Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
KHỞI ĐỘNG Mục tiêu: Tạo tâm thế tích cực, hứng thú học tập cho học sinh và kết nối với bài học. Cách tiến hành: - GV tổ chức cho cả lớp nghe và vận động cơ thể theo nhạc bài “Mẹ ơi có biết” - Nhạc và lời Nguyễn Văn Chung với các động tác sau: - GV dẫn dắt HS vào tiết học mới. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG Hoạt động 1: Thường thức âm nhạc câu chuyện âm nhạc Mục tiêu: - Nhận biết và bày tỏ được tình cảm, cảm xúc của bản thân thông qua hoạt động nghe nhạc - Biết vận động cơ thể phù hợp với nhịp điệu. - Bước đầu biết minh họa cho một số tình tiết của câu chuyện Khúc hát ru trên lưng mẹ Cách tiến hành: - GV dùng clip hoặc các hình ảnh về các dân tộc ở Tây Nguyên để giới thiệu với HS. Sau đó GV dẫn vào câu chuyện Khúc hát ru trên lưng mẹ. - GV kể chuyện cho HS nghe - GV có thể hỏi HS một số câu hỏi: + Qua câu chuyện, hãy nói về tình cảm của em đối với mẹ + Tác giả ví vai mẹ, lưng mẹ với hình ảnh nào? - Sau khi kể chuyện, GV mở nhạc bài Ru em, HS nghe và vận động theo nhạc: · “Ơi hoa nắng vàng : 2 tay đưa từ trước ngực ra 2 bên, lòng bàn tay mở ngửa. · “Rong chơi bên suối”: 2 tay di chuyển qua lại cùng chiều tạo hình sóng nước dập dờn trước ngực, lòng bàn tay úp xuống. · “Nắng soi bóng mẹ theo cha lên rẫy": 2 tay đưa cao khỏi đầu, lòng bàn tay úp xuống, mũi bàn tay chạm nhau; thân người lắc lư theo phách. · “Pap pap pa ra (1). Pap pap pa ra (2)”: vỗ tay theo tiết tấu lời ca. Lần 1 xoay người sang bên phải, đầu hơi nghiêng sang bên phải, 2 tay vỗ trước vai phải. Lần 2 thực hiện ngược chiều lần 1. · “Ru em ru em. Mẹ ra bến nước": 2 tay khoanh trước ngực, thân người lắc lư theo phách. · “Cha lên nương xanh", tay trái đỡ dưới cùi chỏ tay phải, cánh tay phải mở từ trong ra ngoài, lòng bàn tay mở ra. · “Cam cho em ngoan”: tay phải đỡ dưới cùi chỏ tay trái, cánh tay trái mở từ trong ra ngoài, lòng bàn tay mở ra · “Ru en ngoan... ngoan nào em ơi”: 2 tay bắt chéo trước ngực, mũi bàn tay chạm vai, thân người lắc lư theo phách.
Hoạt động 2: Trò chơi âm nhạc: Sáng tạo mẫu tiết tấu với bài đồng dao Rồng rắn lên mây Mục tiêu: Thông qua trò chơi này giúp HS rèn luyện kĩ năng ứng tấu với tiết tấu. Cách tiến hành: - GV cho HS đọc bài đồng dao Rồng rắn lên mây, và kết hợp vỗ tay hoặc chơi nhạc cụ gõ theo tiết tấu ta-ta-ta ta, sau đó đổi mẫu tiết tấu khác như: ta-ti ti – ta – um. - GV yêu cầu cá nhân hoặc nhóm HS sáng tạo một mẫu tiết tấu mới và kết hợp đọc bài đồng dao trên - GV yêu cầu HS biểu diễn theo nhóm - GV có thể chiếu một số videp/clip về cách chơi, cách đọc bài đồng dao để HS thêm hứng thú, snasg tạo |
- HS nghe và quan sát các động tác hướng dẫn
- HS quan sát GV hướng dẫn
- HS nghe GV giới thiệu bài mới
- HS quan sát hình ảnh trong SGK và hình ảnh do GV cung cấp
- HS lắng nghe GV kể chuyện
- HS trả lời câu hỏi
- HS quan sát và vận động cơ thể theo hướng dẫn của GV
- HS đọc bài Rồng rắn lên mây Có cây lúc lắc Có nhà hiển vinh Hỏi thăm thầy thuốc Có nhà hay không?
- HS đọc bài đồng dao kết hợp với vỗ tay hoặc chơi nhạc cụ |
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác