Soạn lịch sử 10 bài 23 trang 116 cực chất

Giải lịch sử 10 bài 23 trang 116 cực chất. Bài học: Phong trào Tây Sơn và sự nghiệp thống nhất đất nước, bảo vệ tổ quốc cuối thế kỉ XVIII - được thầy cô tổng hợp lại rất dễ nhớ . Với cách giải câu hỏi giữa bài và bài tập cuối bài học cực chất. Tài liệu hoàn toàn miễn phí, học sinh thoải mái tham khảo để củng cố kiến thức cho bản thân. Chúc các bạn học tập tốt môn lịch sử 10.

[toc:ul]

Phần I. Câu hỏi và bài tập trong bài

Phần câu hỏi in nghiêng trong bài

Bài tập 1: Trang 117 – sgk lịch sử 10

Em biết gì thêm về trận Rạch Gầm – Xoài Mút?

Bài tập 2: Trang 119 – sgk lịch sử 10

Phân tích ý nghĩa đoạn trích trong bài hiểu dụ nói trên của vua Quang Trung?

Bài tập 3: Trang 119 – sgk lịch sử 10

Hãy cho biết đặc điểm của cuộc kháng chiến chống quân Thanh?

Bài tập 4: Trang 120 – sgk lịch sử 10

Vương triều của Quang Trung đã làm được những gì? Đánh giá những việc làm đó?

Phần bài tập cuối bài

Bài tập 1: Trang 120 – sgk lịch sử 10

Đánh giá công lao của phong trào Tây Sơn trong việc thống nhất đất nước?

Bài tập 2: Trang 120 – sgk lịch sử 10

Hãy trình bày đặc điểm và nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Thanh?

Bài tập 3: Trang 120 – sgk lịch sử 10

Em biết gì về Nguyễn Huệ - Quang Trung và đánh giá vai trò của ông  trong hai cuộc kháng chiến chống Xiêm và chống Thanh?

Phần II.  Hướng dẫn trả lời ngắn gọn

Phần câu hỏi in nghiêng trong bài

Bài tập 1: Em biết  thêm về trận Rạch Gầm – Xoài Mút:

- Quân Xiêm có ý định sang Gia Định hoành hành, Nguyễn Huệ quyết định chọn đoạn sông Rạch Gầm – Xoài Mút làm trận địa quyết chiến với giặc.

- Thủy binh ta từ Rạch Gầm, Xoài Mút và cù lao Thái Sơn đồng loạt xông thẳng vào đội hình địch đang xuôi theo dòng nước.

- Tất cả thuyền chiến địch đều bị đánh tan, Nguyễn Ánh thoát chết, sang Xiêm lưu vong.

Bài tập 2: Phân tích ý nghĩa đoạn trích trong bài hiểu dụ nói trên của vua Quang Trung:

Ý nghĩa câu nói này của vua Quang Trung là: bài thơ này muốn nói đến chính là ý chí đánh tan quân xâm lược, bảo vệ độc lập dân tộc, giữ gìn nền văn hóa và những phong tục tập quán lâu đời của nhân dân. Ý chí quyết tâm tiêu diệt giặc khiến cho quân thù phải điêu tàn và khẳng định nước Nam đã có chủ.

Bài tập 3: Đặc điểm của cuộc kháng chiến chống quân Thanh: Là cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc, bảo vệ tổ quốc; Diễn ra nhanh chóng, táo bạo, bất ngờ và chắc thắng; Cuộc kháng chiến vừa giải phóng dân tộc vừa thống nhất đất nước.

Bài tập 4: 

- Những việc làm được : Kêu gọi nhân dân khôi phục sản xuất, lập lại sổ hộ khẩu, tổ chức lại giáo dục thi cử. Quân đội được tổ chức quy củ và trang bị vũ khí đầy đủ. Đặt quan hệ hòa hảo với nhà Thanh và được nhà Thanh rất tôn trọng. Quan hệ với Lào và Chân Lạp diễn ra tốt đẹp.

- Tác dụng: làm ổn định lại đất nước, phạm vi ảnh hưởng của nó chưa lan rộng ra cả nước. Vua Quang Trung mất đột ngột đã không cho phép hoàn thành sự nghiệp thống nhất đất nước, đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng.

Phần bài tập cuối bài

Bài tập 1: Phong trào Tây sơn đã có những công lao to lớn trong việc thống nhất đất nước ở nước ta. 

- Phong trào Tây Sơn lật đổ chính quyền họ Nguyễn và đánh tan quân xâm lược Xiêm.

- Phong trào Tây Sơn lật đổ chính quyền họ Trịnh

- Phong trào Tây Sơn đánh tan quân xâm lược nhà Thanh hoàn toàn giải phóng đất nước.

Bài tập 2: Đặc điểm và nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống quân Thanh.

  • Đặc điểm: diễn ra nhanh chóng, táo bạo, bất ngờ và chắc thắng, chấm dứt thời kì xâm lược của các triều đại phong kiến Trung Quốc, là cuộc kháng chiến giảo phóng dân tộc bảo vệ tổ quốc.
  • Nguyên nhân thắng lợi: Nghệ thuật lãnh đạo tài tình, sáng suốt của Quang Trung;  tinh thần chiến đấu hăng say, kiên cường của quân sĩ; truyền thống yêu nước và ý chí đấu tranh bất khuất chống ngoại xâm của dân tộc.

Bài tập 3: Một số thông tin về Nguyễn Huệ - Quang Trung: vua Quang Trung vừa có công lao trong việc đánh bại các thế lực phong kiến Đàng Trong, Đàng Ngoài để thống nhất nước ta vừa có công trong việc đánh bại quân xâm lược Xiêm, Thanh để bảo vệ nền độc lập dân tộc. Từ một thủ lĩnh nông dân kiệt xuất, Quang Trung trở thành vị anh hùng dân tộc Vĩ đại.

Phần III.  Hướng dẫn trả lời chi tiết

Phần câu hỏi in nghiêng trong bài

Bài tập 1: Em biết thêm về trận Rạch Gầm – Xoài Mút:

- Được tin quân Xiêm có ý định sang Gia Định hoành hành, đầu năm 1785 nghĩa quân Tây Sơn tiến vào đóng quân ở Mỹ Tho do Nguyễn Huệ đứng đầu. Sau khi nghiên cứu tình hình, Nguyễn Huệ quyết định chọn đoạn sông Rạch Gầm – Xoài Mút làm trận địa quyết chiến với giặc.

- Bố trí xong trận địa, mờ sáng ngày 19 / 1/ 1785, Nguyễn Huệ dùng mưu nhử quân địch vào trận địa mai phục. Thủy binh ta từ Rạch Gầm, Xoài Mút và cù lao Thái Sơn đồng loạt xông thẳng vào đội hình địch đang xuôi theo dòng nước.

- Tất cả thuyền chiến địch đều bị đánh tan, gần 4 vạn quân Xiêm chết tại trận, chỉ còn vài nghìn tên  sống sót theo đường bộ chạy về nước. Nguyễn Ánh thoát chết, sang Xiêm lưu vong.

Bài tập 2: TPhân tích ý nghĩa đoạn trích trong bài hiểu dụ nói trên của vua Quang Trung

Bài hiểu dụ của vua Quang Trung có viết:

“Đánh cho để tóc dài

Đánh cho để đen răng

Đánh cho nó chích luân bất phản

Đánh cho nó phiến giáp bất hoàn

Đánh cho sử tri Nam quốc anh hùng chi hữu chủ".

2. Ý nghĩa câu nói này của vua Quang Trung là:

  •  Đánh cho để tóc dài

     Đánh cho để đen răng

Nghĩa là đánh để bảo về và giữ gìn những phong tục tập quán lâu đời từ xa xưa của nhân dân ta.

  •  Đánh cho nó chích luân bất phản

     Đánh cho nó phiến giáp bất hoàn

     Đánh cho sử tri Nam quốc anh hùng chi hữu chủ”

Nghĩa là đánh tiêu diệt, đánh cho quân giặc không còn một mảnh áo giáp, không còn một chiếc xe nào để trở về, đánh để cho kẻ thù biết sức mạnh của dân tộc ta là một dân tộc độc lập có chủ quyền.

=>Như vậy, ý nghĩa cuối cùng mà bài thơ này muốn nói đến chính là ý chí đánh tan quân xâm lược, bảo vệ độc lập dân tộc, giữ gìn nền văn hóa và những phong tục tập quán lâu đời của nhân dân. Ý chí quyết tâm tiêu diệt giặc khiến cho quân thù phải điêu tàn và khẳng định nước Nam đã có chủ.

Bài tập 3: Đặc điểm của cuộc kháng chiến chống quân Thanh:

1. Cuộc kháng chiến chống quân Thanh là cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc, bảo vệ tổ quốc.

2. Cuộc kháng chiến diễn ra nhanh chóng, táo bạo, bất ngờ và chắc thắng.

3. Cuộc kháng chiến vừa giải phóng dân tộc vừa thống nhất đất nước.

Bài tập 4: 

1. Những việc mà vương triều Quang Trung làm được là:

- Ban chiếu kêu gọi nhân dân khôi phục sản xuất, lập lại sổ hộ khẩu, tổ chức lại giáo dục thi cử.

- Quân đội được tổ chức quy củ và trang bị vũ khí đầy đủ.

- Đặt quan hệ hòa hảo với nhà Thanh và được nhà Thanh rất tôn trọng.

- Quan hệ với Lào và Chân Lạp diễn ra tốt đẹp.

2. Từ những việc làm đó ta thấy:

- Những việc đó có tác dụng làm ổn định lại đất nước. Tuy nhiên, phạm vi ảnh hưởng của nó chưa lan rộng ra cả nước.

- Vua Quang Trung mất đột ngột đã không cho phép hoàn thành sự nghiệp thống nhất đất nước, đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng.

Phần bài tập cuối bài

Bài tập 1: Phong trào Tây sơn đã có những công lao to lớn trong việc thống nhất đất nước ở nước ta. Đó là:

1. Phong trào Tây Sơn lật đổ chính quyền họ Nguyễn và đánh tan quân xâm lược Xiêm.

- Từ năm 1773 đến năm 1777, quân Tây Sơn đánh chiếm Phủ Quy Nhơn, đánh chiếm Phú Xuân và Gia Định. Chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong bị lật đổ.

- Từ năm 1784 đến năm 1785, quân Tây Sơn đánh bại quân xâm lược Xiêm với chiến thắng tiêu biểu ở Rạch Gầm – Xoài Mút.

2. Phong trào Tây Sơn lật đổ chính quyền họ Trịnh

- Giữa năm 1788, Nguyễn Huệ cho quân đánh vào Thăng Long. Chúa Trịnh bị dân bắt nộp cho quân Tây Sơn. Chính quyền chúa Trịnh bị sụp đổ.

- Cùng với việc tiêu diệt chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong, việc quân Tây Sơn lật đổ chính quyền họ Trịnh ở Đàng Ngoài đã tạo những điều kiện cơ bản cho sự thống nhất đất nước.

3. Phong trào Tây Sơn đánh tan quân xâm lược nhà Thanh hoàn toàn giải phóng đất nước.

=> Công lao của quân Tây Sơn vừa thống nhất đất nước vừa gắn với giành độc lập dân tộc.

Bài tập 2: Đặc điểm và nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống quân Thanh.

1. Về đặc điểm cuộc kháng chiến chống quân Thanh:

- Cuộc kháng chiến diễn ra nhanh chóng, táo bạo, bất ngờ và chắc thắng.

- Cuộc kháng chiến này cũng chấm dứt thời kì xâm lược của các triều đại phong kiến Trung Quốc.

- Cuộc kháng chiến chống quân Thanh là cuộc kháng chiến giảo phóng dân tộc bảo vệ tổ quốc.

2. Nguyên nhân thắng lợi cuộc khởi nghĩa quân Thanh:

- Nhờ nghệ thuật lãnh đạo tài tình, sáng suốt của Quang Trung

- Nhờ tinh thần chiến đấu hăng say, kiên cường của quân sĩ

- Nhờ truyền thống yêu nước và ý chí đấu tranh bất khuất chống ngoại xâm của dân tộc.

Bài tập 3: 

1. Một số thông tin về Nguyễn Huệ - Quang Trung:

- Nguyễn Huệ tên thật là Hồ Thơm . Ông là trụ cột của nghĩa quân Tây Sơn, có công lao to lớn trong sự nghiệp thống nhất đất nước giải phóng dân tộc.

- Năm 1788, Nguyễn Huệ tiến quân ra Bắc tiêu diệt quân Thanh, ông lên ngôi Hoàng đế lấy hiệu Quang Trung.

- Vai trò của Vua Quang Trung trong hai cuộc kháng chiến chống quân Xiêm và Thanh:

- Nguyễn Huệ - Quang Trung  là người có công lớn trong cuộc đập tan Chúa Nguyễn ở Đàng Trong và đánh bại quân xâm lược Xiêm. Ngoài ra, ông cong là người đem quân ra Bắc lật nhào Chúa Trịnh chuyên quyền, tôn phò nhà Lê và đánh bại quân xâm lược nhà Thanh.

=> Như vậy, vua Quang Trung vừa có công lao trong việc đánh bại các thế lực phong kiến Đàng Trong, Đàng Ngoài để thống nhất nước ta vừa có công trong việc đánh bại quân xâm lược Xiêm, Thanh để bảo vệ nền độc lập dân tộc. Từ một thủ lĩnh nông dân kiệt xuất, Quang Trung trở thành vị anh hùng dân tộc Vĩ đại.

 

Tìm kiếm google: Giải lịch sử 10 bài 23: Phong trào Tây Sơn và sự nghiệp thống nhất đất nước, bảo vệ tổ quốc cuối thế kỉ XVIII, lịch sử 10 bài 23: Phong trào Tây Sơn và sự nghiệp thống nhất đất nước, bảo vệ tổ quốc cuối thế kỉ XVIII, bài 23: Phong trào Tây Sơn và sự nghiệp thống nhất đất nước, bảo vệ tổ quốc cuối thế kỉ XVIII

Xem thêm các môn học

Giải lịch sử 10 cực chất


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com