Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
CHỦ ĐỀ 5: ĐẠI DƯƠNG MÊNH MÔNG
(4 tiết)
TIẾT 1: KHÁM PHÁ
HÁT – MIỀN BIỂN QUÊ EM
Sau bài học này, HS sẽ:
Năng lực chung:
Năng lực âm nhạc:
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: KHÁM PHÁ (20 phút) | |
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế tích cực, hứng thú học tập cho HS và kết nối với hoạt động học mới. b. Cách thức thực hiện - GV trình chiếu cho HS xem video về chủ đề đại dương: https://www.youtube.com/watch?v=4LDnRfhjk1k (0:00 đến 1:00). https://www.youtube.com/watch?v=LOnfCWYqM5I (0:30 – 1:30). - GV chia lớp ra thành các nhóm (4 – 6 HS) và yêu cầu trả lời câu hỏi: + Em thấy trong video đại dương có điều gì thú vị không? + Theo em đại dương có âm thanh hay không? Nếu có đó là những âm thanh gì? + Âm thanh, nhịp điệu của đại dương từ đâu mà có? + Hãy gọi tên một số sinh vật biển có thể phát ra những âm thanh đặc biệt? + Ngoài âm thanh của đại dương, em đã được nghe những âm thanh nào của nước? + Em hãy sử dụng các tính từ để miêu tả âm thanh đó. - GV mời 2 – 3 đại diện nhóm trình bày trước lớp. HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá, chốt đáp án: + Video là hình ảnh của các sinh vật biển đại dương, gợi lên sự phong phú, đa dạng, rộng lớn của biển cả. + Trong video là âm thanh của đại dương. Đó là âm thanh phát ra từ sâu thẳm trong lòng đại dương, tiếng của những dòng nước, tiếng cá bơi... tạo thành. + Một số sinh vật biển có thể phát ra âm thanh như các heo, cá voi... + Một số âm thanh như tiếng mưa rơi, tiếng nước chảy, tiếng suối, thác nước,... + Các tính từ dùng miêu tả âm thanh của nước như: tí tách, rì rầm, ào ào, róc rách,... - GV cho HS nghe lại tiếng sóng vỗ của đại dương: https://www.youtube.com/watch?v=vQNVDbgwZvE - GV dẫn dắt HS vào bài học: Các em vừa tham gia hoạt động khởi động đầy thú vị về đại dương. Sau đây chúng ta sẽ đến với tiết học Khám phá nhé! B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS biết vận động theo tính chất âm nhạc. b. Cách thức thực hiện - GV hướng dẫn HS khám phá âm thanh và nhịp điệu của biển cả: + GV cho HS quan sát tranh chủ đề và nghe trích đoạn bản nhạc Aquarium của nhạc sĩ Camille Saint Saens. https://www.youtube.com/watch?v=F6oOvA58Aps + GV tổ chức cho HS thi đua giữa các nhóm vận động theo âm nhạc. · GV chia lớp thành 2 nhóm. Mỗi nhóm sẽ thảo luận các động tác để vận động theo bài nhạc. · GV lần lượt mời 2 nhóm trình diễn trước lớp. HS nhóm còn lại nhận xét, vỗ tay cổ vũ. · GV tuyên dương nhóm có động tác đẹp, đều và phù hợp với bài nhạc, động viên nhóm còn lại cố gắng hơn. - GV đặt những câu hỏi để HS nhận xét về tính chất âm nhạc + Trong bản nhạc Aquarium, em nghe thấy có các loại nhạc cụ nào diễn tấu? + Sáo, dàn dây và piano diễn tả hình ảnh, âm thanh, nhịp điệu nào của biển cả? + Em hãy mô phỏng lại các âm thanh và nhịp điệu của biển cả mà em biết. - GV mời 2 – 3 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét và nêu ý kiến. - GV nhận xét, đánh giá: + Bản nhạc có sự xuất hiện của piano, sáo, dàn dây, vĩ cầm, đàn chuông, . + Sáo, dàn dây và piano diễn tả hình ảnh đại dương rộng lớn, bao la, xanh thăm, đầy những điều kì bí chưa thể khám phá hết được. + Sáo, dàn dây và piano diễn tả diễn tả những âm thanh trong sáng, diệu kì, tiếng sóng vỗ rì rào đến từng chuyển động của dòng nước. + GV có thể hướng dẫn HS sử dụng miệng hoặc các nhạc cũ gõ đơn giản để mô phỏng lại âm thanh, nhịp điệu biển cả. C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP, THỰC HÀNH a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS kể tên những bài hát về đại dương, biển cả. b. Cách thức thực hiện - GV đặt câu hỏi cho HS: Kể tên những bài hát về đại dương, biển cả mà em biết. - GV mời HS thể hiện một đoạn ngắn bài hát mà em vừa nêu. - GV nhận xét, đánh giá và sửa sai cho HS (nếu có). - GV cho HS nghe một số bài hát về biển cả, đại dương. + Tổ quốc ở trường sa:(0:00 đến 1:00). https://www.youtube.com/watch?v=7NI_NLwUWkU + Miền biển quê em: https://www.youtube.com/watch?v=C-8_1fqLRpI
|
- HS lắng nghe, quan sát.
- HS làm việc theo nhóm.
- HS trình bày kết quả.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe, cảm nhận.
- HS lắng nghe, chuẩn bị vào bài học.
- HS lắng nghe, thực hiện.
- HS quan sát và nghe đoạn trích bản nhạc.
- HS tham gia thi đua.
- HS lắng nghe.
- HS trả lời câu hỏi.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe.
|
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác