nhiều khó khăn.

6. Hàng loạt vấn đề xã hội như nhà ở, y tế, văn hóa, giáo dục vẫn còn là bức xúc.

Bài tập 4:  Các hạn chế về tự nhiên của vùng:

1. Dân số đông nhất cả nước, mật độ dân số cao : năm 2006 là 1.225 người/ km2 (gấp 4,8 lần mật độ trung bình cả nước năm 2006) gây sức ép về nhiều mặt (việc làm, nhà ở, bình quân đất nông nghiệp trên đầu người thấp chỉ có 0,04 ha/người…) trong khi nền kinh tế lại chậm phát triển.

2. Thường có thiên tai như : bão, lũ lụt, hạn hán… gây tác hại đến hoạt động sản xuất và đời sống

3. Tài nguyên thiên nhiên không thật phong phú nhưng lại sử dụng không hợp lí, thiếu các nguyên liệu cơ bản cho phát triển công nghiệp nên phải phải nhập từ vùng khác gây tốn kém, giá thành cao. Sự suy thoái một số loại tài nguyên (đất, nước trên mặt…).

4. Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm, chưa phát huy hết thế mạnh của vùng, tỉ lệ nông nghiệp còn cao.

Bài tập 5: 

- Giai đoạn 1986 – 2005, cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng bằng sông Hồng có sự chuyển dịch theo hướng:

1. Giảm tỉ trọng của khu vực I (nông – lâm – ngư nghiệp) từ 49,5% (năm 1986) xuống còn 25,1% (năm 2005), giảm 24,4%.

2. Tăng tỉ trọng của khu vực II (công nghiệp – xây dựng) từ 21,5% (năm 1986) lên 29,9% (năm 2005), tăng 8,4%.

3. Tăng tỉ trọng của khu vực III (dịch vụ) từ 29,0% (năm 1986) lên 45,0% (năm 2005), tăng 16,0%.

- Cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng bằng sông Hồng có sự chuyển dịch theo hướng tích cực nhưng còn chậm, nhất là ở khu vực II.

Phần bài tập cuối bài

Bài tập 1: Có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở đồng bằng sông Hồng:

1. Đồng bằng sông Hồng được đánh giá là vùng có vai trò đặc biệt trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Bởi đây là vựa lúa lớn thứ hai nước ta cũng là vùng trọng điểm lương thực và công nghiệp – dịch vụ quan trọng của cả nước.

2. Tuy nhiên, với chính sách hiện nay, nó chưa thật sự phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội với tình hình thực tế hiện nay.

3. Bởi hiện nay, trong cơ cấu ngành thì nông nghiệp vẫn là ngành chiếm tỉ lệ cao, trong đó lúa vẫn là cây trồng chủ đạo. Ở thành thị, công nghiệp phát triến nhưng các ngành dịch vụ lại còn chậm phát triển.

4. Dân số của vùng ngày càng rất đông, mật độ dân số cao gấp 4,8 lần so với cả nước. Chính vì vậy, việc phát triển kinh tế với cơ cấu cũ không đáp ứng được yếu cầu về sản xuất và đời sống.

5. Do đó, đòi hỏi vùng phải chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhằm khai thác có hiệu quả những thế mạnh vốn có của ĐBSH, góp phần cải thiện đời sống nhân dân.

Bài tập 2: Những nguồn lực ảnh hưởng đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Đồng bằng sông Hồng là:

1. Vị trí địa lí: có nhiều thuận lợi cho việc phát triển kinh tế – xã hội. Về mặt tự nhiên, nó nằm ở vị trí chuyển tiếp giữa Trung du và miền núi Bắc Bộ với Biển Đông rộng lớn. Về mặt kinh tế, Đồng bằng sông Hồng liền kề với vùng có tiềm năng khoáng sản và thủy điện lớn nhất nước ta. Nằm ở trung tâm Bắc Bộ, gần như bao trọn Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, vùng này giống như chiếc cầu nối giữa Đông Bắc, Tây Bắc với vùng Bắc Trung Bộ và Biển Đông. Vì thế, việc giao lưu giữa Đồng bằng sông Hồng với các vùng khác trong cả nước và với các nước trong khu vực và trên thế giới trở nên dễ dàng.

2. Tài nguyên thiên nhiên:

- Đất là tài nguyên quan trọng hàng đầu. Đất nông nghiệp chiếm 51,2% diện tích đồng bằng, trong đó 70% là đất có độ phì cao và trung bình, thuận lợi cho phát triển nông nghiệp.

- Tài nguyên nước ở Đồng bằng sông Hồng rất phong phú (nước mặt, nước dưới đất, nước nóng, nước khoáng).

- Đường bờ biển dài 400km. Hầu hết vùng bờ biển có điều kiện để làm muối và nuôi trồng thủy sản; bên cạnh đó là khả năng phát triển giao thông vận tải biển và du lịch.

- Khoáng sản có giá trị nhất là đá vôi, sét, cao lanh. Ngoài ra còn có than nâu và tiềm năng về dầu khí.

3. Điều kiện kinh tế - xã hội:

- Nguồn lao động dồi dào với truyền thống và kinh nghiệm sản xuất Dhong phú. Chất lượng lao động đứng hàng đầu cả nước và tập trung phần lớn ở các đô thị.

- Cơ sở hạ tầng vào loại tốt nhất so với các vùng trong cả nước. Mạng lưới giao thông phát triển mạnh và khả năng cung cấp điện, nước được đảm bảo.

- Cơ sở vật chất - kĩ thuật cho các ngành kinh tế đã được hình thành và ngày càng hoàn thiện. Đó là hệ thống các công trình thủy lợi, các trạm, trại bảo vệ cây trồng, vật nuôi, các nhà máy, xí nghiệp với năng lực đáng kể…

- Thị trường tiêu thụ rộng lớn.

- Có lịch sử khai thác lãnh thổ lâu đời.

- Là nơi tập trung nhiều di tích, lễ hội, các làng nghề truyền thống, các trường đại học, viện nghiên cứu…

- Mạng lưới đô thị tương đối phát triển với hai trung tâm kinh tế - xã hội vào loại lớn nhất cả nước là Hà Nội, Hải Phòng.

- Bên cạnh những điều kiện thuận lợi để chuyển dịch cơ cấu kinh tế  thì cũng có những khó khăn gây trở ngại có sự chuyển dịch đó là dân số quá đông, các thiên tai bão lũ cũng như việc thiếu nguyên nhiên liệu cho phát triển công nghiệp…

Bài tập 3: Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở ĐBSH:

1.Thực trạng:

- Đất nông nghiệp đang bị thu hẹp, sức ép việc làm, Đổi mới CNH, HĐH Đất nước đòi hỏi sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở ĐBSH

- Cơ cấu kinh tế theo ngành đã có sự chuyển dịch theo hướng tích cực, tuy nhiên còn chậm. Đó là giảm tỉ trọng khu vực I, tăng tỉ trọng khu vực II và III.

- Các định hướng chính

- Định hướng chung: Tiếp tục đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế: giảm tỉ trọng khu vực I, tăng tỉ trọng khu vực II và III.

2. Chuyển dịch trong nội bộ từng ngành kinh tế:

- Trong khu vực I:

 Giảm tỉ trọng ngành trồng trọt, tăng tỉ trọng ngành chăn nuôi và thủy sản.

 Trong trồng trọt: giảm tỉ trọng cây lương thực, tăng tỉ trọng cây công nghiệp, cây thực phẩm, cây ăn quả.

- Trong khu vực II: Hình thành các ngành công nghiệp trọng điểm.

- Trong khu vực III: Tăng cường phát triển du lịch, dịch vụ tài chính, ngân hàng, giáo dục đào tạo…

Câu hỏi: Đồng bằng sông Hồng là vùng kinh tế có vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế xã hội của nước ta vì:

- Có vị trí địa lí quan trọng: Tiếp giáp với Trung du miền núi Bắc Bộ nơi có nguồn khoáng sản lớn; nằm trong khu kinh tế trọng điểm phía Bắc; có Hà Nội là thủ đô, là trung tâm hành chính, dịch vụ lớn nhất cả nước.

- Có nhiều thế mạnh để phát triển kinh tế: Đất đai màu mỡ, khí hậu thuận lợi, cơ sở hạ tầng phát triển, cầu nối giao thông mở rộng….

Thành tựu kinh tế:

- Đồng bằng sông Hồng đóng góp 23% trong GDP cả nước

- Nông nghiệp: vùng trọng điểm lương thực, thực phẩm số 2 cả nước, thế mạnh SX cây lương thực, thực phẩm vụ đông, cây công nghiệp, chăn nuôi.

- Công nghiệp: tập trung nhiều trung tâm công nghiệp, có nhiều đóng góp cho nền kinh tế, cơ cấu công nghiệp đa ngành, 2 trung tâm công nghiệp lớn Hà Nội, Hải Phòng.

- Dịch vụ: phát triển mạnh đặc biệt thương mại, giao thông vận tải, ngân hàng, tài chính, du lịch...

Câu hỏi:

- Ở Bắc Bộ, đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận là khu vực có mức độ tập trung công nghiệp vào loại cao nhất trong cả nước.

- Từ Hà Nội, hoạt động công nghiệp với chuyên môn hóa khác nhau lan tỏa theo nhiều hướng dọc các tuyến giao thông huyết mạch. Đó là hướng:

1. Hải Phòng – Hạ Long – Cẩm Phả (cơ khí, khai thác than, vật liệu xây dựng….)

2. Đáp Cầu – Bắc Giang (vật liệu xây dựng, phân hóa học)

3. Đông Anh – Thái Nguyên (cơ khí, luyện kim)

4. Việt Trì – Lâm Thảo (hóa chất, giấy)

5. Hòa Bình – Sơn La (thủy điện)

6. Nam Định – Ninh Bình – Thanh Hóa (dệt – may, điện, vật liệu xây dựng).

 

Tìm kiếm google: Giải địa lí 12 bài 33: Vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng bằng sông Hồng , địa lí 12 bài 33: Vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng bằng sông Hồng , bài 33: Vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng bằng sông Hồng.

Xem thêm các môn học

Giải địa lý 12 cực chất


Copyright @2024 - Designed by baivan.net