Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
- Năng lực chung:
- Năng lực riêng: Từ kiến thức đã học, HS có ý thức trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng và môi trường sinh thái.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV cho HS quan sát video một số khu rừng nổi tiếng ở đất nước ta và trên thế giới: https://www.youtube.com/watch?v=pjrCX7Y7qB4 (từ đầu -> 2 :30)
- GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp đôi và trả lời câu hỏi: Hãy nói về một khu rừng mà em biết.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện một số HS đứng dậy trình bày chia sẻ của bản thân.
- GV chiếu hình ảnh và đưa giới thiệu rừng U Minh – Cà Mau, Kiên Giang cho HS biết:
Rừng U Minh được con sông Trèm chia ra thành 2 vùng U Minh Thượng (thuộc tỉnh Kiên Giang) và U Minh Hạ (thuộc tỉnh Cà Mau). Cả hai khu rừng đều được coi là khu sinh quyển, lá phổi xanh của Đồng bằng sông Cửu Long. Khu rừng là nơi sinh sống của 252 loài thực vật, 24 loài thú, 185 loài chim, nhiều loài có tên trong Sách đỏ. Đến với rừng U Minh, du khách sẽ được len lỏi trong rừng trên những kênh rạch dài hút tầm mắt, ngắm nhìn cảnh đẹp kỳ thú khi đi giữa ngút ngàn lau sậy, chiêm ngưỡng những rừng tràm bạt ngàn và thỉnh thoảng bắt gặp vài nhành hoa sim tím lãng mạn. Ngoài ra du khách cũng sẽ được trải nghiệm cuộc sống giản dị của người dân Nam Bộ, thưởng thức những món ăn ngon tuy đơn giản nhưng khiến người ta nhớ mãi.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV dẫn dắt vào bài học: Việt Nam nổi tiếng với thiên nhiên có những thảm thực vật đa dạng, những khu rừng nguyên sinh nổi tiếng. Vậy các em có biết về các loại rừng phổ biến ở nước ta cũng như vai trò của rừng với môi trường sinh thái và với sinh hoạt sản xuất? Để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này, chúng ta sẽ cùng đi vào bài học ngày hôm nay – Bài 4: Giới thiệu chung về rừng.
Hoạt động 1: Tìm hiểu vai trò của rừng
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS đọc thông tin mục 1 SGK tr.24 và trả lời câu hỏi: Rừng là gì? - GV hướng dẫn HS quan sát sơ đồ còn trống Hình 4.2. – Sơ đồ vai trò của rừng SGK tr.25, yêu cầu HS thảo luận theo cặp đôi và thực hiện nhiệm vụ: Đọc nội dung vai trò của rừng và hoàn thiện sơ đồ theo mẫu ở Hình 4.2. - GV mở rộng kiến thức: Luật Bảo vệ và phát triển rừng của Việt Nam có ghi rõ: “Rừng là một trong những tài nguyên quý báu mà thiên nhiên ưu ái ban tặng cho nước ta, rừng có khả năng tái tạo, là bộ phận quan trọng với môi trường sinh thái, đóng góp giá trị to lớn với nền kinh tế quốc gia, gắn liền với đời sống của nhân dân và sự sống còn của dân tộc.” - GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp đôi, đọc mục Tìm hiểu thêm SGK tr.26 và trả lời câu hỏi: Có bao nhiêu khu rừng dự trữ sinh quyển thế giới ở Việt Nam? - GV hướng dẫn HS đọc mục Em có biết SGK tr.26. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS quan sát hình ảnh, đọc SGK, thảo luận theo cặp đôi và trả lời câu hỏi. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện HS trả lời. - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới. | 1. Tìm hiểu vai trò của rừng - Rừng là một vùng đất rộng lớn , gồm rất nhiều loài động vật, thực vật, vi sinh vật và các yếu tố môi trường sống của chúng, có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. - Vai trò của rừng: + Với môi trường sinh thái: ● Là lá phổi xanh của Trái đất. ● Chống xói mòn đất, giữ nước, giảm lũ lụt, hạn hán. ● Liên tục tạo chất hữu cơ làm tăng độ phì nhiêu cho đất. ● Là nơi cư trú của nhiều loài động vật và con người. + Với sinh hoạt, sản xuất ● Cung cấp củi đốt. ● Nguyên liệu cho sản xuất đồ gỗ, làm nhà, sản xuất giấy. ● Cung cấp nguồn dược liệu và nguồn gene quý. ● Là nơi du lịch sinh thái, thắng cảnh thiên nhiên. ● Việc giao đất, giao rừng tạo việc làm và thu nhập cho người dân. - Trong giai đoạn 2000-2020, Việt Nam đã được công nhận 11 Khu dự trữ sinh quyển thế giới (Núi Chúa, Kon Hà Nừng, Langbiang, Cù Lao Chàm, Núi Chúa, Mũi Cà Mau, miền tây Nghệ An, ven biển và biển đảo Kiên Giang, châu thổ sông Hồng, Cát Bà, Đồng Nai, rừng ngập mặn Cần Giờ) => Việt Nam trở thành quốc gia có số lượng Khu dự trữ sinh quyển thế giới đứng thứ 2 Đông Nam Á, sau Indonesia
|
Hoạt động 2: Các loại rừng phổ biến ở nước ta
--------------- Còn tiếp -----------------
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác