[toc:ul]
Bài tập 1: Quan sát biểu đồ (hình 26.1 trang 113 SGK), hãy nhận xét về sự chuyển dịch cơ cấu công nghiệp theo ngành của nước ta.
Bài tập 2: Dựa vào hình 26.2 (SGK trang 115) hoặc Atlat Địa lí Việt Nam, hãy trình bày sự phân hóa lãnh thổ công nghiệp của nước ta.
Bài tập 3: Chứng minh rằng cơ cấu ngành của Công nghiệp nước ta tương đối đa dạng.
Bài tập 4: Tại sao nước ta có sự chuyển dịch cơ cấu công nghiệp theo ngành?
Bài tập 5: Chứng minh rằng cơ cấu vốn công nghiệp nước ta có sự phân hóa về mặt lãnh thổ. Tại sao lại có sự phân hóa đó?
Bài tập 6: Hãy nêu nhận xét về cơ cấu công nghiệp theo thành phần kinh tế của nước ta.
Câu hỏi: Trình bày cơ cấu công nghiệp theo ngành ở nước ta? Tại sao cần phải phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm?
Câu hỏi: Nêu những điểm chung của các ngành công nghiệp năng lượng, công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản ở nước ta?
Câu hỏi: Phân tích những thế mạnh về nguồn nguyên liệu tại chỗ của ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm ở nước ta? Tại sao một số sản phẩm thuộc ngành này lại trở thành mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta?
Câu hỏi: Nêu tên các phân ngành của công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm của nước ta?
Câu hỏi: Dựa vào kiến thức đã học hãy phân tích tình hình phát triển và phân bố ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm ở nước ta?
Bài tập 1: Quan sát biểu đồ hình 26.1 ta thấy:
– Tăng tỉ trọng công nghiệp chế biến, từ 79,9% (năm 1996) lên 83,2% (năm 2005), tăng 3,3%.
– Giảm tỉ trọng công nghiệp khai thác, từ 13,9% (năm 1996) xuống còn 11,2% (năm 2005), giảm 2,7%.
– Giảm tỉ trọng công nghiệp sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước, từ 6,2% (năm 1996) xuống còn 5,6% (năm 2005), giảm 0,6%.
Bài tập 2: Sự phân hóa lãnh thổ công nghiệp của nước ta không đồng đều giữa các vùng, Hoạt động công nghiệp tập trung chủ yếu ở một số khu vực: đồng bằng sông Hồng và phụ cận, Đông Nam Bộ và vùng phụ cận, rải rác ở Duyên hải miền Trung. Ở các vùng còn lại, hoạt động công nghiệp diễn ra thưa thớt.
Bài tập 3: Hiện nay, cơ cấu ngành công nghiệp nước ta tương đối đa dạng. Điều đó được thể hiện trong các nhóm ngành và ngành công nghiệp.
Bài tập 4: Sự chuyển dịch cơ cấu công nghiệp theo nhành là do sự tác động của nhiều yếu tố như đường lối phát triển công nghiệp của Đảng và Nhà nước. Bên cạnh đó, thị trường là yếu tố tác động mạnh đến sản xuất. một khi nhu cầu thị trường thay đổi sẽ kéo theo sự thay đổi của sản xuất, làm thay đổi cơ cấu, đặc biệt là cơ cấu sản phẩm.
Bài tập 5: Sự phân hóa lãnh thổ CN là sự thể hiện ở mức độ tập trung công nghiệp trên một vùng lãnh thổ.
Nguyên nhân: Tài nguyên thiên nhiên, Nguồn lao động có tay nghề, Thị trường, Kết cấu hạ tầng, Vị trí địa lý.
Bài tập 6: Nhận xét về cơ cấu công nghiệp theo thành phần kinh tế của nước ta: Cơ cấu công nghiệp theo thành phần kinh tế của nước ta rất đa dạng, Cơ cấu công nghiệp theo thành phần kinh tế đang có sự dịch chuyển.
Câu hỏi: Cơ cấu công nghiệp theo ngành ở nước ta:
- Thể hiện ở tỉ trọng giá trị sản xuất của từng ngành (nhóm ngành) trong toàn bộ hệ thống các ngành công nghiệp.
- Tương đối đa dạng.
- Đang nổi lên một số ngành công nghiệp trọng điểm.
- Có sự chuyển dịch theo hướng tăng tỉ trọng công nghiệp chế biến;giảm tỉ trọng công nghiệp khai thác và sản xuất, phân phối điện,khí đốt, nước.
Lí do phải phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm là:
- Khai thác có hiệu quả các thế mạnh.
- Thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển và mang lại hiệu quả cao về kinh tế, xã hội, môi trường.
Câu hỏi: Những điểm chung của các ngành công nghiệp năng lượng, công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản:
- Đều là những ngành quan trọng, có vai trò to lớn cả về kinh tế và xã hội.
- Tuy có những hạn chế nhưng đều có thể mạnh phát triển lâu dài.
- Các ngành đều khai thác được lợi thế của mình và phát triển mạnh.
Câu hỏi: Những thế mạnh về nguồn nguyên liệu tại chỗ của ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm ở nước ta: Nguyên liệu từ ngành trồng trọt, Nguyên liệu từ ngành chăn nuôi, Nguyên liệu từ ngành thủy sản
Một số sản phẩm thuộc ngành này trở thành mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam vì: Đáp ứng được nhu cầu của thị trường quốc tế đầy tiềm năng, Phát huy được các thế mạnh trong nước để sản xuất ra các sản phẩm này, đem lại hiệu quả cao về kinh tế, xã hội.
Câu hỏi: Các ngành thuộc công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm: Chế biến sản phẩm trồng trọt, Chế biến sản phẩm chăn nuôi, Chế biến thủy, hải sản
Câu hỏi: Tình hình phát triển: Cơ cấu ngành đa dạng, Giá trị sản xuất từ năm 2000 đến 2007 tăng, Tỉ trọng giá trị sản xuất công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm chiếm tỉ trọng lớn trong cơ cấu toàn ngành công nghiệp, Ngày càng hình thành nhiều trung tâm công nghiệp.
Phân bố ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm:
- Phân bố rộng rãi khắp các vùng lãnh thổ đất nước, đặc biệt là ở các thành phố, thị xã và đồng bằng lớn.
- Phân bố gắn với vùng nguyên liệu và thị trường tiêu thụ.
Bài tập 1: Quan sát biểu đồ hình 26.1 ta thấy:
Từ năm 1996 đến năm 2005, cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp theo giá thực tế phân theo ba nhóm ngành của nước ta có sự chuyển dịch theo hướng:
1. Tăng tỉ trọng công nghiệp chế biến, từ 79,9% (năm 1996) lên 83,2% (năm 2005), tăng 3,3%.
2. Giảm tỉ trọng công nghiệp khai thác, từ 13,9% (năm 1996) xuống còn 11,2% (năm 2005), giảm 2,7%.
3. Giảm tỉ trọng công nghiệp sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước, từ 6,2% (năm 1996) xuống còn 5,6% (năm 2005), giảm 0,6%.
Bài tập 2: Sự phân hóa lãnh thổ công nghiệp của nước ta không đồng đều giữa các vùng.
1. Hoạt động công nghiệp tập trung chủ yếu ở một số khu vực: đồng bằng sông Hồng và phụ cận, Đông Nam Bộ và vùng phụ cận, rải rác ở Duyên hải miền Trung.
2. Ở các vùng còn lại, hoạt động công nghiệp diễn ra thưa thớt.
Bài tập 3: Hiện nay, cơ cấu ngành công nghiệp nước ta tương đối đa dạng. Điều đó được thể hiện trong các nhóm ngành và ngành công nghiệp.
1. Theo cách phân loại hiện hành, nước ta có 3 nhóm với 29 ngành công nghiệp: nhóm công nghiệp khai thác (4 ngành), nhóm công nghiệp chế biến (23 ngành) và nhóm sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước (2 ngành).
2. Bên cạnh đó, nước ta còn có một số ngành công nghiệp trọng điểm khác như: công nghiệp năng lượng, công nghiệp chế biến lương thực - thực phẩm, công nghiệp dệt - may, công nghiệp hoá chất - phân bón - cao su, công nghiệp vật liệu xây dựng, công nghiệp cơ khí - điện tử...
Bài tập 4: Sự chuyển dịch cơ cấu công nghiệp theo nhành là do sự tác động của nhiều yếu tố như đường lối phát triển công nghiệp của Đảng và Nhà nước. Bên cạnh đó, thị trường là yếu tố tác động mạnh đến sản xuất. một khi nhu cầu thị trường thay đổi sẽ kéo theo sự thay đổi của sản xuất, làm thay đổi cơ cấu, đặc biệt là cơ cấu sản phẩm.
Chưa dừng lại ở đó, các nguồn lực kinh tế và xã hội cũng có tác động lớn đến sự dịch chuyển cơ cấu công nghiệp theo ngành. Sự chuyển dịch cơ cấu công nghiệp theo ngành nhằm để thích nghi với tình hình mới để hội nhập vào thị trường khu vực và thế giới.
Bài tập 5: Sự phân hóa lãnh thổ CN là sự thể hiện ở mức độ tập trung công nghiệp trên một vùng lãnh thổ.
Ở nước ta , cơ cấu vốn công nghiệp có sự phân hóa theo lãnh thổ. Cụ thể là:
1. Ở Bắc bộ, đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận có mức độ tập trung công nghiệp cao nhất nước. Từ Hà Nội tỏa đi các hướng …
2. Ở Nam bộ hình thành một dải công nghiệp: Tp. HCM là trung tâm công nghiệp lớn nhất nước …
3. Dọc duyên hải miền Trung: có Đà Nẵng, Vinh, Quy Nhơn, Nha Trang…
4. Ở những khu vực còn lại, nhất là vùng núi, công nghiệp phân bố phân tán.
Nguyên nhân dẫn đến sự phân hóa đó do sự tác động của nhiều nhân tố khác nhau:
1. Tài nguyên thiên nhiên.
2. Nguồn lao động có tay nghề.
3. Thị trường.
4. Kết cấu hạ tầng.
5. Vị trí địa lý.
Bài tập 6: Nhận xét về cơ cấu công nghiệp theo thành phần kinh tế của nước ta:
1. Cơ cấu công nghiệp theo thành phần kinh tế của nước ta rất đa dạng, bao gồm: khu vực nhà nước, khi vực ngoài nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.
2. Cơ cấu công nghiệp theo thành phần kinh tế đang có sự dịch chuyển.
3. Hiện nay, xu hướng chung của sự chuyển dịch cơ cấu công nghiệp theo thành phần kinh tế của nước ta là giảm mạnh tỉ trọng của khu vực Nhà nước, tăng tỉ trọng của khu vực ngoài Nhà nước, đặc biệt là khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. Năm 2005, tỉ trọng giá trị sản xuât công nghiệp ở nước ta của các khu vực tương ứng là 25,1%, 31,2% và 43,7%.
Câu hỏi: Cơ cấu công nghiệp theo ngành ở nước ta:
1. Được thể hiện ở tỉ trọng giá trị sản xuất của từng ngành (nhóm ngành) trong toàn bộ hệ thống các ngành công nghiệp.
2. Tương đối đa dạng (3 nhóm ngành gồm 29 ngành công nghiệp).
3. Đang nổi lên một số ngành công nghiệp trọng điểm (năng lượng,chế biến lương thực – thực phẩm, dệt – may…).
4. Có sự chuyển dịch theo hướng tăng tỉ trọng công nghiệp chế biến;giảm tỉ trọng công nghiệp khai thác và sản xuất, phân phối điện,khí đốt, nước.
Lí do phải phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm là:
1. Khai thác có hiệu quả các thế mạnh (tự nhiên, kinh tế – xã hội).
2. Thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển và mang lại hiệu quả cao về kinh tế, xã hội, môi trường.
Câu hỏi: Những điểm chung của các ngành công nghiệp năng lượng, công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản:
1. Đều là những ngành quan trọng (Công nghiệp trọng điểm), có vai trò to lớn cả về kinh tế và xã hội.
2. Tuy có những hạn chế nhưng đều có thể mạnh phát triển lâu dài.
3. Các ngành đều khai thác được lợi thế của mình và phát triển mạnh. Đó là:
o Ngành công nghiệp năng lượng:
Tài nguyên dồi dào: than, dầu khí, thủy năng…
Thị trường rộng lớn
Công nghiệp năng lượng được đầu tư và đi trước một bước…
o Ngành công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản:
Nguyên liệu tạo chỗ phong phú
Thị trường tiêu thụ rộng lớn
Được quan tâm phát triển, thu hút đầu tư, nguồn lao động dồi dào…
o Ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng:
Nguồn lao động dồi dào, giàu kinh nghiệm
Thị trường tiêu thụ rộng lớn
Được quan tâm phát triển, thu hút đầu tư…
Câu hỏi: Những thế mạnh về nguồn nguyên liệu tại chỗ của ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm ở nước ta:
1. Nguyên liệu từ ngành trồng trọt
- Nhóm cây lương thực (lúa, hoa màu các loại) và cây thực phẩm.
- Nhóm cây công nghiệp (lâu năm, hàng năm) và cây ăn quả.
2. Nguyên liệu từ ngành chăn nuôi:
- Chăn nuôi gia sức ăn cỏ (trâu, bò…)
- Chăn nuôi lợn và gia cầm
3. Nguyên liệu từ ngành thủy sản:
- Thủy sản đánh bắt
- Thủy sản từ nuôi trồng
Một số sản phẩm thuộc ngành này trở thành mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam vì:
- Đáp ứng được nhu cầu của thị trường quốc tế đầy tiềm năng (Hoa Kì, EU, Nhật Bản….)
- Phát huy được các thế mạnh trong nước (về nguồn nguyên liệu, lao động, cơ sở vật chất –kĩ thuật, chính sách…) để sản xuất ra các sản phẩm này, đem lại hiệu quả cao về kinh tế, xã hội.
Câu hỏi: Các ngành thuộc công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm:
- Chế biến sản phẩm trồng trọt (Xay cát, đường mía, chè, cà phê, rượu, bia…)
- Chế biến sản phẩm chăn nuôi (Sữa, các sản phẩm từ sữa, thịt và các sản phẩm từ thịt.
- Chế biến thủy, hải sản (nước mắm, tôm, cá…).
Câu hỏi: Tình hình phát triển:
1. Cơ cấu ngành đa dạng: gồm phân ngành chế biến sản phẩm trồng trọt, chế biến sản phẩm chăn nuôi, chế biến thủy, hải sản. Trong mỗi phân ngành có nhiều hoạt động công nghiệp khác nhau.
2. Giá trị sản xuất từ năm 2000 đến 2007 tăng
3. Tỉ trọng giá trị sản xuất công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm chiếm tỉ trọng lớn trong cơ cấu toàn ngành công nghiệp.
4. Ngày càng hình thành nhiều trung tâm công nghiệp.
Phân bố ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm:
1. Phân bố rộng rãi khắp các vùng lãnh thổ đất nước, đặc biệt là ở các thành phố, thị xã và đồng bằng lớn.
2. Phân bố gắn với vùng nguyên liệu (nông nghiệp, thủy sản) và thị trường tiêu thụ.