Soạn lịch sử 10 bài 28 trang 137 cực chất

Giải lịch sử 10 bài 28 trang 137 cực chất. Bài học: Truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam thời phong kiến - được thầy cô tổng hợp lại rất dễ nhớ . Với cách giải câu hỏi giữa bài và bài tập cuối bài học cực chất. Tài liệu hoàn toàn miễn phí, học sinh thoải mái tham khảo để củng cố kiến thức cho bản thân. Chúc các bạn học tập tốt môn lịch sử 10.

[toc:ul]

Phần I. Câu hỏi và bài tập trong bài

Phần câu hỏi in nghiêng trong bài

Bài tập 1: Trang 138 – sgk lịch sử 10

Phân tích những biểu hiện  của lòng yêu nước Việt Nam qua các cuộc khởi nghĩa Bắc thuộc?

Bài tập 2: Trang 139 – sgk lịch sử 10

Tại sao yêu nước gắn liền với thương dân?

Bài tập 3: Trang 140 – sgk lịch sử 10

Nêu một vài biểu hiện của lòng yêu nước trong chiến đấu chống ngoại xâm của nhân dân ta?

Phần bài tập cuối bài

Bài tập 1: Trang 140 – sgk lịch sử 10

Truyền thống yêu nước của dân tộc ta đã hình thành như thế nào?

Bài tập 2: Trang 140 – sgk lịch sử 10

Những nét mới trong truyền thống yêu nước của dân tộc ta?

Bài tập 3: Trang 140 – sgk lịch sử 10

Hãy sưu tầm những câu ca dao về truyền thống yêu nước của dân tộc ta?

Bài tập 4: Trang 140 – sgk lịch sử 10

Tại sao có thể xem đặc trưng cơ bản của truyền thống yêu nước Việt Nam thời phong kiến là chống ngoại xâm bảo vệ độc lập dân tộc?

Phần II.  Hướng dẫn trả lời ngắn gọn

Phần câu hỏi in nghiêng trong bài

Bài tập 1: Phân tích những biểu hiện  của lòng yêu nước Việt Nam qua các cuộc khởi nghĩa Bắc thuộc: thời kì đấu tranh giải phóng dân tộc diễn ra quyết liệt, liên tục và bền bỉ. Đó là cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng (năm 40), Bà Triệu (năm 248), Lí Bí (năm 542), Lý Tự Kiên, Đinh Kiến (năm 687), Mai Thúc Loan (năm 722), Phùng Hưng (năm 766), ..Năm 938, Ngô Quyền chiến thắng oanh liệt quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng.

Bài tập 2: Yêu nước gắn liền với thương dân vì dân là nguồn gốc của sức mạnh, là cuội nguồn của thành công.

Bài tập 3: Một vài biểu hiện của lòng yêu nước trong chiến đấu chống ngoại xâm của nhân dân ta: Đoàn kết đấu tranh; Biết ơn; Căm thù giặc, ý chí quyết tâm đấu tranh chống xâm lược để giành và giữ gìn độc lập; Phát triển kinh tế; Yêu nước thương dân.

Phần bài tập cuối bài

Bài tập 1: Lòng yêu nước bắt nguồn từ những tình cảm đơn giản, trong một không gian nhỏ hẹp như: Tình yêu gia đình, yêu quê hương nơi chôn nhau cắt rốn, nơi mình sinh sống gắn bó.

Bài tập 2: Nét mới trong truyền thống yêu nước của dân tộc ta là: Yêu nước gắn liền với thương dân; Yêu nước không chỉ chống ngoại xâm bảo vệ tổ quốc  mà còn phải ra sức xây dựng và phát triển kinh tế; Yêu nước không chỉ dành riêng cho một người, phải đoàn kết dân tộc.

Bài tập 3: Những câu ca dao về truyền thống yêu nước của dân tộc ta:

“ Bầu ơi thương lấy bí cùng

Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”

 

Dù em con bế con bồng 

Thi đua yêu nước vẫn không lơ là 

 

“Nhiễu điều phủ lấy giá gương

Người trong một nước phải thương nhau cùng”

 

Ai qua Nông Cống tỉnh Thanh

Dừng chân nhớ Triệu Thị Trinh anh hùng.

 

Ai về Hậu Lộc, Phú Điền,

Nơi đây Bà Triệu trận tiền xung phong

 

Dù ai đi ngược về xuôi

Nhớ ngày giỗ tổ mồng mười tháng ba

Khắp miền truyền mãi câu ca

Nước non vẫn nước non nhà ngàn năm.

 

Đất trời Nam Bộ mênh mông 

Người không khuất phục, cây không úa sầu. 

 

Đường vô xứ Huế quanh quanh

Non xanh nước biếc như tranh họa đồ.

Bài tập 4: Đặc trưng cơ bản của truyền thống yêu nước Việt Nam thời phong kiến là chống ngoại xâm bảo vệ độc lập dân tộc là bởi vì: Việt Nam là dân tộc phải trải qua nhiều cuộc chiến tranh chống xâm lược hay đấu tranh giành lại độc lập nhất trên thế giới.

Phần III.  Hướng dẫn trả lời chi tiết

Phần câu hỏi in nghiêng trong bài

Bài tập 1: Phân tích những biểu hiện  của lòng yêu nước Việt Nam qua các cuộc khởi nghĩa Bắc thuộc:

- Nước ta bị bọn thực dân phương Bắc đô hộ nghìn năm. Do đó, đây là thời kì đấu tranh giải phóng dân tộc diễn ra quyết liệt, liên tục và bền bỉ. Đó là cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng (năm 40), Bà Triệu (năm 248), Lí Bí (năm 542), Lý Tự Kiên, Đinh Kiến (năm 687), Mai Thúc Loan (năm 722), Phùng Hưng (năm 766), ..

- Năm 938, Ngô Quyền chiến thắng oanh liệt quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng, mở ra kỉ nghỉ nguyên mới, đưa nước ta bước vào thời kì độc lập, xây dựng và bảo vệ quốc gia phong kiến độc lập.

Bài tập 2: Yêu nước gắn liền với thương dân vì dân là nguồn gốc của sức mạnh, là cuội nguồn của thành công.

- Người xưa có câu “ thuyền chở là dân và thuyền lật cũng là dân”. Chính tinh thần đoàn kết, yêu thương, tương trợ lẫn nhau tạo ra sức mạnh để đánh tan quân xâm lược, để bảo vệ và xây dựng đất nước ngày càng phát triển.

- Do đó, có dân mới có nước mà muốn có nước thì hãy thương dân để dân tạo nên sức mạnh bảo vệ nước.

Bài tập 3: Một vài biểu hiện của lòng yêu nước trong chiến đấu chống ngoại xâm của nhân dân ta:

1. Đoàn kết đấu tranh chống ngoại xâm

2. Biết ơn các vị anh hùng có công với nước.

3. Căm thù giặc, ý chí quyết tâm đấu tranh chống xâm lược để giành và giữ gìn độc lập

4. Phát triển kinh tế đề phục vụ cuộc công cuộc kháng chiến

5. Yêu nước thương dân của giai cấp thống trị

Phần bài tập cuối bài

Bài tập 1: 

1. Lòng yêu nước bắt nguồn từ những tình cảm đơn giản, trong một không gian nhỏ hẹp như: Tình yêu gia đình, yêu quê hương nơi chôn nhau cắt rốn, nơi mình sinh sống gắn bó (Đó  là những tình cảm gắn với địa phương).

2. Từ khi hình thành quốc gia dân tộc Việt: Văn Lang -Âu Lạc những tình cảm gắn bó mang tính địa phương phát triển thành tình cảm rộng lớn-lòng yêu nước.

3. Ở thời kỳ Bắc thuộc lòng yêu nước biểu hiện rõ nét hơn. Tình yêu nước thể hiện qua ý thức bảo vệ những di sản văn hóa của dân tộc. Lòng tự hào về những chiến công, tôn kính các vị anh hùng chống đô hộ (Lập đền thờ ở nhiều nơi).

=> Lòng yêu nước được nâng cao và khắc sâu hơn để từ đó hình thành truyền thống yêu nước Việt Nam.

Bài tập 2: Nét mới trong truyền thống yêu nước của dân tộc ta là:

1. Yêu nước gắn liền với thương dân

2. Yêu nước không chỉ chống ngoại xâm bảo vệ tổ quốc  mà còn phải ra sức xây dựng và phát triển kinh tế.

3. Yêu nước không chỉ dành riêng cho một người, một địa phương hay một nhóm người, một giai cấp mà là cho sự nghiệp của tất cả các tộc người sống trên đất nước Việt Nam. Vì vậy là phải đoàn kết dân tộc.

Bài tập 3: Những câu ca dao về truyền thống yêu nước của dân tộc ta:

“ Bầu ơi thương lấy bí cùng

Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”

 

Dù em con bế con bồng 

Thi đua yêu nước vẫn không lơ là 

 

“Nhiễu điều phủ lấy giá gương

Người trong một nước phải thương nhau cùng”

 

Ai qua Nông Cống tỉnh Thanh

Dừng chân nhớ Triệu Thị Trinh anh hùng.

 

Ai về Hậu Lộc, Phú Điền,

Nơi đây Bà Triệu trận tiền xung phong

 

Dù ai đi ngược về xuôi

Nhớ ngày giỗ tổ mồng mười tháng ba

Khắp miền truyền mãi câu ca

Nước non vẫn nước non nhà ngàn năm.

 

Đất trời Nam Bộ mênh mông 

Người không khuất phục, cây không úa sầu. 

 

Đường vô xứ Huế quanh quanh

Non xanh nước biếc như tranh họa đồ.

Bài tập 4: Đặc trưng cơ bản của truyền thống yêu nước Việt Nam thời phong kiến là chống ngoại xâm bảo vệ độc lập dân tộc là bởi vì:

- Việt Nam là dân tộc phải trải qua nhiều cuộc chiến tranh chống xâm lược hay đấu tranh giành lại độc lập nhất trên thế giới.

- Trong chiến đấu bảo vệ đất nước, bảo vệ độc lập, ý thức, tình cảm của người Việt trở nên trong sáng, chân thành và cao thượng hơn cả.

- Cũng chính vì lẽ đó mà Hồ Chí Minh đã nói: “…Từ xưa đến nay, mỗi khi tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần yêu nước lại sôi nổi, nó kết thành môt làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và cướp nước”.

 

Tìm kiếm google: Giải lịch sử 10 bài 28: Truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam thời phong kiến, lịch sử 10 bài 28: Truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam thời phong kiến, bài 28: Truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam thời phong kiến.

Xem thêm các môn học

Giải lịch sử 10 cực chất


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com