Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
Sau bài học này, HS sẽ:
Năng lực chung:
Năng lực âm nhạc:
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: KHÁM PHÁ (17 phút) | |
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế tích cực, hứng thú học tập cho HS và kết nối với hoạt động học mới. b. Cách thức thực hiện - GV tổ chức trò chơi Đen và đỏ + GV chia lớp thành 4 – 5 nhóm. Mỗi nhóm sẽ được phát 2 tờ giấy màu đen và màu đỏ. GV quy ước màu đen là đại diện cho những bài hát có tính chất nhẹ nhàng, sâu lắng; màu đỏ là đại diện cho những bài hát có tính chất rộn ràng, vui tươi. + GV đàn trích đoạn những bài hát mà HS đã học có tính chất nhẹ nhàng, sâu lắng và rộn ràng, vui tươi; khi nhạc dừng các nhóm sẽ đưa tờ giấy màu đen hoặc màu đỏ tương ứng với tính chất của bài hát. - GV đặt những câu hỏi để HS nhận xét về tính chất âm nhạc + Âm nhạc rộn ràng, vui tươi thường có tốc độ như thế nào? + Âm nhạc nhẹ nhàng, sâu lắng và rộn ràng, vui tươi khác nhau như thế nào? + Em thích âm nhạc có tính chất như thế nào? - GV mời 2 – 3 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét và nêu ý kiến. - GV nhận xét, đánh giá: + Âm nhạc rộn ràng, vui tươi thường có tốc độ nhanh. + Âm nhạc nhẹ nhàng, sâu lắng và âm nhạc rộn ràng vui tươi khác nhau ở tiết tấu. Âm nhạc nhẹ nhàng, sâu lắng có tốc độ chậm còn âm nhạc rộn ràng, vui tươi thường có tốc độ nhanh. - GV dẫn dắt HS vào bài học: Các em vừa tham gia hoạt động khởi động qua trò chơi thú vị. Sau đây chúng ta sẽ đến với tiết học Khám phá nhé! B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS biết vận động theo tính chất âm nhạc. b. Cách thức thực hiện - GV yêu cầu HS quan sát bức tranh chủ đề và nêu câu hỏi + Các nhân vật trong bức tranh chủ đề là ai? + Các nhân vật đang làm gì? - GV mời 2 – 3 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến. - GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án: + Những nhân vật trong tranh là một gia đình gồm bố mẹ và các con. + Các nhân vật đang cùng nhau nhảy múa và chơi các loại nhạc cụ. Trong đó người mẹ và em gái đang múa, người bố đang chơi đàn, người anh trai đang chơi kèn phím, người chị gái đang thổi recorder. - GV tổ chức trò chơi Đóng vai + GV chia HS thành các nhóm (5 HS/nhóm). + GV yêu cầu HS đóng vai các nhân vật trong tranh: bố chơi đàn guitar, anh chơi kèn phím, chị thổi recorder, mẹ và em nhảy múa; các nhân vật sẽ cùng vận động theo tính chất âm nhạc rộn ràng, vui tươi. + GV gợi ý HS có thể sáng tạo bằng cách sử dụng những đồ vật xung quanh để mô phỏng HĐ chơi nhạc cụ. - GV mời những nhóm đóng vai và vận động phù hợp nhất biểu diễn cho cả lớp xem. - GV nhận xét, khen thưởng động viên các nhóm thực hiện tốt. C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP, THỰC HÀNH a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS kể tên những bài hát có tính chất rộn ràng, vui tươi. b. Cách thức thực hiện - GV đặt câu hỏi cho HS: Kể tên những bài hát có tính chất rộn ràng, vui tươi mà em biết. - GV mời HS thể hiện một đoạn ngắn bài hát mà em vừa nêu. - GV nhận xét, đánh giá và sửa sai cho HS (nếu có). - GV cho HS nghe một số bài hát có tính chất rộn ràng, vui tươi. + Bài hát Vui mùa mai vàng: https://www.youtube.com/watch?v=C-M0Hm2v4BA + Bài hát Em đi trong tươi xanh: https://www.youtube.com/watch?v=tatGWAgFX9g + Bài hát Múa lân: https://www.youtube.com/watch?v=IiFHbSnq1eI + Bài hát Ngày mùa vui: https://www.youtube.com/watch?v=AnTw3sZ4kj0
|
- HS chơi trò chơi.
- HS trả lời câu hỏi.
- HS lắng nghe vào bài mới.
- HS quan sát tranh.
- HS trả lời câu hỏi.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS đóng vai.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe GV nêu câu hỏi.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
|
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HÁT: BÀN TAY MẸ (14 phút) |
------------------ Còn tiếp ------------------
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác