[toc:ul]
Phần câu hỏi in nghiêng trong bài
Bài tập 1: Trang 184 – sgk lịch sử 10
Công nhân làm việc và sinh hoạt trong hoàn cảnh như thế nào?
Bài tập 2: Trang 184 – sgk lịch sử 10
Những hình thức đấu tranh đầu tiên của công nhân. Ý nghĩa của nó?
Bài tập 3: Trang 185 – sgk lịch sử 10
Những cuộc đấu tranh của công nhân Anh, Pháp, Đức hồi đầu thế kỉ XIX phản ánh điều gì?
Bài tập 4: Trang 187 – sgk lịch sử 10
Hãy cho biết nội dung tư tưởng của chủ nghĩa xã hội không tưởng?
Phần bài tập cuối bài
Bài tập 1: Trang 187 – sgk lịch sử 10
Giai cấp vô sản công nghiệp ra đời khi nào?
Bài tập 2: Trang 187 – sgk lịch sử 10
Qua những cuộc khởi nghĩa của công nhân ở Anh, Pháp, Đức nửa đầu thế kỉ XIX, hãy nêu những ưu điểm và hạn chế của phong trào công nhân thời đó?
Bài tập 3: Trang 187 – sgk lịch sử 10
Hãy cho biết những mặt tích cực và hạn chế của chủ nghĩa xã hội không tưởng?
Phần câu hỏi in nghiêng trong bài
Bài tập 1: Đời sống của giai cấp công nhân: Không có đủ tư liệu sản xuất, làm thuê bán sức lao động của mình; Công nhân phải làm việc hết sức vất vả nhưng lương chết đói; Việc sử dụng máy móc làm cho nhiều công nhân luôn bị đe dọa sa thải.
Bài tập 2: Mâu thuẫn giữa công nhân với tư sản ngày càng gay gắt, dẫn đến các cuộc đấu tranh.
- Hình thức đấu tranh: Đập phá máy móc, đốt công xưởng, hình thành đấu tranh tự phát đầu tiên của giai cấp công nhân.
- Ý nghĩa là: Thể hiện tinh thần đấu tranh chống áp bức, bóc lột ngày càng nâng cao; đâu có áp lực ở đó có đấu tranh.
Bài tập 3: Những cuộc đấu tranh trên của giai cấp công nhân Anh, Pháp, Đức đều thất bại vì sự lãnh đạo đúng đắn và chưa có đường lối chính trị rõ ràng, song đã đánh dấu sự trưởng thành của công nhân, tạo điều kiện quan trọng cho sự ra đời của lí luận khoa học sau này. Nó phản ánh ý thức đấu tranh giai cấp ngày càng nâng cao.
Bài tập 4: Nội dung của chủ nghĩa xã hội không tưởng: Tố cáo, lên án mặt trái của xã hôị tư bản; Muốn xây dựng một chế độ xã hội mới tốt đẹp hơn: không có tư hữu, không có bóc lột.
Phần bài tập cuối bài
Bài tập 1: Sự ra đời của giai cấp vô sản công nghiệp: Chủ nghĩa tư bản ra đời và phát triển, xã hội ngày càng phân chia thành hai lực lượng lớn, đối lập nhau về mặt quyền lợi: giai cấp tư sản và giai cấp vô sản.
Bài tập 2: Qua những cuộc khởi nghĩa của công nhân ở Anh, Pháp, Đức nửa đầu thế kỉ XIX, ta nhận thấy:
- Ưu điểm: Các cuộc đấu tranh thể hiện được ý thức đấu tranh chống áp bức bóc lột của giai cấp công nhân; Đánh dấu sự trưởng thành của giai cấp công nhân; Tạo điều kiện quan trọng cho sự ra đời của lí luận khoa học sau này.
- Hạn chế: Tất cả các cuộc đấu tranh cuối cùng bị thất bại vì thiếu sự lãnh đạo đúng đắn và chưa có đường lối chính trị rõ ràng; Vẫn còn nặng nề đấu tranh kinh tế, đòi quyền lợi trước mắt.
Bài tập 3: Mặt tích cực và hạn chế của chủ nghĩa xã hội không tưởng:
- Về tích cực: Nhận thức được mặt trái của chế độ tư sản là bóc lột người lao động; Phê phán sâu sắc xã hội tư bản, dự đoán tương lai; Bảo vệ quyền lợi giai cấp công nhân
- Về hạn chế: Không thấy được quy luật phát triển của chủ nghĩa tư bản; Không thấy được sứ mệnh của giai cấp vô sản; Không vạch ra con đường giải phóng cho nhân dân lao động
Phần câu hỏi in nghiêng trong bài
Bài tập 1: Đời sống của giai cấp công nhân:
1. Không có đủ tư liệu sản xuất, làm thuê bán sức lao động của mình.
2. Công nhân phải làm việc hết sức vất vả nhưng lương chết đói
Ví dụ ở Anh: Mỗi ngày công nhân trong các xưởng dệt, phải lao động 14 – 15 giờ, thậm chí có nơi 16 – 18 giờ. Điều kiện làm việc tồi tệ bởi môi trường luôn ẩm thấp, nóng bức, bụi bông phủ đầy những căn phòng chật hẹp.
3. Việc sử dụng máy móc làm cho nhiều công nhân luôn bị đe dọa sa thải.
Bài tập 2: Mâu thuẫn giữa công nhân với tư sản ngày càng gay gắt, dẫn đến các cuộc đấu tranh.
1. Hình thức đấu tranh: Đập phá máy móc, đốt công xưởng, hình thành đấu tranh tự phát đầu tiên của giai cấp công nhân.Phong trào đấu tranh diễn ra từ cuối thế kỷ XVIII đến đầu thế kỷ XIX. Đầu tiên ở Anh rồi lan sang các nước khác.
2. Ý nghĩa là:
- Thể hiện tinh thần đấu tranh chống áp bức, bóc lột ngày càng nâng cao.
- Thể hiện quy luật: đâu có áp lực ở đó có đấu tranh.
Bài tập 3: Những cuộc đấu tranh trên của giai cấp công nhân Anh, Pháp, Đức đều thất bại vì sự lãnh đạo đúng đắn và chưa có đường lối chính trị rõ ràng, song đã đánh dấu sự trưởng thành của công nhân, tạo điều kiện quan trọng cho sự ra đời của lí luận khoa học sau này. Nó phản ánh ý thức đấu tranh giai cấp ngày càng nâng cao.
Bài tập 4: Đầu thế kỉ XIX chủ nghĩa tư bản bộc lộ những mặt hạn chế khiến một số nhà tư tưởng tiến bộ đã đề ta một học thuyết mới: Chủ nghĩa xã hội không tưởng.
Nội dung của chủ nghĩa xã hội không tưởng:
1. Tố cáo, lên án mặt trái của xã hôị tư bản
2. Muốn xây dựng một chế độ xã hội mới tốt đẹp hơn: không có tư hữu, không có bóc lột.
Phần bài tập cuối bài
Bài tập 1: Sự ra đời của giai cấp vô sản công nghiệp:
1. Chủ nghĩa tư bản ra đời và phát triển, xã hội ngày càng phân chia thành hai lực lượng lớn, đối lập nhau về mặt quyền lợi: giai cấp tư sản và giai cấp vô sản.
2. Đội ngũ vô sản bắt nguồn từ những nông dân mất đất, phải rời bỏ quê hương ra thành thị tìm được sinh sống trong các công xưởng, nhà máy. Nhiều thợ thủ công ở thành thị bị phá sản cũng trở thành công nhân.
3. Do hệ quả của cách mạng công nghiệp, giai cấp vô sản ra đời từ nửa cuối thể kỉ XVIII, trước tiên là ở Anh, đến giữa thế kỉ XIX dần dần hình thành và lớn mạnh trên phạm vi thế giới.
Bài tập 2: Qua những cuộc khởi nghĩa của công nhân ở Anh, Pháp, Đức nửa đầu thế kỉ XIX, ta nhận thấy, phong trào công nhân thời đó có những ưu điểm và hạn chế nhất định. Cụ thể là
1. Về ưu điểm:
- Các cuộc đấu tranh thể hiện được ý thức đấu tranh chống áp bức bóc lột của giai cấp công nhân.
- Đánh dấu sự trưởng thành của giai cấp công nhân: từ đấu tranh kinh tế dần dần chuyển sang đấu tranh chính trị.
- Tạo điều kiện quan trọng cho sự ra đời của lí luận khoa học sau này.
2. Về hạn chế:
- Tất cả các cuộc đấu tranh cuối cùng bị thất bại vì thiếu sự lãnh đạo đúng đắn và chưa có đường lối chính trị rõ ràng.
- Vẫn còn nặng nề đấu tranh kinh tế, đòi quyền lợi trước mắt.
Bài tập 3: Mặt tích cực và hạn chế của chủ nghĩa xã hội không tưởng:
1. Về tích cực:
- Nhận thức được mặt trái của chế độ tư sản là bóc lột người lao động.
- Phê phán sâu sắc xã hội tư bản, dự đoán tương lai.
- Bảo vệ quyền lợi giai cấp công nhân
2. Về hạn chế:
- Không thấy được quy luật phát triển của chủ nghĩa tư bản
- Không thấy được sứ mệnh của giai cấp vô sản
- Không vạch ra con đường giải phóng cho nhân dân lao động