Soạn lịch sử 10 bài 5 trang 28 cực chất

Giải lịch sử 10 bài 5 trang 28 cực chất. Bài học: Trung Quốc thời phong kiến - được thầy cô tổng hợp lại rất dễ nhớ . Với cách giải câu hỏi giữa bài và bài tập cuối bài học cực chất. Tài liệu hoàn toàn miễn phí, học sinh thoải mái tham khảo để củng cố kiến thức cho bản thân. Chúc các bạn học tập tốt môn lịch sử 10.

[toc:ul]

Phần I. Câu hỏi và bài tập trong bài

Phần câu hỏi in nghiêng trong bài

Bài tập 1: Vẽ sơ đồ bộ máy nhà nước thời Tần?

Bài tập 2: Những biểu hiện sự thịnh trị về kinh tế, chính trị của xã hội phong kiến Trung Quốc dưới thời Đường là gì?

Bài tập 3: Những mầm mống của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa dưới thời Minh đã xuất hiện như thế nào?

Câu 4: Ảnh hưởng của chính sách áp bức dân tộc của triều Thanh đối với sự phát triển của lịch sử Trung Quốc như thế nào?

Bài tập 5: Hãy tìm hiểu thêm về 4 phát minh lớn của Trung Quốc thời phong kiến?

Phần bài tập cuối bài

Bài tập 1: Chế độ phong kiến Trung  Quốc được hình thành như thế nào?

Bài tập 2: Sự thịnh trị của chế độ phong kiến dưới  thời Đường được biểu hiện như thế nào?

Bài tập 3: Hãy nêu những thành tựu văn hóa chủ yếu của Trung Quốc thời phong kiến?

Phần II.  Hướng dẫn trả lời ngắn gọn

Phần câu hỏi in nghiêng trong bài

Bài tập 1: Vẽ sơ đồ bộ máy nhà nước thời Tần?

 

Bài tập 2: Sự thịnh trị của xã hội phong kiến thời Đường được biểu hiện ở hai mặt:

- Về kinh tế: Nông nghiệp thi hành chính sách quân điền, nông  dân thực hiện chế độ nghĩa vụ cho nhà nước theo chế độ tô, dung, điệu; Thủ công nghiệp phát triển, các xưởng thủ công gọi là tác phường; Thương nghiệp thịnh đạt, con đường tơ lụa trên đất liền và trên biển được thiết lập, mở rộng.

- Về chính trị: Từng bước hoàn thiện chính quyền từ trung ương đến địa phương, nhằm tập trung quyền lực tuyệt đối của hoàng đế; Lập thêm chức tiết độ sứ; Tuyển dụng quan lại qua việc thi cử.

Bài tập 3: Những mầm mống của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa dưới thời Minh đã xuất hiện:

- Nông nghiệp: Có bước tiến trong kĩ thuật canh tác, sản lượng lương thực từng bước tăng lên.

- Thủ công nghiệp: Xuất hiện của các công trường thủ công, sản xuất trờn quy mô lớn, có lao động làm thuê; quan hệ giữa chủ xưởng với người làm thuê là “chủ xuất vốn”, “thợ xuất sức”.

- Thương nghiệp: Phát triển, đặc biệt là ngoại thương. Thành thị xuất hiện nhiều và mở rộng, tập trung đụng dân cư, sầm uất như Nam Kinh, Bắc Kinh.

Câu 4: Ảnh hưởng của chính sách áp bức dân tộc của triều Thanh đối với sự phát triển của lịch sử Trung Quốc:

Chính sách áp bức dân tộc của triều Thanh đã ảnh hưởng đối với sự phát triển của lịch sử Trung Quốc đó là: Đã kìm hãm đến sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, tinh thần dân chủ…Đẩy Trung Quốc vào thế bị các nước đế quốc xâm chiếm.

Bài tập 5: 4 phát minh lớn của Trung Quốc thời phong kiến đó chính là: giấy viết, mực in, thuốc súng và La bàn.

  • Giấy viết: Người phát minh ra nghề làm giấy là hoạn quan Thái Luân. Ông dùng vỏ cây, sợi gai, vải rách… dùng để chế tạo ra giấy. 
  • Thuốc súng: Thuốc nổ được phát minh ở Trung Quốc từ cách đây trên 1.000 năm. Đầu tiên là từ kali nitrát, diêm tiêu và than gỗ. Các nhà luyện đan triều Đường đã phát minh ra thuốc súng. Cuối triều Đường, đầu triều Tống lần đầu tiên thuốc nổ được dùng trong quân sự. 
  • Mực in: Nghề in bắt nguồn từ thói quen kí tên bằng triện (con dấu) của người Trung Hoa cổ đại. Khởi nguồn của nghề in có liên quan đến những ký tự khắc trên ngọc hoặc đá. 
  • La bàn: La bàn là công cụ định hướng Nam, Bắc phổ biến được ứng dụng nhiều khi người ta đi trên biển, vào rừng hoặc đi trong sa mạc.

Phần bài tập cuối bài

Bài tập 1: Chế độ phong kiến Trung  Quốc được hình thành: Ở Trung Quốc từ những thế kỉ cuối trước Công Nguyên, do sự phát triển sản xuất, xã hội phân hóa thành nhiều giai cấp và từ đó chế độ phong kiến được hình thành. 

Bài tập 2: Có thể nói, chế độ phong kiến dưới thời Đường đạt đến đỉnh cao. Nó được thể hiện:

- Kinh tế phát triển toàn diện: Thực hiện chế độ quân điền, nông  dân thực hiện chế độ nghĩa vụ cho nhà nước theo chế độ tô, dung, điệu; Thủ công nghiệp phát triển, các xưởng thủ công gọi là tác phường ; Thương nghiệp thịnh đạt.

- Chính trị: bộ máy cai trị phong kiến hoàn chỉnh

- Tiếp tục chính sách xâm lược:  chiếm Nội  Mông, Tây vực, xâm lược Triều Tiên, củng cố chế độ đô hộ ở An Nam, ép Tây Tạng phải thần phục.

Bài tập 3: Văn hóa Trung Quốc thời phong kiến đã đạt được những thành tựu rực rỡ. Nó được thể hiện trên nhiều phương diện khác nhau.

- Tư tưởng Nho giáo là công cụ sắc bén  phục vụ cho nhà nươc phong kiến tập quyền .

- Phật giáo thịnh hành nhất vào thời Đường, Bắc Tống cho xây nhiều chùa, tạc tượng in kinh …

- Bộ Sử ký của Tư Mã Thiên  rất nổi tiếng, thời Đường có cơ quan chép sử là Sử quán ..

- Toán học: Cửu chương toán thuật (Hán ) tính diện tích và khối lượng khác nhau .

- Thiên văn học: Nông lịch phục vụ cho sản xuất; địa động nghi để đo động đất .

- Y dược: đạt nhiều thành tựu  quan trọng.

- Kỹ thuật: giấy, kỹ thuật in, la bàn, thuốc súng .

- Kiến trúc đặc sắc : Vạn lý trường thành, Tử cấm Thành,Tượng phật bằng ngọc thạch … còn được lưu giữ đến ngày nay.

Phần III.  Hướng dẫn trả lời chi tiết

Phần câu hỏi in nghiêng trong bài

Bài tập 1: Vẽ sơ đồ bộ máy nhà nước thời Tần

 

Bài tập 2: Những biểu hiện sự thịnh trị về kinh tế, chính trị của xã hội phong kiến Trung Quốc dưới thời Đường là:

Sự thịnh trị của xã hội phong kiến thời Đường được biểu hiện ở hai mặt:

1. Về kinh tế:

- Nông nghiệp thi hành chính sách quân điền, nông  dân thực hiện chế độ nghĩa vụ cho nhà nước theo chế độ tô, dung, điệu.

- Thủ công nghiệp phát triển, các xưởng thủ công gọi là tác phường như luyện sắt, đóng thuyền….

- Thương nghiệp thịnh đạt, con đường tơ lụa trên đất liền và trên biển được thiết lập, mở rộng.

2. Về chính trị:

- Từng bước hoàn thiện chính quyền từ trung ương đến địa phương, nhằm tập trung quyền lực tuyệt đối của hoàng đế

- Lập thêm chức tiết độ sứ

- Tuyển dụng quan lại qua việc thi cử.

Bài tập 3: Những mầm mống của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa dưới thời Minh đã xuất hiện :

Thời Minh, các vua đã có những chính sách thi hành để khắc phục và phát triển đất nước. Từ đó, các mầm mống của quan hệ sản xuất chủ nghĩa tư bản xuất hiện ở Trung Quốc. Nó được thể hiện trong các ngành của nền kinh tế. Cụ thể đó là:

1. Về nông nghiệp: Có bước tiến trong kĩ thuật canh tác, sản lượng lương thực từng bước tăng lên.

2. Về thủ công nghiệp: Xuất hiện của các công trường thủ công, sản xuất trờn quy mô lớn, có lao động làm thuê; quan hệ giữa chủ xưởng với người làm thuê là “chủ xuất vốn”, “thợ xuất sức”.

3. Thương nghiệp: Phát triển, đặc biệt là ngoại thương. Thành thị xuất hiện nhiều và mở rộng, tập trung đụng dân cư, sầm uất như Nam Kinh, Bắc Kinh.

Câu 4: Chính sách áp bức dân tộc của triều Thanh đã ảnh hưởng đối với sự phát triển của lịch sử Trung Quốc đó là:

- Sau khi nhà Thanh được thành lập, vua quan đã thi hành chính sách áp bức bóc lột nhân dân khiến cho các cuộc khởi nghĩa diễn ra ở khắp nơi khiến cho chính quyền nhà thành suy yếu. Đó là thời cơ tốt nhất để các nước tư bản phương Tây nhòm ngó xâm lược. Mặc dù, nhà thành đã tiến hành chính sách bế quan tỏa cảng nhưng vẫn không thể hạn chế được thương nhân Châu Âu đưa hàng lậu vào Trung Quốc mà còn gây nên những cuộc xung đột kịch liệt, dẫn đến sự suy sụp của chế độ phong kiến Trung Quốc.

Tóm lại, chính sách của nhà Thanh đã kìm hãm đến sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, tinh thần dân chủ…Đẩy Trung Quốc vào thế bị các nước đế quốc xâm chiếm.

Bài tập 5: 4 phát minh lớn của Trung Quốc thời phong kiến đó chính là: giấy viết, mực in, thuốc súng và La bàn.

1. Giấy viết: 

- Người phát minh ra nghề làm giấy là hoạn quan Thái Luân. Ông dùng vỏ cây, sợi gai, vải rách… dùng để chế tạo ra giấy. Thực ra trước Thái Luân đã có nghề làm giấy ở Trung Quốc, có thể là từ thế kỷ thứ II trước Công nguyên, sớm hơn Thái Luân tới 100 năm. Cho nên Thái Luân chỉ được coi là người có công cải tiến kỹ thuật làm giấy ở Trung Quốc. Vào thời Triều Tống, tiền giấy Giao Tử phát hành sớm nhất ở Trung Quốc.

2. Thuốc súng: 

- Thuốc nổ được phát minh ở Trung Quốc từ cách đây trên 1.000 năm. Đầu tiên là từ kali nitrát, diêm tiêu và than gỗ. Các nhà luyện đan triều Đường đã phát minh ra thuốc súng. Cuối triều Đường, đầu triều Tống lần đầu tiên thuốc nổ được dùng trong quân sự. Thời Bắc Tống đã có công binh xưởng tương đối lớn. Thuốc nổ Trung Quốc về sau được truyền qua Ấn Độ rồi sang Ả Rập, qua Tây Ban Nha rồi đến nhiều nước ở châu Âu. 

3. Mực in: 

- Nghề in bắt nguồn từ thói quen kí tên bằng triện (con dấu) của người Trung Hoa cổ đại. Khởi nguồn của nghề in có liên quan đến những ký tự khắc trên ngọc hoặc đá. Người Trung Quốc xưa khi sử dụng con dấu vẫn phải bôi lên mặt con dấu một lớp mực in. Từ sự gợi ý của con dấu này, người ta đã khắc những con chữ lên tấm gỗ giống như khắc những con dấu, rồi phủ một lớp mực mỏng lên bề mặt tấm gỗ, đặt tờ giấy lên, dùng một cái gạt và gạt nhẹ lên trên tờ giấy. Bản in cổ nhất theo cách này còn lưu lại đến bây giờ là cuốn “Kinh Kim Cương” vào đời nhà Đường.

- Khắc chữ lên bảng gỗ rất tốn kém và mất công, khi hỏng một ký tự phải làm lại cả khuôn in. Chính vì vậy người ta đã nghĩ ra việc ghép các chữ rời lại với nhau.

- Thời Tống chuyển sang kĩ thuật in chữ, khắc trên đất sét rồi đem nung, trong khi châu Âu đến thế kỉ 15 kĩ thuật in chữ mới ra đời. Kĩ thuật in này có hạn chế là chữ xấu, không rõ màu. Kĩ thuật này sau đó được cải tiến, thay chữ rời bằng đất sét nung rồi bằng gỗ, sau đó đến chữ rời bằng đồng.

- Sự xuất hiện của nghề in đã giúp cho việc phổ biến, truyền bá văn hóa, tín ngưỡng cũng như kiến thức của con người ngày càng thuận tiện và nhanh chóng hơn.

4. La bàn:

- La bàn là công cụ định hướng Nam, Bắc phổ biến được ứng dụng nhiều khi người ta đi trên biển, vào rừng hoặc đi trong sa mạc.

- La bàn do người Trung Hoa phát minh từ thời Chiến quốc sau khi tìm ra đá nam châm, còn gọi là “từ thạch”. Người ta dùng đá nam châm thiên nhiên mài gọt thành hình dáng như một cái thìa, sau đó đặt trên một cái đế bằng đồng được mài nhẵn và quay chiếc thìa. Đế đồng (như hình vẽ) được phân chia theo các cung quẻ, 4 phương 8 hướng. Khi chiếc khi thìa dừng lại, hướng của cán thìa sẽ quay về hướng Nam. Vì vật người Trung Quốc gọi là "kim chỉ Nam" . Hướng Nam xưa vốn được coi là hướng của quân vương.

- Đến thời nhà Đường thì La bàn đã khá hoàn chỉnh và đến khoảng thời nhà Tống, nhà Nguyên thì được truyền bá sang châu Âu qua các cuộc chinh phạt. Nhờ có La bàn, người châu Âu mới thực hiện được những phát kiến địa lý mới như chuyến hải hành của Cristoforo Colombo tìm ra châu Mỹ.

- Về sau La bàn được cải tiến dần bằng cách nhân tạo, từ hóa kim loại. Trung Hoa sử dụng La bàn trong hàng hải sớm hơn phương Tây tới gần 100 năm.

Phần bài tập cuối bài

Bài tập 1: Chế độ phong kiến Trung  Quốc được hình thành:

- Ở Trung Quốc từ những thế kỉ cuối trước Công Nguyên, do sự phát triển sản xuất, xã hội phân hóa thành nhiều giai cấp và từ đó chế độ phong kiến được hình thành. 

Bài tập 2: Sự thịnh trị của chế độ phong kiến dưới  thời Đường được biểu hiện:

- Có thể nói, chế độ phong kiến dưới thời Đường đạt đến đỉnh cao. Nó được thể hiện:

1. Kinh tế phát triển toàn diện:

o Thực hiện chế độ quân điền, nông  dân thực hiện chế độ nghĩa vụ cho nhà nước theo chế độ tô, dung, điệu.

o Thủ công nghiệp phát triển, các xưởng thủ công gọi là tác phường như luyện sắt, đóng thuyền….

o Thương nghiệp thịnh đạt, con đường tơ lụa trên đất liền và trên biển được thiết lập, mở rộng.

2. Chính trị: bộ máy cai trị phong kiến hoàn chỉnh: cử người thân tín cai quản địa phương;  cử người trong họ hay công thần giữ chức Tiết độ sứ, trấn ải biên cương  mở khoa thi chọn người ra làm quan.

3. Tiếp tục chính sách xâm lược:  chiếm Nội  Mông, Tây vực, xâm lược Triều Tiên, củng cố chế độ đô hộ ở An Nam, ép Tây Tạng phải thần phục.

=> Nhà Đường  trở thành một  đế quốc phong kiến phát triển nhất.

Bài tập 3: Văn hóa Trung Quốc thời phong kiến đã đạt được những thành tựu rực rỡ. Nó được thể hiện trên nhiều phương diện khác nhau.

1. Tư tưởng Nho giáo giữ vai trò  quan trọng, là công cụ sắc bén  phục vụ cho nhà nươc phong kiến tập quyền .

2. Phật giáo thịnh hành nhất vào thời Đường, Bắc Tống cho xây nhiều chùa, tạc tượng in kinh …

3. Bộ Sử ký của Tư Mã Thiên  rất nổi tiếng, thời Đường có cơ quan chép sử là Sử quán ..

- Thơ Đường đạt đến đỉnh cao  của nghệ thuật  Lý Bạch, Đỗ Phủ,Bạch Cư Dị .

- Tiểu thuyết phát triển dưới thời Minh,Thanh, nhiều tác phẩm nổi tiếng như: Tam Quốc Diễn Nghĩa của La Quán Trung, Thủy Hử của Thị Nại Am, Tây Du Ký của Ngô Thừa An, Hồng Lâu Mộng của Tào Tuyết Cần....

1. Toán học: Cửu chương toán thuật (Hán ) tính diện tích và khối lượng khác nhau .

2. Thiên văn học: Nông lịch phục vụ cho sản xuất; địa động nghi để đo động đất .

3. Y dược: đạt nhiều thành tựu  quan trọng: thầy thuốc Hoa Đà (Hán) dùng phẫu thuật để chữa bệnh; sách thuốc Bản thảo cương mục của Lý Thời Trân .

4. Kỹ thuật: giấy, kỹ thuật in, la bàn, thuốc súng .

5. Kiến trúc đặc sắc : Vạn lý trường thành, Tử cấm Thành,Tượng phật bằng ngọc thạch … còn được lưu giữ đến ngày nay.

 

Tìm kiếm google: Giải lịch sử 10 bài 5: Trung Quốc thời phong kiến, lịch sử 10 bài 5: Trung Quốc thời phong kiến, bài 5: Trung Quốc thời phong kiến

Xem thêm các môn học

Giải lịch sử 10 cực chất


Copyright @2024 - Designed by baivan.net