Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
- Năng lực chung:
- Năng lực công nghệ
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
Hãy quan sát hình 14.1 và nêu các hậu quả của hiện tượng ô nhiễm môi trường nước?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS quan sát và chú ý lắng yêu cầu và đưa ra đáp án.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
- Các HS xung phong phát biểu trả lời.
Bước 4: Kết luận, nhận xét:
Đáp án:
Hình 14.1a: Rác thải gây ảnh hưởng đến nguồn nước ngầm, nguồn nước trong sinh hoạt, nước ao, hồ , sông.
Hình 14.1b: Rác thải, chất thải gây ảnh hưởng đến môi trường biển, làm nước biển biến đổi màu.
Hình 14.1c: Ảnh hưởng đến các sinh vật dưới nước: cá chết hàng loạt, nổi lềnh bềnh trên mặt nước.
- GV nhận xét, đánh giá và dẫn dắt vào bài: Bài 14: Bảo vệ môi trường và nguồn lợi thủy sản
Hoạt động 1: Tìm hiểu về bảo vệ môi trường nuôi thủy sản
HĐ CỦA GV VÀ HS | SẢN PHẨM DỰ KIẾN | ||||
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - GV yêu cầu HS đọc thông tin mục 1 SGK, hoạt động nhóm 4 và trả lời câu hỏi: + Vì sao cần bảo vệ môi trường nuôi thủy sản?
+ Em hãy nêu các biện pháp bảo vệ môi trường nuôi thủy sản
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - HS theo dõi SGK, chú ý nghe, tiếp nhận kiến thức. - HS thảo luận nhóm suy nghĩ trả lời câu hỏi.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: - Đại diện nhóm HS hoặc HS giơ tay phát biểu hoặc lên bảng trình bày. - Một số HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn. Bước 4: Kết luận, nhận định: - GV nhận xét kết quả thảo luận nhóm, thái độ làm việc. - GV tổng quát lưu ý lại kiến thức trọng tâm và yêu cầu HS ghi chép đầy đủ vào vở. | 1. Bảo vệ môi trường nuôi thủy sản - Cần bảo vệ môi trường nuôi thủy sản vì: môi trường nước có vai trò rất quan trọng đối với các loại thủy sản, khi nước bị ô nhiễm sẽ gây tác động xấu đến đời sống của chúng. Một số biện pháp bảo vệ môi trường nuôi thủy sản: - Xử lí các nguồn nước thải: đạt tiêu chuẩn quy định trước khi xả vào thủy vực (ao, hồ, sông, biển, …). - Kiểm soát môi trường nuôi thủy sản + Thực hiện chế độ ăn hợp lí cho động vật thuỷ sản + Sử dụng ao lắng; các tạp chất được lắng đọng dưới đáy ao, nước sạch ở phần trên được sử dụng để nuôi thuỷ sản. + Sử dụng chế phẩm sinh học gồm một số loại vi sinh vật có lợi để phân huỷ chất thải rắn trong ao nuôi thuỷ sản. + Lọc sinh học, sử dụng các vi khuẩn có lợi để chuyển hoả nitrogen từ dạng độc sang dạng không độc. + Sử dụng thực vật thuỷ sinh vi tảo, rong biển, cây thuỷ sinh có khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng trong nước thải + Sử dụng hóa chất có thể sử dụng chlorine với nồng độ 2% để diệt khuẩn. |
Hoạt động 2: Bảo vệ nguồn lợi thủy sản
-------------- Còn tiếp ----------------
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác