Soạn lịch sử 10 bài 24 trang 121 cực chất

Giải lịch sử 10 bài 24 trang 121 cực chất. Bài học: Tình hình văn hóa ở các thế kỉ XVI – XVIII - được thầy cô tổng hợp lại rất dễ nhớ . Với cách giải câu hỏi giữa bài và bài tập cuối bài học cực chất. Tài liệu hoàn toàn miễn phí, học sinh thoải mái tham khảo để củng cố kiến thức cho bản thân. Chúc các bạn học tập tốt môn lịch sử 10.

[toc:ul]

Phần I. Câu hỏi và bài tập trong bài

Phần câu hỏi in nghiêng trong bài

Bài tập 1: Trang 122 – sgk lịch sử 10

  •  Em cho biết lúc bấy giờ nước ta có những tôn giáo nào?
  •  Những nét đẹp trong tín ngưỡng dân gian của Việt Nam là gì?

Bài tập 2: Trang 122 – sgk lịch sử 10

Ở các thế kỉ XVII – XVIII, việc không chú ý nhiều đến các môn khoa học tự nhiên có ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển kinh tế của nước ta?

Bài tập 3: Trang 123 – sgk lịch sử 10

Văn học Việt Nam thế kỉ XVII – XVIII có gì mới? Điểm mới đó nói lên điều gì?

Bài tập 4: Trang 123 – sgk lịch sử 10

  •  Nêu một vài công trình nghệ thuật hay làn điệu dân ca ở địa phương mà em biết?
  •  Chứng minh sự phong phú của nghệ thuật Việt Nam ở các thế kỉ XVI – XVIII?

Phần bài tập cuối bài

Bài tập 1: Trang 124 – sgk lịch sử 10

Phân tích đặc điểm và ý nghĩa của văn học Việt Nam ở các thế kỉ XVI –XVIII?

Bài tập 2: Trang 124 – sgk lịch sử 10

Lập bảng thống kê các loại hình nghệ thuật tiêu biểu của nước ta trong các thế kỉ XVI – XVIII. Nhận xét về đời sống văn hóa của nhân dân ta thời đó?

Bài tập 3: Trang 124 – sgk lịch sử 10

Thống kê các thành tựu khoa học – kĩ thuật các thế kỉ XVI – XVIII. Nhận xét về ưu điểm và hạn chế của nó?

Phần II.  Hướng dẫn trả lời ngắn gọn

Phần câu hỏi in nghiêng trong bài

Bài tập 1: 

- Lúc bấy giờ nước ta có: Nho giáo; Phật giáo, đạo giáo; Thiên chúa giáo

- Những nét đẹp trong tín ngưỡng dân gian của Việt Nam: Các tín ngưỡng truyền thống tốt đẹp được nhân dân ta phát huy, tôn trọng. Điển hình như là phong tục thờ cúng tổ tiên, tôn thờ những người đã khuất, những người có công với làng nước, nhất là những ngời có công với đất nước.

Bài tập 2: Ở các thế kỉ XVII – XVIII, việc không chú ý nhiều đến các môn khoa học tự nhiên có ảnh hưởng không tốt đến nền kinh tế của nước ta: Làm cho đất nước ta chậm phát triển; nền kinh tế bị kìm hãm và khó có thể phát triển.

Bài tập 3: 

- Nét mới, nét thay đổi so với các thế kỉ trước: Văn học chữ Hán giảm sút; Văn học chữ Nôm ngày càng phát triển mạnh; Văn học dân gian phát triển với nhiều thể loại phong phú và hấp dẫn; Chữ Quốc ngữ ra đời trong giai đoạn này. Tuy nhiên, nó chưa được sử dụng rộng rãi.

- Từ những đặc điểm đó ta có thể thấy rằng:  cuộc sống tinh thần  của nhân dân ta đang ngày càng được đề cao, khiến cho nền văn học thêm phần phong phú, đa dạng.

Bài tập 4: Nêu một vài công trình nghệ thuật hay làn điệu dân ca ở địa phương:

  •  Một số công trình nghệ thuật: Chùa Thiên Mụ (Thừa thiên – Huế); Chùa Tây Phương (Hà Tây); Chùa Bút Tháp (Bắc Ninh)
  •  Một số làn điệu dân ca: Quan họ; Hát dặm…

Chứng minh: Nghệ thuật đạt nhiều công trình có giá trị: chùa Thiên Mụ, các tượng La Hán ở chùa Tây Phương...; Trào lưu nghệ thuật dân gian được hình thành; Nghệ thuật sân khấu phát triển: nhiều phường tuồng, phường chèo...

Phần bài tập cuối bài

Bài tập 1: Đặc điểm của văn học Việt Nam ở các thế kỉ XVI – XVIII:

- Từ thế kỉ XVI – XVII, cùng với sự suy thoái của Nho giáo, văn học chữ Hán đã mất dần vị thể vốn có của nó trong thời Lê Sơ.

- Chữ Nôm cũng bắt đầu xuất hiện, dần dần được sử dụng để sáng tác văn học. 

- Các thể loại phong phú như ca dao, tục ngữ, lục bát, truyện cười… mạng đậm tính dân tộc và dân gian.

- Chữ quốc ngữ ra đời vào thế kỉ XVII, tuy nhiên vẫn chưa phổ biến.

Bài tập 2: Lập bảng thống kê  

 Nhận xét: Đời sống vật chất và văn hóa tinh thần của nhân dân ta rất đa dạng và phong phú. 

Bài tập 3: Thống kê các thành tựu khoa học – kĩ thuật các thế kỉ XVI – XVIII. 

Nhận xét:

  •  Ưu điểm: Những thành tựu khoa học đã diễn ra trên nhiều lĩnh vực hơn các thế kỉ trước, có nhiều tác phẩm có giá trị.
  •  Hạn chế:  hạn chế về quan niệm và giáo dục đương thời đã làm cho khoa học tự nhiên không có điều kiện phát triển. 

Phần III.  Hướng dẫn trả lời chi tiết

Phần câu hỏi in nghiêng trong bài

Bài tập 1: 

1. Lúc bấy giờ nước ta có:

- Nho giáo

- Phật giáo, đạo giáo

- Thiên chúa giáo

=>Trong những tôn giáo này, nho giáo đang từng bước suy thoái. Trong khi đó phật giáo và đạo giáo đang từng bước lấy lại vị thế của mình. Thiên chúa giáo phát triển lan khắp cả nước.

2. Những nét đẹp trong tín ngưỡng dân gian của Việt Nam:

- Các tín ngưỡng truyền thống tốt đẹp được nhân dân ta phát huy, tôn trọng. Điển hình như là phong tục thờ cúng tổ tiên, tôn thờ những người đã khuất, những người có công với làng nước, nhất là những ngời có công với đất nước.

- Bên cạnh đó chùa chiền, nhà thờ đạo, đền thờ, lăng miếu cũng được xây dựng nhiều nơi, đáp ứng nhu cầu tâm linh của nhân dân ta.

Bài tập 2: Ở các thế kỉ XVII – XVIII, việc không chú ý nhiều đến các môn khoa học tự nhiên có ảnh hưởng không tốt đến nền kinh tế của nước ta.

- Trước hết, làm cho đất nước ta chậm phát triển vì không đáp ứng được thành tựu khoa học – kĩ thuật.

- Không có điều kiện tiếp nhận những thành tựu khoa học – kĩ thuật phương Tây để phát triển kinh tế, khiến cho nền kinh tế bị kìm hãm và khó có thể phát triển.

Bài tập 3: Thể kỉ XVI – XVIII, nền văn học nước ta có những nét mới, nét thay đổi so với các thế kỉ trước. Đó là:

1. Văn học chữ Hán giảm sút so vời thời gian trước đó

2. Văn học chữ Nôm ngày càng phát triển mạnh

3. Văn học dân gian phát triển với nhiều thể loại phong phú và hấp dẫn

4. Chữ Quốc ngữ ra đời trong giai đoạn này. Tuy nhiên, nó chưa được sử dụng rộng rãi.

Từ những đặc điểm đó ta có thể thấy rằng:

- Ngoài việc văn học chữ Hán có phần giảm sút thì nhìn chung các lĩnh vực khác của văn học như văn chữ Nôm, văn học dân gian đều rất phát triển.  Điều này chứng tỏ cuộc sống tinh thần  của nhân dân ta đang ngày càng được đề cao, khiến cho nền văn học thêm phần phong phú, đa dạng.

Bài tập 4: Nêu một vài công trình nghệ thuật hay làn điệu dân ca ở địa phương:

1. Một số công trình nghệ thuật:

o Chùa Thiên Mụ (Thừa thiên – Huế)

o Chùa Tây Phương (Hà Tây)

o Chùa Bút Tháp (Bắc Ninh)

2. Một số làn điệu dân ca:

o Quan họ

o Hát dặm…

=> Nghệ thuật Việt Nam ở các thế kỉ XVI – XVIII rất phong phú.

Chứng minh:

1. Nghệ thuật kiến trúc điêu khắc phát triển và đạt nhiều công trình có giá trị: chùa Thiên Mụ, các tượng La Hán ở chùa Tây Phương...

2. Trào lưu nghệ thuật dân gian được hình thành.

3. Nghệ thuật sân khấu phát triển: nhiều phường tuồng, phường chèo...

4. Ngoài ra còn phổ biến hàng loạt làn điệu dân ca mang tính địa phương đậm nét như quan họ, hò, vè, si....

Phần bài tập cuối bài

Bài tập 1: Đặc điểm của văn học Việt Nam ở các thế kỉ XVI – XVIII:

1. Từ thế kỉ XVI – XVII, cùng với sự suy thoái của Nho giáo, văn học chữ Hán đã mất dần vị thể vốn có của nó trong thời Lê Sơ.

2. Chữ Nôm cũng bắt đầu xuất hiện, dần dần được sử dụng để sáng tác văn học. Từ thế kỉ XVI – XVII, văn học chữ Nôm phát triển mạnh với nhều nhà thơ Nôm nổi tiếng như của Nguyễn Bỉnh Khiêm, Phùng Khắc Khoan, Đào Duy Từ…vv

3. Bên cạnh dòng văn chính thống, dòng văn học trong nhân dân nở rộ với các thể loại phong phú như ca dao, tục ngữ, lục bát, truyện cười… mạng đậm tính dân tộc và dân gian.

4. Chữ quốc ngữ ra đời vào thế kỉ XVII, tuy nhiên vẫn chưa phổ biến.

Bài tập 2: Lập bảng thống kê các loại hình nghệ thuật tiêu biểu của nước ta trong các thế kỉ XVI – XVIII. 

 Nhận xét:

1. Qua những thành tựu nghệ thuật trên của nước ta thời bấy giờ đã cho ta thấy được:

2. Đời sống vật chất và văn hóa tinh thần của nhân dân ta rất đa dạng và phong phú. Thể hiện đậm nét riêng của mỗi địa phương

Bài tập 3: Thống kê các thành tựu khoa học – kĩ thuật các thế kỉ XVI – XVIII. 

Nhận xét:

1. Ưu điểm: Những thành tựu khoa học đã diễn ra trên nhiều lĩnh vực hơn các thế kỉ trước, có nhiều tác phẩm có giá trị.

2. Hạn chế: Do những hạn chế về quan niệm và giáo dục đương thời đã làm cho khoa học tự nhiên không có điều kiện phát triển. Trong lĩnh vực kĩ thuật, việc ứng dụng những thành tựu từ bên ngoài cũng chủ yếu dừng lại ở việc chế tạo thử chứ chưa phát triển.

 

Tìm kiếm google: Giải lịch sử 10 bài 24: Tình hình văn hóa ở các thế kỉ XVI – XVIII, lịch sử 10 bài 24: Tình hình văn hóa ở các thế kỉ XVI – XVIII, bài 24: Tình hình văn hóa ở các thế kỉ XVI – XVIII.

Xem thêm các môn học

Giải lịch sử 10 cực chất


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com