Soạn mới giáo án công nghệ trồng trọt 10 kết nối tri thức bài 1: Giới thiệu về trồng trọt

Soạn mới giáo án Công nghệ trồng trọt 10 KNTT bài Giới thiệu về trồng trọt. Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo.

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

CHƯƠNG 1GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TRỒNG TRỌT

Sau chương này, HS sẽ:

  • Trình bày được vai trò và triển vọng của trồng trọt trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.
  • Phân loại được các nhóm cây trồng theo nguồn gốc, đặc tính sinh vật và mục đích sử dụng.
  • Nêu được một số thành tựu nổi bật của việc ứng dụng công nghệ cao trong trồng trọt.
  • Trình bày được những yêu cầu cơ bản với người lao động của một số ngành nghề phổ biến trong trồng trọt.

BÀI 1: GIỚI THIỆU VỀ TRỒNG TRỌT

  1. MỤC TIÊU
  2. Phát triển năng lực:

Năng lực công nghệ:

  • Trình bày được vai trò, triển vọng của trồng trọt ở Việt Nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0.
  • Nêu được một số thành tựu nổi bật của việc ứng dụng công nghệ cao trong trồng trọt ở Việt Nam và trên thế giới.
  • Trình bày được những yêu cầu cơ bản với người lao đông của một số ngành nghề phổ biến trong trồng trọt.

Năng lực chungLựa chọn được nguồn tài liệu phù hợp để tìm hiểu thêm về vị trí, vai trò và triển vọng của trồng trọt ở Việt Nam và trê thế giới.

  1. Phát triển phẩm chất:
  • Có ý thức tìm hiểu về vai trò và triển vọng của trồng trọt.
  • Nhận thức được sở thích và sự phù hợp của bản thân với các ngành nghề trong trồng trọt.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • SGK, SGV, Giáo án.
  • Tranh, ảnh, video liên quan đến vai trò, triển vọng của trồng trọt, các thành tựu nổi bật của việc ứng dụng công nghệ cao trong trồng trọt ở Việt Nam và trên thế giới.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có)
  1. Đối với học sinh
  • Đọc trước bài học trong sgk, tìm kiếm và đọc trước tài liệu có liên quan đến vai trò, triển vọng của trồng trọt, các thành tựu của ứng dụng công nghệ cao trong trồng trọt ở Việt Nam và trên thế giới.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Thông qua video và các câu hỏi gợi ý giúp HS gợi nhớ lại những kiến thức đã có về trồng trọt, giúp HS biết thêm về trồng trọt công nghệ cao và muốn tìm hiểu về các nội dung mới, lí thú trong bài học.
  3. Nội dung: GV chiếu video, đặt câu hỏi, HS xem và đưa ra câu trả lời.
  4. Sản phẩm học tập: HS đưa ra được câu trả lời theo ý kiến cá nhân.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chiếu video về vườn sau sạch sử dụng công nghệ cao cho HS theo dõi: https://www.youtube.com/watch?v=CGG05zQtC9A

- Sau khi xem xong video, GV đặt câu hỏi:

+ Theo em, ứng dụng công nghệ cao trong trồng trọt nhằm mục đích gì?

+ Em có biết những công nghệ nào đang được áp dụng trong trồng trọt ở Việt Nam và trên thế giới.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS theo dõi video, tiếp nhận câu hỏi và đưa ra ý kiến chủ quan của bản thân.

Bước 3, 4: Báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện hoạt động

- GV tiếp nhận câu trả lời của HS, chưa vội phân định đúng sai. GV cho HS xác nhận lại ở cuối bài.

- GV dẫn dắt HS vào nội dung bài mới. Bài 1: Giới thiệu về trồng trọt

HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1. Tìm hiểu về vai trò và triển vọng trồng trọt trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0.

  1. Mục tiêu: HS nhận thức được vai trò của trồng trọt đối với đời sống con người và đối với các lĩnh vực khác nhau trong nền kinh tế. Triển vọng của trồng trọt ở Việt Nam.
  2. Nội dung: GV hướng dẫn HS nghiên cứu mục I.1, quan sát các hình ảnh trong mục I trong sgk kết hợp trả lời các câu hỏi gợi ý, HS thảo luận và phân tích các vai trò và triển vọng trồng trọt trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0.
  3. Sản phẩm: HS ghi được vào vở vai trò của trồng trọt đối với đời sống con người, chăn nuôi, công nghiệp chế biến và xuất khẩu, triển vọng của trồng trọt ở Việt Nam.
  4. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động 1: Tìm hiểu về vai trò và triển vọng trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0

  1. Mục tiêu: Hoạt động này giúp HS nhận thức được vai trò của trồng trọt đối với đời sống con người và đối với các lĩnh vực khác nhau trong nền kinh tế. Triển vọng của trồng trọt ở Việt Nam.
  2. Nội dung: GV cho HS thảo luận trả lời các câu hỏi trong hộp Khám phá, hộp Kết nối năng lực của SGK.
  3. Sản phẩm học tập: vai trò của trồng trọt đối với đời sống con người, chăn nuôi, công nghiệp chế biến và xuất khẩu, triển vọng của trồng trọt ở Việt Nam.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Vai trò

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn HS nghiên cứu mục I.1, quan sát Hình 1.1 và 12 trong SGK, hãy nêu vai trò của trồng trọt đối với đời sống con người, chăn nuôi, công nghiệp chế biến và xuất khẩu.

- GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp đôi và phân tích các vai trò của trồng trọt đối với đời sống con người, chăn nuôi, công nghiệp và xuất khẩu.

- GV yêu cầu HS:

+ Quan sát và nêu vai trò của các sản phẩm trồng trọt trong Hình 1.1

+ Theo em, các quốc gia cần phải làm gì để đảm bảo an ninh lương thực?

+ Hãy kể tên những sản phẩm trồng trọt được sử dụng trong chăn nuôi và trong công nghiệp mà em biết.

+ Sử dụng internet, sách, báo,... để tìm hiểu về giá trị xuất khẩu của một số mặt hàng nông sản chủ lực của Việt Nam trong 5 năm trở lại đây.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin SGK, quan sát hình ảnh, trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS:

+ Vai trò của các sản phẩm trồng trọt (gạo, lúa mì, ngô,khoai): cung cấp lương thực cho con người; cung cấp thức ăn cho chăn nuôi; cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến,…

+ Các quốc gia cần đảm bảo an ninh lương thực:

·        Đẩy mạnh phát triển, cơ cấu lại sản xuất lương thực, gắn với thị trường;

·        Đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất lương thực;

·        Tăng cường nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao khoa học công nghệ trong sản xuất, bảo quản, chế biến lương thực;

·        Đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong lĩnh vực an ninh lương thực.

- Những sản phẩm trồng trọt được sử dụng trong chăn nuôi và trong công nghiệp: Lúa mì, ngô, sắn,…

- Việt Nam là một nước có thế mạnh về nông nghiệp, có nhiều sản phẩm trồng trọt tham gia xuất khẩu, mang lại nguồn ngoại tệ lớn cho đất nước

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

 

Nhiệm vụ 2: Triển vọng

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS: Hãy nêu một số lợi ích của công nghệ cao trong trồng trọt. Cho ví dụ minh họa.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin SGK, quan sát hình ảnh, trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS

- GV nhận xét, bổ sung: Theo dự báo của Tổ chức Nông lương Thế giới (FAO) và Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) về triển vọng của trồng trọt, trong 10 năm tới giá lương thực toàn cầu sẽ tăng từ 10% đến 14%, giá cà phê tăng từ 1,6% đến 2%/năm, nhu cầu về rau, quả tăng trung bình 3,6%/năm. Trong khi đó, nhu cầu trong nước cũng ngày càng cao. Chẳng hạn, nhu cầu lúa giai đoạn 2020 – 2030 ở mức từ 511 tiêu tán – 37,3 triều tán hăm, cà phê nhân từ 55.000 tấn đến 60.000 tấn/năm, hạt điều từ 135 000 tấn đến 140 000 tấn/năm, chế Bu tür búp khô từ 55 000 tán đến 60 000 tấn/năm, quả các loại từ 10 triệu đến 16 triệu tán năm.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

I. Vai trò và triển vọng trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0

1. Vai trò

- Đảm bảo an ninh lương thực

- Thúc đẩy sự phát triển chăn nuôi và công nghiệp

- Tham gia vào sản xuất

- Tạo việc làm cho người lao động

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2. Triển vọng

a) Phát triển trồng trọt ứng dụng công nghệ cao là xu hướng tất yếu

- Công nghệ cao được áp dụng trong trồng trọt giúp trồng trọt tiết kiệm chi phí, tăng năng suất, hạ giá thành và nâng cao chất lượng nông sản, bảo vệ môi trường.

- Việc ứng dụng công nghệ cao trong trồng trọt làm giảm sự lệ thuộc vào thời tiết nên giúp nông dân chủ động trong sản xuất, khắc phục được tính mùa vụ, đáp ứng nhu cầu thị trường về chủng loại, chất lượng nông sản.

b) Hướng tới nền nông nghiệp 4.0

- Việc ứng dụng công nghệ hiện đại vào quá trình trồng trọt giúp giảm thiểu sức lao động, hạn chế thất thoát, thiệt hại do thiên tai, sâu bệnh xuống mức thấp nhất, đảm bảo an toàn môi trường, kiểm soát và tiết kiệm chi phí trong từng giai đoạn hay toàn bộ quy trình sản xuất, chế biến, tiêu thụ. đoạn hay toàn bộ quỹ

- Nếu như nông nghiệp công nghệ cao tập trung vào thay đổi phương thức sản xuất từ truyền thống sang hiện đại thi nông nghiệp 4.0 là thay đổi cách thức quản lí nông nghiệp trong tất cả các khâu từ sản xuất, chế biến đến tiêu thụ sản phẩm

-------------------------Còn tiếp----------------------------

Soạn mới giáo án công nghệ trồng trọt 10 kết nối tri thức bài 1: Giới thiệu về trồng trọt

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm: giáo án Công nghệ trồng trọt 10 kết nối mới, soạn giáo án Công nghệ trồng trọt 10 mới kết nối bài Giới thiệu về trồng trọt, giáo án soạn mới Công nghệ trồng trọt 10 kết nối

Soạn mới giáo án Công nghệ trồng trọt 10 kết nối


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay