Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
- Năng lực chung:
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
Quan sát Hình 13.1 và cho biết màu nước ở ao nuôi nào phù hợp để nuôi thủy sản?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS quan sát và chú ý lắng yêu cầu và đưa ra đáp án.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
- Các HS xung phong phát biểu trả lời.
Bước 4: Kết luận, nhận xét:
Đáp án:
Hình 13.1a: màu nước xanh đậm (xanh rêu): Nước có màu xanh đậm là do sự phát triển của tảo lam không tốt cho các loài thủy sản
Hình 13.1b: nước màu xanh nhạt (đọt chuối non): Màu xanh nhạt do sự phát triển của tảo lục => màu nước thích hợp nhất để nuôi thủy sản.
Hình 13.1c: nước màu đen, mùi thối: có nhiều khí độc như meetan (CH4), hydro sunfua (H2S) nên tôm, cá nuôi dễ bị nhiễm độc và chết.
- GV nhận xét, đánh giá và dẫn dắt vào bài: Bài 13: Quản lý ao nuôi và phòng trị bệnh thủy sản
Hoạt động 1: Tìm hiểu quản lí môi trường ao nuôi
a, Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được ý nghĩa của việc quản lý môi trường ao nuôi, nêu được những đặc tính của môi trường ao nuôi.
b, Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, quan sát hình ảnh, thảo luận và trả lời câu hỏi.
HĐ CỦA GV VÀ HS | SẢN PHẨM DỰ KIẾN | ||||||||||||||||||
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - GV yêu cầu HS đọc thông tin mục 1 SGK và trả lời câu hỏi: + Vì sao cần quản lí môi trường ao nuôi?
+ Môi trường nước ao nuôi thủy sản có những đặc tính nào?
+Em hãy tìm hiểu ngưỡng chịu đựng nhiệt độ và nhiệt độ tối ưu của một số loài cá theo mẫu Bảng 13.1.
+ Em hãy cho biết một số nguyên nhân làm nước đục.
+ Em hãy nên các đặc tính hóa học và sinh học của môi trường ao nuôi thủy sản.
+ Em hãy nêu số biện pháp quản lý môi trường ao nuổi thủy sản.
+ Quan sát Hình 13.4 và cho biết: Vì sao các thiết bị này lại tăng oxygen cho nước trong ao? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - HS theo dõi SGK, chú ý nghe, tiếp nhận kiến thức. - HS thảo luận nhóm suy nghĩ trả lời câu hỏi. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: - Đại diện nhóm HS hoặc HS giơ tay phát biểu hoặc lên bảng trình bày. - Một số HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn. Bước 4: Kết luận, nhận định: - GV nhận xét kết quả thảo luận nhóm, thái độ làm việc. - GV tổng quát lưu ý lại kiến thức trọng tâm và yêu cầu HS ghi chép đầy đủ vào vở. | 1. Quản lí môi trường ao nuôi - Quản lí môi trường ao nuôi thích hợp và ổn định sẽ: + Làm giảm nguy cơ các bệnh do môi trường; + Tăng sức khỏe; + Tránh gây sốc cho động vật thủy sản; + Kìm hãm sự phát triển của tác nhân gây bệnh. - Đặc tính của môi trường nước ao nuôi thủy sản bao gồm: lí học, hóa học, sinh học 1.1 Đặc tính lí học - Nhiệt độ nước:
- Độ trong Một số nguyên nhân làm nước đục: - Do lượng mưa lớn vào mùa mưa làm cho đất ở bờ ao nuôi bị rửa trôi mạnh hòa vào nước ao. - Ở những ao nuôi không sên vét ao kỹ lưỡng, ao nuôi quá cạn và quạt nước quá mạnh thường nước ao dễ bị đục - Người nuôi thường bón vôi để tăng độ kiềm trước khi thả nuôi tôm, tuy nhiên có trường hợp bón vôi không chất lượng có lẫn nhiều tạp chất làm cho nước ao bị đục. - Cho ăn quá dư thừa làm tích tụ các chất lơ lửng khó phân hủy trong ao nuôi. 1.2 Đặc tính hóa học + Oxygen hòa tan + pH + nitrite + BOD + Kim loại nặng,… 1.3 Đặc tính sinh học Thành phần các loài và mật độ cảu các sinh vật sống trong nước. 1.4 Một số biện pháp quản lý moi trường ao nuôi thủy sản - Thiết kế ao không có góc chết, tạo dòng chảy tự nhiên trong nước. - Thường xuyên kiểm tra các yếu tố môi trường nước. - Sục khí, quạt nước, phun mưa khi cần. - Điều chỉnh mật độ nuôi, lượng thức ăn phù hợp. - Bơm thêm nước vào ao, thay nước sạch cải thiện môi trường nuôi; tăng tốc độ dòng chảy trong ao. - Sử dụng chế phẩm sinh học xử lí nước ao.
- Các thiết bị trong hình 13.4 sẽ tăng oxygen cho nước trong ao vì các máy sục khí sẽ thực hiện nhiệm vụ sục, thổi để bùn bẩn dưới đáy không tích tụ lại. -> Lượng oxy hòa tan trong nước sẽ được tăng lên. |
Hoạt động 2: Tìm hiểu về phòng, trị bện thủy sản
-------------- Còn tiếp ---------------
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác