Soạn mới giáo án công nghệ trồng trọt 10 kết nối tri thức bài 6: Xác định độ chua và độ mặn của đất

Soạn mới giáo án Công nghệ trồng trọt 10 KNTT bài Xác định độ chua và độ mặn của đất. Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo.

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

BÀI 6: XÁC ĐỊNH ĐỘ CHUA VÀ ĐỘ MẶN CỦA ĐẤT

  1. MỤC TIÊU
  2. 1. Phát triển năng lực

Năng lực công nghệ:

  • Thực hành xác định được độ chua của đất đúng các bước, đúng kĩ thuật. Thực hành xác định được độ mặn của đất đúng các bước, dùng kĩ thuật.
  • Đánh giá được kết quả chính xác, khách quan.

Năng lực chung:

  • Hợp tác hiệu quả với các thành viên trong nhóm và tuân thủ các quy định trong quá.
  • Có khả năng phát hiện và giải quyết hiệu quả các vấn đề phát sinh trong quá trình trình thực hành.
  1. 2. Phẩm chất:
  • Có ý thức về an toàn lao động và vệ sinh mội trường trong quá trình thực hành.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • SGK, SGV, Giáo án.
  • Máy tính, máy chiếu
  • Tranh, ảnh hoặc video mô tả các bước xác định độ chua, độ mặn của đất.
  • Chuẩn bị địa điểm, nguyên vật liệu, dụng cụ cần thiết cho bài thực hành.
  • Làm thử trước để rút kinh nghiệm hưởng dẫn HS.
  1. Đối với học sinh
  • Tranh ảnh, tư liệu SGK, tìm kiếm và đọc trước tài liệu có liên quan đến xác định độ chua, độ mặn của đất.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, từng bước bước vào bài học.
  3. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS quan sát hình ảnh, trả lời câu hỏi.
  4. Sản phẩm học tập: HS trả lời câu hỏi, lắng nghe và tiếp thu kiến thức.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV giới thiệu: Đất chua, độ mặn là hiện tượng phổ biến thường gặp trong sản xuất nông nghiệp làm thay đổi độ phì nhiêu của đất. Cây trồng cũng như vi sinh vật sẽ chịu tác động chính từ những thay đổi này. Người nông dân cần phải có biện pháp cải tạo đất trồng phù hợp nếu muốn cây trồng phát triển tốt cho ra năng suất cao.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS lắng nghe và hình thành kiến thức

Bước 3, 4: Báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện hoạt động

- GV giải thích, chưa vội kết luận đúng sai, sẽ để HS xác nhận lại sau khi học xong bài học.

- GV dẫn dắt vào bài học: Vậy cách đo độ chua và độ mặn của đất như thế nào, chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 6: Thực hành: Xác định độ chua và độ mặn của đất.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Chuẩn bị

  1. Mục tiêu: Giúp HS hiểu rõ mục đích, yêu cầu của bài thực hành, nhiệm vụ cần hoàn thành nội quy và an toàn lao động trong quá trình thực hành; những vấn đề cần lưu ý trong quá trình thực hành. HS chuẩn bị đầy đủ thiết bị, dụng cụ, mẫu vật, hoá chất cần thiết cho bài thực hành.
  2. Nội dung:
  3. Sản phẩm học tập:

- Bản kế hoạch của HS cần thể hiện các nội dung

- Các thiết bị, dụng cụ, mẫu vật, hoá chất cần thiết cho bài thực hành

  1. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS tìm hiểu về mục đích, yêu cầu và nhiệm vụ của bài thực hành (thông qua việc tự nghiên cứu tài liệu của HS, phiếu học tập, phổ biến và giao nhiệm vụ của GV...).

- GV phổ biến nội quy, an toàn lao động và những lưu ý trong quá trình thực hành. Nếu là thực hành ở cơ sở sản xuất ngoài nhà trường. GV phổ biến rõ lịch trình và hình thức di chuyển, những nội quy cần lưu ý của cơ sở sản xuất.

- GV chia nhóm HS, giao nhiệm vụ và hướng dẫn HS lên kế hoạch chi tiết cho bài thực hành; chuẩn bị đầy đủ dụng cụ, mẫu vật, hoả chất cần thiết cho bài thực hành.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS lắng nghe hướng dẫn và lên kế hoahcj cho bài thực hành..

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS báo cáo kết quả chuẩn bị của HS.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

Kiểm tra và duyệt kết quả chuẩn bị của HS.

 

1. Chuẩn bị

- Bản kế hoạch của HS cần thể hiện các nội dung:

+ Mục đích, yêu cầu của bài thực hành

+ Những nhiệm vụ cần hoàn thành (nhiệm vụ trước trong và sau quá trình thực hành): sản phẩm của từng nhiệm vụ (ghi rõ yêu cầu về số lượng, chất lượng của sản phẩm). Mỗi nhiệm vụ cần ghi rõ thành viên chủ trì, thành viên tham gia.

+ Thực hiện nội quy, an toàn lao động và những vấn đề cần lưu ý trước, trong và sau quá trình thực hành.

- Các thiết bị, dụng cụ, mẫu vật, hoá chất cần thiết cho bài thực hành. Đảm bảo đủ chủng loại và số lượng theo yêu cầu thực hành.

+ Các mẫu đất được đánh số

+ Nước cất, dung dịch KCl, HCl, NaOH.

+ Máy đo pH.

+ Máy đo độ dẫn điện (EC).

+ Cân kĩ thuật.

+ Dụng cụ thuỷ tinh: bình tam giác miệng rộng dung tích 100 m1, ống đong phẫu thuỷ tinh, bình định mức 1 L.

 

--------------------------Còn tiếp-----------------------------

Soạn mới giáo án công nghệ trồng trọt 10 kết nối tri thức bài 6: Xác định độ chua và độ mặn của đất

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm: giáo án Công nghệ trồng trọt 10 kết nối mới, soạn giáo án Công nghệ trồng trọt 10 mới kết nối bài Xác định độ chua và độ mặn của đất, giáo án soạn mới Công nghệ trồng trọt 10 kết nối

Soạn mới giáo án Công nghệ trồng trọt 10 kết nối


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay