Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn: …/…/…
Ngày dạy: …/…/…
Khám phá, nhận biết được các âm thanh to dần - nhỏ dần.
* Năng lực chung:
- Nhận biết và bày tỏ được tình cảm, cảm xúc của bản thân thông qua hoạt động nghe nhạc.
- Biết trình bày ý tưởng của bản thân thông qua các hoạt động học
- Tích cực, chủ động, sáng tạo thông qua hoạt động đọc nhạc và chơi nhạc
*Năng lực âm nhạc:
Bước đầu phân biệt và mô phỏng được âm thanh to dần - nhỏ dần
- Hát bài hát Năm mới bình an với giọng hát tự nhiên, tư thế phù hợp; hát rõ lời và thuộc lời, duy trì được tốc độ ổn
- Đọc đúng tên nốt của thang âm và bài đọc nhạc; bước đầu thể hiện đúng cao độ và trường độ các mẫu âm.
- Bước đầu chơi nhạc cụ đúng tư thế, đúng cách; thể hiện đúng trường độ các mẫu tiết tấu, biết sử dụng nhạc cụ để đệm cho bài hát Năm mới bình an và nhận biết âm thanh to dần - nhỏ dần.
- Biết vận động cơ thể phù hợp với nhịp điệu.
- Nhận biết và nêu được tên của nhạc cụ Bộ chuông cầm tay
- Biết yêu quê hương, yêu Tổ quốc qua những hình ảnh sinh hoạt đặc trưng của ngày Tết cổ truyền.
- Biết yêu thương, quan tâm, chăm sóc người thân trong gia đình qua nội
dung khám phá và học bát
- SGV, đồ dùng, tranh ảnh... để tổ chức các hoạt động
- Nhạc cụ và các phương tiện nghe – nhìn, các file học liệu điện tử
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
KHỞI ĐỘNG Mục tiêu: Tạo tâm thế tích cực, hứng thú học tập cho học sinh và kết nối với bài học. Cách tiến hành: - GV yêu cầu 1 nhóm HS sử dụng song loan, thanh phách và vận động cơ thể gõ đệm cho bài hát Giọt mưa và em bé. - GV nhận xét, đánh giá phần trình bày của HS - GV dẫn dắt vào bài mới TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động 1: Khám phá: Âm thanh to dần – nhỏ dần Mục tiêu: + Biết yêu quê hương, yêu Tổ quốc qua những hình ảnh sinh hoạt đặc trưng của ngày Tết cổ truyền. + Biết trình bày ý tưởng của bản thân thông qua các hoạt động học + Biết vận động cơ thể phù hợp với nhịp điệu. Cách tiến hành: - GV giới thiệu bức tranh chủ đề. + Em hãy quan sát và mô tả bức tranh chủ đề + Bức tranh gợi lên không khí như thế nào?
- Sau khi HS trả lời, GV tạo tình huống hoặc đặt câu hỏi để HS khám phá: a. Theo em, khi đoàn tàu từ xa chạy đến và khi đoàn tàu chạy xa dần thì các âm thanh đó nghe như thế nào? b. Em được bố mẹ dẫn đi chơi biển, khi em càng đến gần biển thì âm thanh của sóng biển như thế nào? c. Trong trường học, có một lớp đang học hát, khi em đi đến càng gần và khi em đi càng xa lớp đó thì âm thanh tiếng hát nghe như thế nào? - GV tổ chức cho HS hoạt động thi đua theo nhóm, mỗi nhóm cùng nhau liệt kê và mô phỏng âm thanh to dần và nhỏ dần, nhóm nào liệt kê và mô phỏng được nhiều nhất thì sẽ thắng. Hoạt động 2: Nghe nhạc: Tác phẩm Mùa xuân (spring) Mục tiêu: + Nhận biết và bày tỏ được tình cảm, cảm xúc của bản thân thông qua hoạt động nghe nhạc. + Biết vận động cơ thể phù hợp với nhịp điệu Cách tiến hành: - GV giới thiệu tác phẩm Mùa xuân (Spring), sau đó mở nhạc. - GV sáng tạo mẫu vận động cơ thể, thể hiện bắt chước theo âm thanh và giai điệu của tác phẩm (sự rộn ràng, tươi vui của muôn hoa, cánh chim bay, tiếng chim hót, bướm lượn, suối chảy, mưa gió, sấm sét,...). - Gv yêu cầu HS sáng tạo mẫu vận động cơ thể và thể hiện trước lớp - GV tuyên dương HS Đường link tham khảo: bttp://www.youtube com/watchfv=ibjoqm-JxiM |
- HS biểu diễn theo nhóm
- HS nghe GV giới thiệu vào bài mới
+ Bức tranh miêu tả cảnh gia đình đi chơi trong dịp Tết nguyên đán. Có hoa mùa xuân, áo dài, ông đồ cho chữ + Không khí nhộn nhịp, vui tươi, gia đình hạnh phúc, sum vầy
- HS trả lời: a. Âm thanh to dần khi gần và nhỏ dần khi xa hơn b. Em càng đến gần biển thì âm thanh của sóng biển càng lớn c. Khi em đi đến càng gần thì âm thanh tiếng hát nghe càng to và khi em đi càng xa lớp đó thì âm thanh tiếng hát nghe càng nhỏ
- HS thi theo nhóm
- HS nghe nhạc và cảm nhận
- HS quan sát GV vận động cơ thể - HS sáng tạo thêm và thể hiện trước lớp |
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác