[toc:ul]
Bài tập 1: Từ bảng 17.1, hãy so sánh và rút ra nhận xét về sự thay đổi cơ cấu lao động có việc làm phân theo trình độ chuyên môn kĩ thuật ở nước ta.
Bài tập 2: Từ bảng 17.3, hãy so sánh và nhận xét sự thay đổi cơ cấu lao động theo thành phần kinh tế ở nước ta, giai đoạn 2000 – 2005.
Bài tập 3: Từ bảng 17.4, nhận xét sự thay đổi cơ cấu lao động phân theo nông thôn và thành thị nước ta.
Bài tập 4: Phân tích những thế mạnh và hạn chế của nguồn lao động nước ta?
Bài tập 5: Hãy nêu một số chuyển biến về cơ cấu lao động trong các ngành kinh tế quốc dân ở nước ta hiện nay.
Bài tập 6: Trình bày các phương hướng giải quyết việc làm, nhằm sử dụng hợp lí lao động ở nước ta nói chung và ở địa phương em nói riêng.
Bài tập 1: Năm 1996 và 2005 cơ cấu lao động nước ta có dự thay đổi: Tỉ lệ lao động đã qua đào tạo tăng đáng kể, Tỉ lệ lao động chưa qua đào tạo giảm.
Bài tập 2: Trong cơ cấu lao động theo thành phần kinh tế (giai đoạn 2000 – 2005), chiếm tỉ lệ cao nhất là khu vực kinh tế ngoài Nhà nước, tiếp theo là khu vực kinh tế Nhà nước và thấp nhất là khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
Bài tập 3: Từ bảng 17.4, nhận xét sự thay đổi cơ cấu lao động phân theo nông thôn và thành thị nước ta.
Từ năm 1996 đến năm 2005: Tỉ lệ lao động nông thôn giảm, Tỉ lệ lao động thành thị tăng.
Bài tập 4: Phân tích những thế mạnh và hạn chế của nguồn lao động nước ta
- Về thế mạnh: Nguồn lao động nước ta rất dồi dào, Tính chất của lao động nước ta là chăm chỉ, cần cù, chịu khó, có kinh nghiệm sản xuất và có khả năng tiếp thu những khoa học kĩ thuật mới, Chất lượng nguồn lao động ngày càng được nâng cao nhờ những thành tựu trong phát triển văn hóa, giáo dục và y tế.
- Về hạn chế: kinh tế còn lạc hậu chưa có nhiều kĩ thuật lao độngn không có kinh nghiệm
Bài tập 5: Một số chuyển biến về cơ cấu lao động trong các ngành kinh tế quốc dân ở nước ta hiện nay:
- Lao động khu vực nông – lâm – ngư nghiệp đang có xu hướng giảm từ 65,1% ( năm 2000) xuống còn 57,3% (năm 2005).
- Lao động khu vực công nghiệp – xây dựng tăng từ 13,1 % ( năm 2000) lên đến 18,2% (năm 2005).
- Lao động khu vực dịch vụ tăng từ 21,2 % (năm 2000) lên đến 24,5% ( năm 2005).
Bài tập 6: Phương hướng:
- Phân bố lại dân cư và nguồn lao động để khai thác tài nguyên hợp lí
- Thực hiện kế hoạch hóa gia đình để giảm tốc độ tăng dân số ở nông thôn
- Đa dạng hóa cơ cấu ngành nghề ở nông thôn
- Đa dạng hóa cơ cấu ngành nghề ở nông thôn
- Đẩy mạnh xuất khẩu lao động
- Đa dạng hóa các loại hình đào tạo.
Bài tập 1: Năm 1996 và 2005 cơ cấu lao động nước ta có dự thay đổi:
1. Tỉ lệ lao động đã qua đào tạo tăng đáng kể (từ 12,3% năm 1996 lên 25,0% năm 2005, tăng 12,7%)
2. Tỉ lệ lao động chưa qua đào tạo giảm (từ 87,7% năm 1996 xuống còn 75,0% năm 2005).
Trong nhóm lao động đã qua đào tạo cũng có sự thay đổi:
1. Số lao động có chứng chỉ nghề sơ cấp tăng cao từ 6,2% lên đến 15,5%.
2. Số lao động cao đẳng, đại học, trên đại học và trung cấp chuyên nghiệp cũng có xu hướng tăng nhưng không đáng kể.
Bài tập 2: Trong cơ cấu lao động theo thành phần kinh tế (giai đoạn 2000 – 2005), chiếm tỉ lệ cao nhất là khu vực kinh tế ngoài Nhà nước, tiếp theo là khu vực kinh tế Nhà nước và thấp nhất là khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
– Giai đoạn 2000 – 2005, cơ cấu lao động theo thành phần kinh tế ở nước ta có sự thay đổi nhưng còn rất chậm.
1. Tỉ lệ lao động ở khu vực kinh tế Nhà nước tăng chậm (từ 9,3% năm 2000 lên 9,5% năm 2005, tăng 0,2%).
2. Tỉ lệ lao động ở khu vực kinh tế ngoài Nhà nước giảm (từ 90,1% năm 2000 xuống còn 88,9% năm 2005, giảm 1,2%).
3. Tỉ lệ lao động ở khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng nhanh (từ 0,6% năm 2000 lên 1,6% năm 2005, tăng 1,0%).
– Sự chuyển dịch này phù hợp với xu thế phát triển củạ nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta.
Bài tập 3: Từ năm 1996 đến năm 2005:
+ Tỉ lệ lao động nông thôn giảm (từ 79,9% năm 1996 xuống còn 75,0% năm 2005, giảm 4,9%).
+ Tỉ lệ lao động thành thị tăng (từ 20,1% năm 1996 lên 25,0% năm 2005, tăng 4,9%).
=> Sự chuyển dịch này phù hợp với quá trình đô thị hóa ở nước ta.
Bài tập 4: Phân tích những thế mạnh và hạn chế của nguồn lao động nước ta?
Về thế mạnh:
1. Nguồn lao động nước ta rất dồi dào với hơn 42 triệu người chiếm hơn 1 nửa dân số. Trung bình mỗi năm nước ta có thêm khoảng 1 triệu nguồn lao động mới.
2. Tính chất của lao động nước ta là chăm chỉ, cần cù, chịu khó, có kinh nghiệm sản xuất và có khả năng tiếp thu những khoa học kĩ thuật mới.
3. Chất lượng nguồn lao động ngày càng được nâng cao nhờ những thành tựu trong phát triển văn hóa, giáo dục và y tế. Hiện nay có 10 triệu lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật chiếm 25% lực lượng lao động, trong đó có khoảng 5,3% có trình độ CĐ, ĐH và trên ĐH.
Về hạn chế:
1. Nước ta còn là nước nông nghiệp, nền kinh tế còn lạc hậu chưa có nhiều kĩ thuật lao động. Nhiều lao động chưa được qua đào tạo dẫn đến chất lượng và thành quả làm việc còn thấp và kém hiệu quả.
2. Những cán bộ, công nhân lành nghề còn ít, công nhận kĩ thuật còn thiếu.
3. Nguồn lao động nước ta phân bố không đồng đều giữa các vùng dẫn đến sự phát triển kinh tế chênh lệch giữa các vùng và không có sự đồng đều. Đại bộ phận tập trung ở đồng bằng và hoạt động trong nông nghiệp. Lao động có trình độ tập trung ở các thành phố lớn, chiếm khoảng 37,7% (năm 1998), còn ở khu vực nông thôn thì lao động có trình độ kỹ thuật chỉ chiếm có 8%. Miền núi và cao nguyên thiếu lao động, nhất là lao động có kĩ thuật. Tất cả những điều này sẽ cản trở cho sự phát triển KT-XH theo hướng CNH-HĐH.
Bài tập 5: Một số chuyển biến về cơ cấu lao động trong các ngành kinh tế quốc dân ở nước ta hiện nay:
1. Lao động khu vực nông – lâm – ngư nghiệp đang có xu hướng giảm từ 65,1% ( năm 2000) xuống còn 57,3% (năm 2005).
2. Lao động khu vực công nghiệp – xây dựng tăng từ 13,1 % ( năm 2000) lên đến 18,2% (năm 2005).
3. Lao động khu vực dịch vụ tăng từ 21,2 % (năm 2000) lên đến 24,5% ( năm 2005).
=> Xu hướng chuyển dịch như trên là theo hướng CNH – HĐH, tuy nhiên sự chuyển biến vẫn còn chậm.
Bài tập 6: Phương hướng giải quyết việc làm, nhằm sử dụng hợp lí lao động ở nước ta nói chung và ở địa phương em nói riêng:
1. Phân bố lại dân cư và nguồn lao động để khai thác tài nguyên hợp lí
2. Thực hiện kế hoạch hóa gia đình để giảm tốc độ tăng dân số ở nông thôn
3. Đa dạng hóa cơ cấu ngành nghề ở nông thôn
4. Đa dạng hóa cơ cấu ngành nghề ở nông thôn
5. Đẩy mạnh xuất khẩu lao động
6. Đa dạng hóa các loại hình đào tạo.