Soạn lịch sử 10 bài 39 trang 197 cực chất

Giải lịch sử 10 bài 39 trang 197 cực chất. Bài học: Quốc tế thứ hai - được thầy cô tổng hợp lại rất dễ nhớ . Với cách giải câu hỏi giữa bài và bài tập cuối bài học cực chất. Tài liệu hoàn toàn miễn phí, học sinh thoải mái tham khảo để củng cố kiến thức cho bản thân. Chúc các bạn học tập tốt môn lịch sử 10.

[toc:ul]

Phần I. Câu hỏi và bài tập trong bài

Phần câu hỏi in nghiêng trong bài

Bài tập 1: Trang 198 – sgk lịch sử 10

Hãy cho biết những nét nổi bật của phong trào công nhân quốc tế cuối thế kỉ XIX?

Bài tập 2: Trang 199 – sgk lịch sử 10

Hãy nêu những hoạt động chủ yếu của Quốc tế thứ hai trong thời gian Ăngghen lãnh đạo?

Phần bài tập cuối bài

Bài tập 1: Trang 199 – sgk lịch sử 10

Trình bày hoàn cảnh ra đời của quốc tế thứ hai?

Bài tập 2: Trang 199 – sgk lịch sử 10

Vì sao Quốc tế thứ hai bị tan rã?

Phần II.  Hướng dẫn trả lời ngắn gọn

Phần câu hỏi in nghiêng trong bài

Bài tập 1: Những nét nổi bật của phong trào công nhân quốc tế cuối thế kỉ XIX: Cuối thế kỉ XIX, phong trào công nhân tiếp tục phát triển mạnh mẽ ở các nước Anh, Mĩ, Pháp, Đức, Nga.

Bài tập 2: Những hoạt động chủ yếu của Quốc tế thứ hai trong thời gian Ăngghen lãnh đạo: Ngày 14/7/1889, Đại hội thành lập Quốc tế thứ hai được tổ chức tại Pa-ri. Cũng như Quốc tế thứ nhất, Quốc tế thứ hai tồn tại và hoạt động chủ yếu dưới hình thức đại hội. Thông qua các Đại hội và nghị quyết, sự cần thiết thành lập chính đảng của giai cấp vô sản, đề cao đấu tranh chính trị.

Phần bài tập cuối bài

Bài tập 1: Hoàn cảnh ra đời của quốc tế thứ hai: Chủ nghĩa tư bản phát triển ở giai đoạn cao. Giai đoạn đế quốc chủ nghĩa, giai cấp tư sản tăng cường bóc lột nhân dân lao động; đời sống nhân dân cực khổ. Ngày 14/7/1889 Quốc tế thứ hai được thành lập ở Pa-ri

Bài tập 2: Quốc tế thứ hai bị tan rã vì: thiếu nhất trí về đường lối, chia rẽ về tổ chức, các đảng trong Quốc tế 2 xa dần đường lối đấu tranh Cách mạng, thỏa hiệp với giai cấp tư sản, đẩy nhân dân lao động vào cuộc chiến tranh vì lợi ích  của bọn đế quốc. Quốc tế thứ 2 tan rã khi chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ.

Phần III.  Hướng dẫn trả lời chi tiết

Phần câu hỏi in nghiêng trong bài

Bài tập 1: Những nét nổi bật của phong trào công nhân quốc tế cuối thế kỉ XIX:

- Cuối thế kỉ XIX, phong trào công nhân tiếp tục phát triển mạnh mẽ ở các nước Anh, Mĩ, Pháp, Đức, Nga.

- Mục tiêu của các cuộc đấu tranh của phong trào là: Đòi cải thiện đời sống cho người lao động, đòi tăng lương và đòi quyền dân chủ và đòi giảm giờ làm.

Bài tập 2: Những hoạt động chủ yếu của Quốc tế thứ hai trong thời gian Ăngghen lãnh đạo:

1. Ngày 14/7/1889, Đại hội thành lập Quốc tế thứ hai được tổ chức tại Pa-ri. Đại hội đã thông qua nhiều nghị quyết quan trọng, nêu lên sự cần thiết phải thành lập chính Dảng của giai cấp vô sản mỗi nước, đề cao vai trò của quần chúng, đòi tăng lương, ngày làm 8 giờ và lấy ngày 1/5 hằng năm làm ngày Quốc tế lao động.

2. Cũng như Quốc tế thứ nhất, Quốc tế thứ hai tồn tại và hoạt động chủ yếu dưới hình thức đại hội.

3. Thông qua các Đại hội và nghị quyết, sự cần thiết thành lập chính đảng của giai cấp vô sản, đề cao đấu tranh chính trị.

Phần bài tập cuối bài

Bài tập 1: Hoàn cảnh ra đời của quốc tế thứ hai:

1. Chủ nghĩa tư bản phát triển ở giai đoạn cao. Giai đoạn đế quốc chủ nghĩa, giai cấp tư sản tăng cường bóc lột nhân dân lao động.

2. Sự thay thế xu hướng độc quyền và chính  sách chạy đua vũ trang, chuẩn bị phân chia lại thế giới => đời sống nhân dân cực khổ.

3. Cùng với đó nhiều Đảng và tổ chức công nhân ra đời => Ngày 14/7/1889 Quốc tế thứ hai được thành lập ở Pa-ri

Bài tập 2:  Quốc tế thứ hai bị tan rã Do thiếu nhất trí về đường lối, chia rẽ về tổ chức, các đảng trong Quốc tế 2 xa dần đường lối đấu tranh Cách mạng, thỏa hiệp với giai cấp tư sản, đẩy nhân dân lao động vào cuộc chiến tranh vì lợi ích  của bọn đế quốc. Quốc tế thứ 2 tan rã khi chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ.

 

 

Tìm kiếm google: Giải lịch sử 10 bài 39: Quốc tế thứ hai , lịch sử 10 bài 39: Quốc tế thứ hai , bài 39: Quốc tế thứ hai

Xem thêm các môn học

Giải lịch sử 10 cực chất


Copyright @2024 - Designed by baivan.net