Soạn lịch sử 10 bài 26 trang 130 cực chất

Giải lịch sử 10 bài 26 trang 130 cực chất. Bài học: Tình hình xã hội ở nửa đầu thế kỉ XIX và phong trào đấu tranh của nhân dân - được thầy cô tổng hợp lại rất dễ nhớ . Với cách giải câu hỏi giữa bài và bài tập cuối bài học cực chất. Tài liệu hoàn toàn miễn phí, học sinh thoải mái tham khảo để củng cố kiến thức cho bản thân. Chúc các bạn học tập tốt môn lịch sử 10.

[toc:ul]

Phần I. Câu hỏi và bài tập trong bài

Phần câu hỏi in nghiêng trong bài

Bài tập 1: Trang 131 – sgk lịch sử 10

Em nghĩ thế nào về cuộc sống của nhân dân ta dưới thời Nguyễn? So sánh với thế kỉ XVIII?

Bài tập 2: Trang 131 – sgk lịch sử 10

So với các triều đại trước, cuộc đấu tranh của nông dân thời Nguyễn có điểm gì khác?

Phần bài tập cuối bài

Bài tập 1: Trang 132 – sgk lịch sử 10

So sánh tình hình xã hội nước ta nửa đầu thế kỉ XIX với thế kỉ XVIII?

Bài tập 2: Trang 132 – sgk lịch sử 10

Những nguyên nhân nào gây nên tình trạng khổ cực của nhân dân đầu thời Nguyễn?

Bài tập 3: Trang 132 – sgk lịch sử 10

Trình bày đặc điểm của phong trào đấu tranh chống phong kiến nửa đầu thế kỉ XIX. So sánh với các triều đại trước và phân tích ý nghĩa của nó?

Phần II.  Hướng dẫn trả lời ngắn gọn

Phần câu hỏi in nghiêng trong bài

Bài tập 1: 

- Cuộc sống của nhân dân ta dưới thời Nguyễn phải chịu nhiều gánh nặng.

- So sánh với thế kỉ XVII: Đời sống của nhân dân ta cực khổ hơn so với những triều đại trước.  Ở thời Nguyễn: “Xác đầy nghĩa địa/ Thây thối bên cầu/ Trời sảm đạm u sầu/ Cảnh hoang tàn đói rét”. Trong khi đó, ở thời Lê Sơ: “Đời vua Thái Tổ Thái Tông/ Thóc lúa đầy đồng trâu chẳng buồn ăn”.

Bài tập 2: So với các triều đại trước, cuộc đấu tranh của nông dân thời Nguyễn có điểm khác: cuộc đấu tranh của nông dân diễn ra sớm dưới thời Nguyễn. Nếu như các triều đại trước, các cuộc nổi dậy diễn ra vào cuối triều đại, khi mà các triều đại đó trở nên thối nát và suy yếu thì các cuộc nổi dậy của thời Nguyễn đã nổ ra ngày từ đầu thế kỉ khi nhà Nguyễn vừa lên cầm quyền.

Phần bài tập cuối bài

Bài tập 1: So với thế kỉ XVIII, xã hội nước ta nửa đầu thế kỉ XIX có sự phân chia : Đời sống nhân dân cực khổ hơn so với các thế kỉ trước, dẫn đến sự bùng nổ liên tục và rộng khắp của các phong trào đấu tranh của nhân dân.

Bài tập 2: Những nguyên nhân gây nên tình trạng khổ cực của nhân dân đầu thời Nguyễn là: chế độ phong kiến nhà Nguyễn khủng hoảng; tham nhũng, sách nhiễu nhân dân phổ biến; Bọn địa chủ, cường hào tiếp tục hoành hành ở nông thôn, ức hiếp dân lành; không chăm lo đến đời sống nhân dân.

Bài tập 3: 

  • Đặc điểm của phong trào đấu tranh chống phong kiến nửa đầu thế kỉ XIX là: nổ ra ngay từ đầu triều đại; liên tục, số lượng lớn; Nhiều cuộc khởi nghĩa với quy mô lớn và thời gian kéo dài như khởi nghĩa Phan Bá Vành, Lê Văn Khôi.
  • So sánh với các triều đại trước: Các triều đại trước phong trào đấy tranh của nhân dân thường nổ ra vào cuối triều đại, nhưng thời Nguyễn phong trào đấu tranh của nhân dân diễn ra ngay khi nhà Nguyễn vừa lên cầm quyền. Số lượng, mô mô và thành phần tham gia cũng đông đảo hơn so với các thời kì trước đó.
  • Ý nghĩa của phong trào đấu tranh của nhân dân:  mâu thuẫn giai cấp trong xã hội vô cùng quyết liệt và chứng tỏ sức mạnh của nông dân; nhà Nguyễn ngày càng suy yếu nghiêm trọng và cuối cùng tự chuốc lấu thất bại trước sự xâm lược của thực dân phương Tây.

Phần III.  Hướng dẫn trả lời chi tiết

Phần câu hỏi in nghiêng trong bài

Bài tập 1: Em nghĩ cuộc sống của nhân dân ta dưới thời Nguyễn? So sánh với thế kỉ XVIII:

1. Cuộc sống của nhân dân ta dưới thời Nguyễn phải chịu nhiều gánh nặng. Điều đó được biểu hiện qua:

- Phải chịu sưu cao thuế nặng

- Chế độ lao dịch nặng nề

- Thiên tai, mất mùa thường xuyên xảy ra.

=>Do đó, cuộc sống của nhân dân vô cùng cực khổ.

2. So sánh với thế kỉ XVII:

- Đời sống của nhân dân ta cực khổ hơn so với những triều đại trước.  

- Ở thời Nguyễn: “Xác đầy nghĩa địa/ Thây thối bên cầu/ Trời sảm đạm u sầu/ Cảnh hoang tàn đói rét”.

- Trong khi đó, ở thời Lê Sơ:

- “Đời vua Thái Tổ Thái Tông/ Thóc lúa đầy đồng trâu chẳng buồn ăn”.

Bài tập 2: So với các triều đại trước, cuộc đấu tranh của nông dân thời Nguyễn có điểm khác:

- So với các triều đại trước, cuộc đấu tranh của nông dân diễn ra sớm dưới thời Nguyễn. Nếu như các triều đại trước, các cuộc nổi dậy diễn ra vào cuối triều đại, khi mà các triều đại đó trở nên thối nát và suy yếu thì các cuộc nổi dậy của thời Nguyễn đã nổ ra ngày từ đầu thế kỉ khi nhà Nguyễn vừa lên cầm quyền.

- Các phong trào đấu tranh của nhân dân thời Nguyễn nổ ra liên tục với số lượng lớn. Trong đó, có một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu như là khởi nghĩa Phan Bá Vành, Lê Văn Khôi.

Phần bài tập cuối bài

Bài tập 1: So với thế kỉ XVIII, xã hội nước ta nửa đầu thế kỉ XIX có sự phân chia giai cấp ngày càng khác biệt:

1. Giai cấp thống trị bao gồm: vua, quan, địa chủ, cường hào.

2. Giai cấp bị trị: Đa số là nông dân

3. Tệ nạn tham quan ô lại và cường hào áp bức bóc lột nhân dân ngày càng phổ biến.

=> Đời sống nhân dân cực khổ hơn so với các thế kỉ trước, dẫn đến sự bùng nổ liên tục và rộng khắp của các phong trào đấu tranh của nhân dân.

Bài tập 2: Những nguyên nhân gây nên tình trạng khổ cực của nhân dân đầu thời Nguyễn là:

1. Do chế độ phong kiến nhà Nguyễn khủng hoảng

2. Hiện tượng tham nhũng, sách nhiễu nhân dân phổ biến.

3. Bọn địa chủ, cường hào tiếp tục hoành hành ở nông thôn, ức hiếp dân lành. Nguyễn Công Trứ đã từng viết: “Cái hại quan lại là một, hai phần còn cái hại cường hào đến tám, chín phần”.

4. Nhà nước huy động sức người, sức của vào việc xây dựng kinh thành, lăng tẩm, ...không chăm lo đến đời sống nhân dân khiến cho thiên tai, hạn hán làm cho mất mùa đói kém thường xuyên xảy ra.

Bài tập 3: 

1. Đặc điểm của phong trào đấu tranh chống phong kiến nửa đầu thế kỉ XIX là:

- Phong trào đấu tranh của nhân dân nổ ra ngay từ đầu triều đại

- Nổ ra liên tục, số lượng lớn

- Nhiều cuộc khởi nghĩa với quy mô lớn và thời gian kéo dài như khởi nghĩa Phan Bá Vành, Lê Văn Khôi.

2. So sánh với các triều đại trước:

- Các triều đại trước phong trào đấy tranh của nhân dân thường nổ ra vào cuối triều đại, nhưng thời Nguyễn phong trào đấu tranh của nhân dân diễn ra ngay khi nhà Nguyễn vừa lên cầm quyền. Số lượng, mô mô và thành phần tham gia cũng đông đảo hơn so với các thời kì trước đó.

3. Ý nghĩa của phong trào đấu tranh của nhân dân:

- Điều này chứng tỏ sự mâu thuẫn giai cấp trong xã hội vô cùng quyết liệt và chứng tỏ sức mạnh của nông dân.

- Làm cho nhà Nguyễn ngày càng suy yếu nghiêm trọng và cuối cùng tự chuốc lấu thất bại trước sự xâm lược của thực dân phương Tây.

 

Tìm kiếm google: Giải lịch sử 10 bài 26: Tình hình xã hội ở nửa đầu thế kỉ XIX và phong trào đấu tranh của nhân dân, lịch sử 10 bài 26: Tình hình xã hội ở nửa đầu thế kỉ XIX và phong trào đấu tranh của nhân dân, bài 26: Tình hình xã hội ở nửa đầu thế kỉ XIX và phong trào đấu tranh của nhân dân.

Xem thêm các môn học

Giải lịch sử 10 cực chất


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com