[toc:ul]
Phần câu hỏi in nghiêng trong bài
Bài tập 1: Trang 62 – sgk lịch sử 10
Em hãy cho biết nguyên nhân của các cuộc phát kiến địa lí?
Bài tập 2: Trang 63 – sgk lịch sử 10
Những biểu hiện của sự nảy sinh chủ nghĩa tư bản ở Châu Âu là gì?
Bài tập 3: Trang 64 – sgk lịch sử 10
Vì sao có sự xuất hiện của phong trào văn hóa Phục Hưng?
Bài tập 4: Trang 65 – sgk lịch sử 10
Hãy trình bày những nét chính của chiến tranh nông dân Đức?
Phần bài tập cuối bài
Bài tập 1: Trang 65 – sgk lịch sử 10
Hệ quả của các cuộc phát kiến địa lí là gì?
Bài tập 2: Trang 65 – sgk lịch sử 10
Tại sao vào thời hậu kì trung đại, quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa đã xuất hiện ở Tây Âu?
Bài tập 3: Trang 65 – sgk lịch sử 10
Hãy nêu tính chất của phong trào Văn hóa Phục Hưng?
Bài tập 4: Trang 65 – sgk lịch sử 10
Trình bày đặc điểm và ý nghĩa của phong trào cải cách tôn giáo?
Bài tập 5: Trang 65 – sgk lịch sử 10
Ý nghĩa của cuộc chiến tranh nông dân Đức?
Phần câu hỏi in nghiêng trong bài
Bài tập 1: Nguyên nhân của các cuộc phát kiến địa lí:
Bài tập 2: Những biểu hiện của sự nảy sinh chủ nghĩa tư bản ở Châu Âu:
- Công trường thủ công thay thế cho xưởng thủ công phường hội; nông nghiệp, đã xuất hiện những trang trại lớn; thương mại, các thương hội trung đại đã được thay thế bằng các Công ty thương mại có vai trò kinh tế to lớn trên một địa bàn rộng; Các giai cấp mới được hình thành.
Bài tập 3: Có sự xuất hiện của phong trào văn hóa Phục Hưng:
- Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa hình thành ngay trong lòng xã hội phong kiến.
- Những tiến bộ của khoa học, kĩ thuật giúp con người thoát khỏi tình trạng lạc hậu, nhận thức được bản chất của thế giới.
- Giai cấp tư sản mới ra đời tuy có thế lực vè kinh tế song chưa có địa vị xã hội tương ứng.
- Giáo lí Ki-tô mang nặng những quan điểm lỗi thời của xã hội phong kiến kìm hãm sự phát triển của giai cấp tư sản.
Bài tập 4: Những nét chính của chiến tranh nông dân Đức:
- Người lãnh đạo phong trào là Tô – mát Muyn –xơ
- Trong giai đoạn đầu, phong trào nông dân giành được một số thắng lợi. Họ chiếm được 1/3 lãnh thổ Đức.
- Cuối cùng thất bại, bị đàn áp dã man.
Phần bài tập cuối bài
Bài tập 1: Hệ quả của các cuộc phát kiến địa lí là: Đem lại hiểu biết mới về Trái Đất, về những con đường mới, dân tộc mới; Thị trường thế giới được mở rộng; Thúc đẩy nhanh chóng sự tan rã của quan hệ phong kiến và sự ra đời của chủ nghĩa tư bản; Nảy sinh quá trình cướp bóc thuộc địa và buôn bán nô lệ.
Bài tập 2: Hậu kì trung đại quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa xuất hiện ở Tây Âu vì: Sau các cuộc phát kiến địa lí, kinh tế châu Âu phát triển nhanh, tầng lớp quý tộc, thương nhân Tây Âu ra sức cướp bóc của cải, tài nguyên của các nước châu Mĩ, châu Phi và châu Á. Giai cấp tư sản đã tích lũy được số vốn ban đầu; Giai cấp tư sản còn tước đoạt ruộng đất của nông dân biến thành các đồn điền, nông dân mất ruộng đất hình thành đội ngũ công nhân làm thuê.
Bài tập 3: Tính chất của phong trào Văn hóa Phục Hưng: Phê phán xã hội phong kiến và giáo hội; Đề cao giá trị con người; Đòi tự do cá nhân; Đề cao khoa học tự nhiên, xây dựng thế giới quan mới.
Bài tập 4: Đặc điểm của phong trào cải cách tôn giáo:
- Cải cách tôn giáo là cuộc đấu tranh trên lĩnh vực tôn giáo nhằm chống lại tôn giáo đã lỗi thời, lạc hậu của chế độ phong kiến đang trên đà suy vong.
- Cải cách tôn giáo là không thủ tiêu tôn giáo, mà dùng những biện pháp ôn hòa để quay về giáo lí Ki – tô nguyên thủy.
- Cải cách tôn giáo là đòi thủ tiêu vai trò của giáo hội, giáo hoàng, đòi bỏ các thủ tục và nghỉ lễ phiền toái.
Bài tập 5: Ý nghĩa của cuộc chiến tranh nông dân Đức: Nó biểu hiện tinh thần đấu tranh quyết liệt và khí phách anh hùng của nông dân Đức đấu tranh chống lại giáo hội và phong kiến; Nó cũng báo hiệu sự khủng hoảng suy vong của chế độ phong kiến.
Phần câu hỏi in nghiêng trong bài
Bài tập 1: Nguyên nhân của các cuộc phát kiến địa lí:
1. Vào thế kỉ XV kinh tế hàng hóa ở Châu Âu phát triển, nhu cầu sản xuất xã hội, nhu cầu tiêu dùng của quý tộc phong kiến ngày càng tăng, đòi hỏi nhiều hơn về hàng hóa, nguyên liệu, vàng bạc, thị trườn từ các nước phương Đông.
2. Trong khi đó, việc buôn bán trực tiếp với các nước phương Đông lại bị ách tắc do con đường giao lưu thương mại qua Tây Á và Địa Trung Hải bị người Thổ Nhĩ Kì chiếm độc quyền. Do vậy, đã nảy sinh ra nhu cầu tìm kiếm con đường mới.
Bài tập 2: Những biểu hiện của sự nảy sinh chủ nghĩa tư bản ở Châu Âu là:
1. Từ thế kỉ XVI, sự giải thể của quan hệ sản xuất phong kiến, cùng với những tiến bộ khoa học – kĩ thuật đã tạo điều kiện cho quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa hình thành.
2. Biểu hiện là công trường thủ công thay thế cho xưởng thủ công phường hội. Công trường thủ công có ba đặc điểm khác biệt:
- Quy mô sản xuất lớn hơn xưởng thủ công
- Chuyên môn hóa lao động
- Không có quan hệ thợ cả - thợ bạn – thợ lọc nghề mà thay vào đó là quan hệ giữa chủ và thợ.
3. Trong nông nghiệp, đã xuất hiện những trang trại lớn. Nông dân không có ruộng đất, làm công ăn lương cho người chủ trang trại.
4. Trong thương mại, các thương hội trung đại đã được thay thế bằng các Công ti thương mại có vai trò kinh tế to lớn trên một địa bàn rộng.
5. Các giai cấp mới được hình thành. Những chủ xưởng, chủ ngân hàng, chủ đồn điền hợp thành giai cấp tư sản xã hội Tây Âu: xuất hiện tầng lớp phú thương hết sức giàu có. Đó là những nhà tư bản thương mại, những người làm thuê, bị bóc lột trở thành giai cấp công nhân.
Bài tập 3: Bước vào thời kì hậu trung đại, bộ mặt Tây Âu có nhiều thay đổi:
- Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa hình thành ngay trong lòng xã hội phong kiến.
- Những tiến bộ của khoa học, kĩ thuật giúp con người thoát khỏi tình trạng lạc hậu, nhận thức được bản chất của thế giới.
- Giai cấp tư sản mới ra đời tuy có thế lực vè kinh tế song chưa có địa vị xã hội tương ứng.
- Giáo lí Ki-tô mang nặng những quan điểm lỗi thời của xã hội phong kiến kìm hãm sự phát triển của giai cấp tư sản.
=> Đây là những nguyên nhân dẫn đến sự ra đời và phát triển của phong trào Văn hóa Phục hưng.
Bài tập 4: Nguyên nhân chiến tranh nông dân Đức:
- Ở Đức sau cuộc cải cách tôn giáo, nền kinh tế thấp kém, chế độ phong kiến bảo thủ đã cản trở việc vươn lên của giai cấp tư sản. Người nông dân bị bóc lột nặng nề nên đã tiếp thu cải cách tôn giáo, tiếp thu tư tưởng của I.u – thơ.
- Ảnh hưởng của phong trào Cải cách tôn giáo đến nông dân Đức, nông dân nổi dậy khởi nghĩa.
Diễn biến chiến tranh nông dân Đức:
- Người lãnh đạo phong trào là Tô – mát Muyn –xơ
- Trong giai đoạn đầu, phong trào nông dân giành được một số thắng lợi. Họ chiếm được 1/3 lãnh thổ Đức.
- Cuối cùng thất bại, bị đàn áp dã man.
Phần bài tập cuối bài
Bài tập 1: Hệ quả của các cuộc phát kiến địa lí là:
- Đem lại hiểu biết mới về Trái Đất, về những con đường mới, dân tộc mới.
- Thị trường thế giới được mở rộng.
- Thúc đẩy nhanh chóng sự tan rã của quan hệ phong kiến và sự ra đời của chủ nghĩa tư bản.
- Nảy sinh quá trình cướp bóc thuộc địa và buôn bán nô lệ.
Bài tập 2: Hậu kì trung đại quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa xuất hiện ở Tây Âu vì:
1. Sau các cuộc phát kiến địa lí, kinh tế châu Âu phát triển nhanh, tầng lớp quý tộc, thương nhân Tây Âu ra sức cướp bóc của cải, tài nguyên của các nước châu Mĩ, châu Phi và châu Á. Giai cấp tư sản đã tích lũy được số vốn ban đầu.
2. Giai cấp tư sản còn tước đoạt ruộng đất của nông dân biến thành các đồn điền, nông dân mất ruộng đất hình thành đội ngũ công nhân làm thuê.
→ Từ đó hình thành quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa.
Bài tập 3: Tính chất của phong trào Văn hóa Phục Hưng:
- Phê phán xã hội phong kiến và giáo hội
- Đề cao giá trị con người
- Đòi tự do cá nhân
- Đề cao khoa học tự nhiên, xây dựng thế giới quan mới.
Bài tập 4:
Đặc điểm của phong trào cải cách tôn giáo:
1. Cải cách tôn giáo là cuộc đấu tranh trên lĩnh vực tôn giáo nhằm chống lại tôn giáo đã lỗi thời, lạc hậu của chế độ phong kiến đang trên đà suy vong.
2. Cải cách tôn giáo là không thủ tiêu tôn giáo, mà dùng những biện pháp ôn hòa để quay về giáo lí Ki – tô nguyên thủy.
3. Cải cách tôn giáo là đòi thủ tiêu vai trò của giáo hội, giáo hoàng, đòi bỏ các thủ tục và nghỉ lễ phiền toái.
Ý nghĩa:
1. Là cuộc đấu tranh công khai đầu tiên trên lĩnh vực văn hóa tư tưởng của giai cấp tư sản chống lại chế độ phong kiến.
2. Cổ vũ và mở đường cho nền văn hóa châu Âu phát triển cao hơn.
Bài tập 5: Ý nghĩa của cuộc chiến tranh nông dân Đức:
1. Nó biểu hiện tinh thần đấu tranh quyết liệt và khí phách anh hùng của nông dân Đức đấu tranh chống lại giáo hội và phong kiến.
2. Nó cũng báo hiệu sự khủng hoảng suy vong của chế độ phong kiến.