[toc:ul]
Phần câu hỏi in nghiêng trong bài
Bài tập 1: Trang 92 – sgk lịch sử 10
Bài tập 2: Trang 93 – sgk lịch sử 10
Sự ra đời của các làng nghề thủ công có ý nghĩa đối với sự phát triển của thủ công nghiệp.
Bài tập 3: Trang 93 – sgk lịch sử 10
Em đánh giá như thế nào về thủ công nghiệp nước ta đương thời.
Phần bài tập cuối bài
Bài tập 1: Trang 95 – sgk lịch sử 10
Những nguyên nhân nào tạo nên sự phát triển nông nghiệp các thế kỉ X – XV?
Bài tập 2: Trang 95 – sgk lịch sử 10
Hãy nêu những biểu hiện nói lên sự phát triển của thủ công nghiệp và thương nghiệp thời Lý, Trần, Lê?
Bài tập 3: Trang 95 – sgk lịch sử 10
Sự phân hóa xã hội ở thế kỉ XIV dẫn đến hậu quả gì?
Phần câu hỏi in nghiêng trong bài
Bài tập 1: Để phát triển nông nghiệp, nhà nước và nhân dân Đại Việt đã:
- Chăm lo khai phá đất hoang, mở rộng đất canh tác, phát triển nông nghiệp. Tiếp tục tinh thần đó, nhà Lý, nhà Trần không ngừng khuyến khích khai hoang, đẩy mạnh sản xuất. Nhà nước bước đầu lấy một số ruộng thưởng cho người có công và cấp cho các chùa chiền.
- Nước ta có nhiều sông ngòi, luc thường xuyên xảy ra tàn phá hoang mạc, mùa màng. Chỗ nào đê đắp vào ruộng của dân thì cho đo đạc, trả tiền. Lại đặt chức quan Hà đê để trông coi việc sửa đắp.
Ý nghĩa: nông nghiệp ngày càng phát triển làm cho cuộc sống của nhân dân ấm no hạnh phúc, trật tự xã hội ổn định, nền độc lập của dân tộc được củng cố.
Bài tập 2: Ý nghĩa của sự ra đời của các làng nghề thủ công với sự phát triển của thủ công nghiệp: làm phong phú thêm các mặt hàng của thủ công nghiệp; Tạo ra công ăn việc làm cho nhân dân, nhất là nông dân; ổn định nghề nghiệp trong nhân dân và nâng cao trình độ kĩ thuật cho thủ công nghiệp; Đáp ứng yêu cầu tiêu dùng trong nhân dân và buôn bán với nước ngoài.
Bài tập 3: Em nhận thấy, thủ công nghiệp nước ta đương thời: rất đa dạng, phong phú.
Phần bài tập cuối bài
Bài tập 1: Nguyên nhân tạo nên sự phát triển nông nghiệp:
- Nhân dân tích cực khai hoang các vùng lãnh thổ các sông lớn và ven biển.
- Các vua Tiền Lê, Lý hàng năm đều làm lễ cày tịch điền để khuyến khích sản xuất.
- Nhà Trần khuyến khích các vương hầu, quý tộc khai hoang lập điền trang.
- Vua Lê cấp đất cho quý tộc đặt phép quân điền.
- Thủy lợi được nhà nước quan tâm mở mang. Sức kéo được chú trọng.
Bài tập 2: Những biểu hiện nói lên sự phát triển của thủ công nghiệp và thương nghiệp thời Lý, Trần, Lê:
Bài tập 3: Thể kỉ X mở đầu thời kì độc lập cũng là mở đầu quá trình phong kiến hóa của xã hội Việt Nam: Tầng lớp địa chủ ngày càng gia tăng; Qúy tộc, địa chủ ngày càng chiếm nhiều ruộng đất; Nhân dân nhiều nước nghèo khổ phải bán ruộng đất, bán con cái làm nô tì; Tình trạng phân hóa giàu nghèo càng tăng cao ở cuối thế kỉ XIII và thế kỉ XIV.
Phần câu hỏi in nghiêng trong bài
Bài tập 1:
1. Để phát triển nông nghiệp, nhà nước và nhân dân Đại Việt đã:
- Từ thời Đinh – Tiền Lê, nhà nước và nhân dân đã chăm lo khai phá đất hoang, mở rộng đất canh tác, phát triển nông nghiệp. Tiếp tục tinh thần đó, nhà Lý, nhà Trần không ngừng khuyến khích khai hoang, đẩy mạnh sản xuất. Nhà nước bước đầu lấy một số ruộng thưởng cho người có công và cấp cho các chùa chiền.
- Nước ta có nhiều sông ngòi, luc thường xuyên xảy ra tàn phá hoang mạc, mùa màng. Nhà Tiền Lê đã chú ý cho nhân dân đào kênh máng, đắp đê nhưng hạn chế không được bao nhiêu. Năm 1248, nhà Trần tổ chức một chiến dịch lớn, huy động nhân dân cả nước đắp đê suốt dọc hai bờ các con sông lớn. Chỗ nào đê đắp vào ruộng của dân thì cho đo đạc, trả tiền. Lại đặt chức quan Hà đê để trông coi việc sửa đắp.
- Thành tựu chung của nông nghiệp: Bên cạnh việc trồng lúa, khoai, sắn nhân dân ta còn trồng dâu nuôi tằm, trồng bông, trồng cây ăn quả, rau đậu …
2. Ý nghĩa:
- Thúc đẩy nông nghiệp ngày càng phát triển làm cho cuộc sống của nhân dân ấm no hạnh phúc, trật tự xã hội ổn định, nền độc lập của dân tộc được củng cố.
- Tạo điều kiện cho sự hòa thuận giữa nhà nước và nhân dân.
Bài tập 2: Ý nghĩa của sự ra đời của các làng nghề thủ công với sự phát triển của thủ công nghiệp:
1. Nó làm phong phú thêm các mặt hàng của thủ công nghiệp
2. Tạo ra công ăn việc làm cho nhân dân, nhất là nông dân.
3. Thể hiện sự ổn định nghề nghiệp trong nhân dân và nâng cao trình độ kĩ thuật cho thủ công nghiệp
4. Đáp ứng yêu cầu tiêu dùng trong nhân dân và buôn bán với nước ngoài.
Bài tập 3: Em nhận thấy, thủ công nghiệp nước ta đương thời:
1. Các nghề thủ công nghiệp nước ta đương thời rất đa dạng, phong phú. Bên cạnh các nghề cổ truyền đã phát triển những nghề mới yêu cầu kĩ thuật cao như đúc súng, đóng thuyền.
2. Mục đích của các nghề thủ công phục vụ cho nhu cầu trong nước là chính
3. Chất lượng sản phẩm tốt.
Phần bài tập cuối bài
Bài tập 1: Những nguyên nhân tạo nên sự phát triển nông nghiệp các thế kỉ X – XV:
- Từ thế kỉ XI đến thế kỉ XV, là thời kì tổn tại của các triều đại Ngô, Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần, Hồ, Lê Sơ. Đây là giai đoạn đầu của thế kỉ phong kiến độc lập, đồng thời cũng là thời kì thống nhất đất nước. Hoàn cảnh thuận lợi đó đã tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển, nhất là nông nghiệp.
Nguyên nhân tạo nên sự phát triển nông nghiệp:
- Nhân dân tích cực khai hoang các vùng lãnh thổ các sông lớn và ven biển.
- Các vua Tiền Lê, Lý hàng năm đều làm lễ cày tịch điền để khuyến khích sản xuất.
- Nhà Trần khuyến khích các vương hầu, quý tộc khai hoang lập điền trang.
- Vua Lê cấp đất cho quý tộc đặt phép quân điền.
- Thủy lợi được nhà nước quan tâm mở mang. Sức kéo được chú trọng.
Bài tập 2: Hãy nêu những biểu hiện nói lên sự phát triển của thủ công nghiệp và thương nghiệp thời Lý, Trần, Lê:
1. Thủ công nghiệp:
- Trong nhân ân, các nghề thủ công như đúc đồng, rèn sắt, làm đồ gốm sứ ươm tơ dệt lụa tiếp tục phát triển, chất lượng sản phẩm ngày càng được nâng cao. Đồ gốm men tráng ngọc, men xanh độc đáo, in hình người, hình thú, hình lá… được trao đổi khắp nơi. Gạch trang trí hoa, rồng được bán và phục vụ xây dựng. Các nghề tô tượng, chạm khắc đá, làm đồ vàng bạc, trang sức, làm giấy nhuộm vải đề phát triển.
- Nhà nước Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần đều thành lập các xưởng thủ công để rèn đúc vũ khí, tiền, đóng thuyền bè, may áo mũ cho vua quan, góp phần xây dựng các cung điện, chùa chiền, đền đài.
2. Thương nghiệp:
- Việc giao lưu buôn bán giữa các làng, các vùng ngày càng nhộn nhịp, hàng hóa phong phú. Các chợ làng, chợ huyện được hình thành. Một sứ giả nhà Nguyên sang nước ta đã viết: “Trong xóm làng thường có chợ, cứ hai ngày họp một phiên, hàng hóa trăm thứ, bày la liệt”.
- Trên vùng biên giới Việt Trung, từ thời Lý đã hình thành các địa điểm trao đổi hàng hóa. Lái buôn hai nước đem đủ thứ lụa vải, vải vóc, ngà voi, giấy, ngọc, vàng…đến trao đổi. Thuyền buôn các nước phong Nam cũng thường qua lại mua bán ở các cửa biển Đông – Bắc. Năm 1149, nhà Lý cho lập trang Vân Đồn làm vùng hải cảng trao đổi hàng hóa với nước ngoài. Lạch Trường (Thanh Hóa) cũng là một vùng hải cảng buôn bán.
Bài tập 3: Thể kỉ X mở đầu thời kì độc lập cũng là mở đầu quá trình phong kiến hóa của xã hội Việt Nam:
1. Tầng lớp địa chủ ngày càng gia tăng
2. Qúy tộc, địa chủ ngày càng chiếm nhiều ruộng đất
3. Nhân dân nhiều nước nghèo khổ phải bán ruộng đất, bán con cái làm nô tì.
4. Tình trạng phân hóa giàu nghèo càng tăng cao ở cuối thế kỉ XIII và thế kỉ XIV.
- Vào nửa sau thế kỉ XIV, một số vua Trần và quan chức cao cấp chỉ lo ăn chơi xa xỉ, không quan tâm đến cuộc sống nhân dân. Nạn đói liên tục xảy ra. Mâu thuẫn giai cấp trở nên gay gắt.
- Đến thế kỉ XII, đặc biệt là thế kỉ XIII, XIV xã hội rơi vào tình trạng phân hóa giàu nghèo ngày càng gia tăng, nhà nước không giải quyết được. Từ đó dẫn đến giàu nghèo ngày càng gia tăng, nhà nước không giải quyết được. Từ đó dẫn đến hậu quả: Cuộc đấu tranh của nông dân chống lại nhà nước phong kiến. Nhà Trần suy vong, Hồ Qúy Ly thực hiện cuộc cải cách lớn để cữu vãn tình thế - nahf Hồ được thành lập.