Soạn địa lý 12 bài 36 trang 161 cực chất

Địa lý 12 bài 36 trang 161 cực chất. Bài học: Vấn đề phát triển kinh tế xã hội ở Duyên hải Nam Trung Bộ được thầy cô tổng hợp lại rất dễ nhớ. Với cách giải câu hỏi giữa bài và bài tập cuối bài học cực chất. Tài liệu hoàn toàn miễn phí, học sinh thoải mái tham khảo để củng cố kiến thức cho bản thân. Chúc các bạn học tập tốt môn địa lý 12.

[toc:ul]

Phần I. Câu hỏi và bài tập trong bài

Phần câu hỏi in nghiêng trong bài

Bài tập 1: Trang 161 – sgk địa lí 12

Hãy xác định trên bản đồ Hành chính Việt Nam vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ. Vị trí địa lí có ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển kinh tế – xã hội của vùng?

Bài tập 2: Trang 163 – sgk địa lí 12

Việc phát triển tổng hợp kinh tế biển ở Duyên hải Nam Trung Bộ so với Bắc Trung Bộ thuận lợi như thế nào?

Bài tập 3: Trang 165 – sgk địa lí 12

Hãy xác định trên hình 36 các tuyến đường bộ, đường sắt chủ yếu, các cảng và sân bay ở Duyên hải Nam Trung Bộ?

Phần bài tập cuối bài

Bài tập 1: Trang 166 – sgk địa lí 12

Hãy phân tích những thuận lợi và khó khăn trong phát triển kinh tế ở Duyên hải Nam Trung Bộ?

Bài tập 2: Trang 166 – sgk địa lí 12

Vấn đề lương thực, thực phẩm trong vùng cần được giải quyết bằng cách nào? Khả năng giải quyết vấn đề này?

Bài tập 3: Trang 166 – sgk địa lí 12

Dựa vào hình 36, (SGK) hoặc Atlat Địa lí Việt Nam, hãy phân tích các nguồn tài nguyên để phát triển công nghiệp, hiện trạng phát triển và phân bố công nghiệp trong vùng?

Bài tập 4: Trang 166 – sgk địa lí 12

Tại sao việc tăng cường kết cấu hạ tầng giao thông vận tải có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong hình thành cơ cấu kinh tế của vùng?

Câu hỏi: Nêu những thuận lợi về tự nhiên đối với sự phát triển tổng hợp kinh tế biển của vùng duyên hải Nam Trung Bộ?

Phần II.  Hướng dẫn trả lời ngắn gọn

Phần câu hỏi in nghiêng trong bài

Bài tập 1: Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ:

- Duyên hải Nam Trung Bộ tiếp giáp với: Bắc Trung Bộ ở phía Bắc, Tây Nguyên ở phía Tây, Biển Đông ở phía Đông, Đông Nam Bộ ở phía Nam

- 8 tỉnh, thành phố: Quảng Nam, Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận và Bình Thuận và hai quần đảo xa bờ Trường Sa và Hoàng Sa.

- Diện tích của vùng là 44,4 nghìn km2

Ảnh hưởng của vị trí địa lí đổi với sự phát triển kinh tế xã hội của vùng là:

- Chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của Đông Nam Bộ trong quá trình phát triển.

- Có rất nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển nền kinh tế mở, với các cảng nước sâu, kín gió, sân bay quốc tế Đà Nẵng và các tuyến đường bộ chạy theo hướng đông – tây, mở mối giao lưu với Tây Nguyên và xa hơn tới Cam-pu-chia và Thái Lan.

Bài tập 2: Cũng như các tỉnh Bắc Trung Bộ, các tỉnh Duyên Hải Nam Trung Bộ đều giáp biển. Đó là điều kiện thuận lợi để vùng phát triển tổng hợp kinh tế biển.

Bài tập 3: Các tuyến đường bộ, đường sắt chủ yếu, các cảng và sân bay ở Duyên hải Nam Trung Bộ:

- Các tuyến đường bộ: Quốc lộ 1A, các tuyến đường số 19, 24, 25, 26, 2, 28

- Các tuyến đường sắt: Đường sắt Bắc –Nam

- Các cảng biển: Đà Nẵng, Kỳ Hà, Dung Quất, Quy Nhơn, Vũng Rô, Cam Ranh, Phan Thiết

- Các sân bay: Đà Nẵng, Tuy Hòa, Cam Ranh, Chu Lai, Quy Nhơn

Phần bài tập cuối bài

Bài tập 1: Những thuận lợi trong phát triển kinh tế ở Duyên hải Nam Trung Bộ:

- Chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của Đông Nam Bộ trong quá trình phát triển, Duyên hải Nam Trung Bộ có rất nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển nền kinh tế mở.

- Các vùng gò đồi thuận lợi cho chăn nuôi.

- Mạng lưới giao thông, điện lưới ngày càng được nâng cấp và hoàn thiện.

- Cơ sở vật chất đang được đầu tư, nguồn lao động dồi dào….

- Có một chuỗi đô thị tương đối lớn, Là vùng đang thu hút các dự án đầu tư của nước ngoài.

Những khó khăn trong phát triển kinh tế ở Duyên hải Nam Trung Bộ:

- Khí hậu khắc nghiệt.

- Diện tích sa mạc hóa ngày càng mở rộng

- Sông mùa mưa nước lên nhanh, gây lũ lụt diện rộng, chịu ảnh hưởng bão từ biển.

- Cơ sở vật chất còn khá nghèo nàn…

Bài tập 2: Vấn đề lương thực, thực phẩm trong vùng được giải quyết bằng cách: Tăng cường khai thác triệt để diện tích đất nông nghiệp, đẩy mạnh việc chăn nuôi, tăng cường đánh bắt thủy sản gần bờ và xa bờ.

Khả năng giải quyết vấn đề lương thực – thực phẩm của vùng là hoàn toàn có thể. 

Bài tập 3: Nguồn tài nguyên phát triển công nghiệp: Tài nguyên khoáng sản, Tài nguyên rừng, Tài nguyên biển.

Hiện trạng và phân bố công nghiệp trong vùng:

- Hiện nay, các ngành công nghiệp ở Duyên hải Nam Trung Bộ chủ yếu là cơ khí, chế biến nông-lâm-thủy sản và sản xuất hàng tiêu dùng.

- Các ngành công nghiệp này chủ yếu tập trung ở các trung tâm công nghiệp ven biển như Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Quy Nhơn,  Nha Trang, Phan Thiết…

Bài tập 4: Tăng cường kết cấu hạ tầng giao thông vận tải có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong hình thành cơ cấu kinh tế của vùng vì:

- Cho phép khai thác tối đa các nguồn tài nguyên thiên nhiên.

- Cho phép khai thác các thế mạnh kinh tế nổi bật của vùng.

- Tạo điều kiện thuận lợi để thúc đẩy mối liên kết kinh tế với các vùng khác trong cả nước và quốc tế.

- Thúc đẩy sự phát triển KT và hình thành cơ cấu KT ở phần phía Tây của vùng.

Câu hỏi: Những thuận lợi về tự nhiên đối với sự phát triển tổng hợp kinh tế biển của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ:

- Nghề cá: giàu nguồn lợi thủy sản nhất nước.

- Du lịch biển: Có nhiều bãi biển đẹp nổi tiếng.

- Dịch vụ hàng hải: Có nhiều vũng vịnh kín gió và vùng nước sâu thuận lợi xây dựng cảng biển.

- Khai thác khoáng sản thềm lục địa và sản xuất muối

Phần III.  Hướng dẫn trả lời chi tiết

Phần câu hỏi in nghiêng trong bài

Bài tập 1: Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ:

Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ:

1. Duyên hải Nam Trung Bộ tiếp giáp với:

- Bắc Trung Bộ ở phía Bắc

- Tây Nguyên ở phía Tây

- Biển Đông ở phía Đông 

- Đông Nam Bộ ở phía Nam

2. Vùng gồm có 8 tỉnh, thành phố: Quảng Nam, Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận và Bình Thuận và hai quần đảo xa bờ Trường Sa và Hoàng Sa.

3. Diện tích của vùng là 44,4 nghìn km2

Ảnh hưởng của vị trí địa lí đổi với sự phát triển kinh tế xã hội của vùng là:

1. Duyên hải Nam Trung Bộ kề liền Đông Nam Bộ, chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của Đông Nam Bộ trong quá trình phát triển.

2. Duyên hải Nam Trung Bộ có rất nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển nền kinh tế mở, với các cảng nước sâu, kín gió, sân bay quốc tế Đà Nẵng và các tuyến đường bộ chạy theo hướng đông – tây, mở mối giao lưu với Tây Nguyên và xa hơn tới Cam-pu-chia và Thái Lan.

Bài tập 2: Cũng như các tỉnh Bắc Trung Bộ, các tỉnh Duyên Hải Nam Trung Bộ đều giáp biển. Đó là điều kiện thuận lợi để vùng phát triển tổng hợp kinh tế biển.

1. Về nuôi trồng và đánh bắt:

- Biển có nhiều tôm, các và các hải sản khác. Tỉnh nào cũng có bãi tôm, bãi cá lớn nhất các tỉnh cực Nam Trung Bộ và ngư trường Hoàng Sa – Trường Sa.

- Bờ biển có nhiều vụng, đầm phá thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản

2. Về du lịch biển:  Đây là vùng có nhiều bãi biển đẹp nhất cả nước như: Mỹ Khê (Đà Nẩng), Sa Huỳnh (Quảng Ngãi), Quy Nhơn (Bình Định), Nha Trang (Khánh Hoà), Cà Ná (Ninh Thuận), Mũi Né (Bình Thuận)…

- Trong đó Đà Nẵng, Nha Trang là những điểm đến hấp dẫn đối với khách du lịch.

- Về dịch vụ hàng hải: Biển Duyên hải Nam Trung Bộ nổi tiếng là vùng biển có nhiều cảng biển nước sâu như Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang. Trong đó ở vịnh Vân Phong sẽ hình thành cảng trung chuyển quốc tế lớn nhất nước ta.

3. Về khai thác khoáng sản ở thềm lục địa và sản xuất muối:

- Vùng thềm lục địa của vùng biển có dầu khí và đã được khai thác ở phía Đông quần đảo Phú Qúy. Ngoài ra, khí hậu nắng cũng giúp cho hoạt động sản xuất muối diễn ra thuận lợi.

Bài tập 3: Các tuyến đường bộ: Quốc lộ 1A, các tuyến đường số 19, 24, 25, 26, 2, 28

1. Các tuyến đường sắt: Đường sắt Bắc –Nam

2. Các cảng biển: Đà Nẵng, Kỳ Hà, Dung Quất, Quy Nhơn, Vũng Rô, Cam Ranh, Phan Thiết

3. Các sân bay: Đà Nẵng, Tuy Hòa, Cam Ranh, Chu Lai, Quy Nhơn

Phần bài tập cuối bài

Bài tập 1: Những thuận lợi trong phát triển kinh tế ở Duyên hải Nam Trung Bộ:

1. Vị trí địa lí:

- Duyên hải Nam Trung Bộ kề liền Đông Nam Bộ, chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của Đông Nam Bộ trong quá trình phát triển.

- Duyên hải Nam Trung Bộ có rất nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển nền kinh tế mở, với các cảng nước sâu, kín gió, sân bay quốc tế Đà Nẵng và các tuyến đường bộ chạy theo hướng đông – tây, mở mối giao lưu với Tây Nguyên và xa hơn tới Cam-pu-chia và Thái Lan.

2. Điều kiện tự nhiên:

- Các vùng gò đồi thuận lợi cho chăn nuôi bò, dê, cừu, vùng đồng bằng ven biển có thể sản xuất nông nghiệp

- Ven biển có nhiều bãi tắm, bãi biển đẹp

- Khoáng sản chủ yếu là dầu khí ở thềm lục địa và cát làm thủy tinh

- Có nhiều tiềm năng để phát triển để phát triển đánh bắt và nuôi trồng thủy sản.

3. Điều kiện kinh tế - xã hội:

- Mạng lưới giao thông, điện lưới ngày càng được nâng cấp và hoàn thiện

- Cơ sở vật chất đang được đầu tư để phục vụ hoạt động sản xuất đời sông.

- Lịch sử khai thác lâu đời, người dân có kinh nghiệm, có nguồn lao động dồi dào…

- Có một chuỗi đô thị tương đối lớn như Đà Nấng, Quy Nhcỉn, Nha Trang, Phan Thiết.

- Là vùng đang thu hút các dự án đầu tư của nước ngoài.

Những khó khăn trong phát triển kinh tế ở Duyên hải Nam Trung Bộ:

1. Khí hậu khắc nghiệt, nhất là vào mùa hạ, chịu ảnh hưởng gió phơn Tây Nam gây hạn hán nhiều khu vực

2. Diện tích sa mạc hóa ngày càng mở rộng

3. Sông mùa mưa nước lên nhanh, gây lũ lụt diện rộng, chịu ảnh hưởng bão từ biển.

4. Cơ sở vật chất còn khá nghèo nàn…

Bài tập 2: Vấn đề lương thực, thực phẩm trong vùng được giải quyết bằng cách:

1. Tăng cường khai thác triệt để diện tích đất nông nghiệp ở các đồng bằng ven biển để trồng cây lương thực, cây công nghiệp ngắn ngày..

2. Ở những nơi có khí hậu khô hạn có thể đẩy mạnh việc chăn nuôi. Có thể chăn nuôi bò, dê, cừu.

3. Ở vùng ven biển tăng cường đánh bắt thủy sản gần bờ và xa bờ, sử dụng các đầm, phá để nuôi trồng thủy sản.

Khả năng giải quyết vấn đề lương thực – thực phẩm của vùng là hoàn toàn có thể. Một số phương án như:

1. Đẩy mạnh thâm canh cây lúa ở những nơi có điều kiện thuận lợi (đất phù sa,nguồn nước tưới), nhất là đồng bằng Phú Yên-Khánh Hòa, Ninh Thuận-Bình Thuận…

2. Đẩy mạnh trao đổi các sản phẩm với vùng trọng điểm lương thực từ Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông cửu Long….

Bài tập 3: Nguồn tài nguyên phát triển công nghiệp:

1. Tài nguyên khoáng sản gồm có: Vật liệu xây dựng, dầu khí, cát, vàng, sắt,…

2. Tài nguyên rừng: Có diện tích rừng lớn, trong đó hơn 97% là rừng gỗ, cung cấp nguyên liệu cho ngành chế biến gỗ và các vật dụng khác.

3. Tài nguyên biển: Biển có nhiều hải sản, là nguồn cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy chế biến thủy hải sản.

Hiện trạng và phân bố công nghiệp trong vùng:

1. Hiện nay, các ngành công nghiệp ở Duyên hải Nam Trung Bộ chủ yếu là cơ khí, chế biến nông-lâm-thủy sản và sản xuất hàng tiêu dùng.

2. Các ngành công nghiệp này chủ yếu tập trung ở các trung tâm công nghiệp ven biển như Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Quy Nhơn,  Nha Trang, Phan Thiết…

Bài tập 4: Tăng cường kết cấu hạ tầng giao thông vận tải có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong hình thành cơ cấu kinh tế của vùng vì:

1. Thứ nhất, nó cho phép khai thác tối đa các nguồn tài nguyên thiên nhiên ( khoáng sản, lâm nghiệp, nông nghiệp, thủy sản…) vốn có của vùng để hình thành cơ cấu kinh tế của vùng.

2. Thứ hai, cho phép khai thác các thế mạnh kinh tế nổi bật của vùng. Đó là phát triển ngành thủy sản (Chăn nuôi, khai thác, chế biển), phát triển du lịch và mở rộng giao lưu, quan hệ với các nước khác thông qua các cảng biển nước sâu…

3. Thứ ba, tạo điều kiện thuận lợi để thúc đẩy mối liên kết kinh tế với các vùng khác trong cả nước và quốc tế thông qua quốc lộ 1A, đường sắt Bắc - Nam, đường Hồ Chí Minh…

4. Cuối cùng, thúc đẩy sự phát triển KT và hình thành cơ cấu KT ở phần phía Tây của vùng. Hiện nay, hoạt động KT của vùng còn tập trung chủ yếu ở phía Đông, trong khi đó vùng phía Tây còn chậm phát triển. Việc nâng cấp, cải tạo cơ sở hạ tầng giúp cho việc khai thác hiệu quả hơn tiềm năng vùng gò đồi, miền núi và hoàn thiện cơ cấu KT theo lãnh thổ của vùng.

Câu hỏi: Những thuận lợi về tự nhiên đối với sự phát triển tổng hợp kinh tế biển của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ:

1. Nghề cá: Vùng có tât cả 6 tỉnh giáp biển, đường bờ biển dài, vùng biển rộng và giàu nguồn lợi thủy sản nhất nước (nhiều ngư trường lớn), ven biển có nhiều diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản…

2. Du lịch biển: Có nhiều bãi biển đẹp nổi tiếng: Mỹ Khê, Nha Trang, Mũi Né… và nhiều đảo ven bờ có giá trị…

3. Dịch vụ hàng hải: Có nhiều vũng vịnh kín gió và vùng nước sâu thuận lợi xây dựng cảng biển.

4. Khai thác khoáng sản thềm lục địa và sản xuất muối: Vùng biển có tích tụ dầu khí, có điều kiện thuận lợi khai thác muối, cát…quy mô lớn.

 

 

Tìm kiếm google: Giải địa lí 12 bài 36: Vấn đề phát triển kinh tế xã hội ở Duyên hải Nam Trung Bộ, địa lí 12 bài 36: Vấn đề phát triển kinh tế xã hội ở Duyên hải Nam Trung Bộ, bài 36: Vấn đề phát triển kinh tế xã hội ở Duyên hải Nam Trung Bộ.

Xem thêm các môn học

Giải địa lý 12 cực chất


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com