Soạn mới giáo án công nghệ trồng trọt 10 kết nối tri thức bài 27: Ứng dụng công nghệ vi sinh trong bảo vệ môi trường và xử lí chất thải trồng trọt

Soạn mới giáo án Công nghệ trồng trọt 10 KNTT bài Ứng dụng công nghệ vi sinh trong bảo vệ môi trường và xử lí chất thải trồng trọt. Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo.

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

BÀI 27: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ VI SINH TRONG BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ XỬ LÍ CHẤT THẢI TRỒNG TRỌT

  1. MỤC TIÊU
  2. 1. Phát triển năng lực

Năng lực công nghệ:

+ Nêu được ứng dụng của công nghệ vi sinh trong sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh từ chất thải trồng trọt.

+ Nêu được ứng dụng của công nghệ vi sinh trong sản xuất thức ăn ủ chua cho trâu, bò từ chất thải trồng trọt.

+ Nêu được ứng dụng của công nghệ vi sinh trong bảo vệ môi trường trồng trọt.

Năng lực chung: Lựa chọn được nguồn tài liệu phù hợp hiểu về ứng dụng của công nghệ vi sinh liệu phù hơn để tìm hiểu về ung trong bảo vệ môi trường và xử lí chất thải trồng trọt.

  1. 2. Phẩm chất:

- Có ý thức bảo vệ môi trường trong cuộc sống hằng ngày (sinh hoạt, học tập, tham gia lao động ở gia đình, nhà trường,...).

- Có ý thức tìm hiểu về các ứng dụng của công nghệ sinh trong xử lí chất thải trồng trọt, bảo vệ môi trường.

  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • SGK, SGV, Giáo án.
  • Máy tính, máy chiếu
  • Tranh, ảnh, video mô tả quy trình các bước sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh và các bước sản xuất thức ăn ủ chua cho trâu, bò từ chất thải trồng trọt.
  1. Đối với học sinh
  • Đọc trước bài học trong SGK, tìm kiếm và đọc trước tài liệu có liên quan đến ứng dụng công nghệ vi sinh trong xử lí chất thải trồng trọt.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu:

- Thông qua hệ thống câu hỏi liên quan đến bài học, một mặt giúp HS ôn luyện và khắc sâu kiến thức “Vì sao cần phải bảo vệ môi trường trong trồng trọt" của Bài 26, đồng thời giúp HS bước đầu nhận thức được việc xử lí chất thải trồng trọt không những hạn chế ô nhiễm môi trường mà còn có thể tạo thành các sản phẩm hữu ích như phân bón hữu cơ vi sinh, thức ăn cho trâu, bò.

  1. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS quan sát hình ảnh, trả lời câu hỏi.
  2. Sản phẩm học tập: HS trả lời câu hỏi, lắng nghe và tiếp thu kiến thức.
  3. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV sử dụng một số hình ảnh hoặc video nói về quy trình xử lí chất thải trồng trọt. Yêu cầu HS quan sát và trả lời các câu hỏi trong phần hoạt động mở đầu của SGK : Vì sao phải xử lí chất thải trồng trọt? Chất thải trồng trọt t có thể tái sử dụng được không? Có những cách não đề biến chất thải trồng trọt thành sản phẩm có ích ?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ.

Bước 3, 4: Báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện hoạt động

- GV ghi nhận các câu trả lời của HS, chưa vội kết luận đúng sai, sẽ để HS xác nhận lại sau khi học xong bài học.

- GV dẫn dắt vào bài học: Để có câu trả lời chính xác cho câu hỏi trên, chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 27: Ứng dụng công nghệ vi sinh trong bảo vệ môi trường và xử lí chất thải trồng trọt.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: tìm hiểu quy trình sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh từ chất thải trồng trọt

  1. Mục tiêu: giúp HS trình bày được quy trình sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh từ chất thải trồng trọt, đồng thời giúp HS ý thức được việc xử lí chất thải trồng trọt không chỉ giúp hạn chế ô nhiễm môi trường mà còn có thể tạo ra được phân bón phục vụ sản xuất.
  2. Nội dung: GV hướng dẫn HS nghiên cứu mục I, quan sát Hình 27.1 và 27.2 trong SGK, tóm tắt quy trình sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh từ chất thải trồng trọt
  3. Sản phẩm học tập: quy trình sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh từ chất thải trồng trọt
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn HS nghiên cứu mục I, quan sát Hình 27.1 và 27.2 trong SGK, tóm tắt quy trình sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh từ chất thải trồng trọt.

- GV có thể giải thích cho HS sự khác nhau giữa phân bón hữu cơ và phân bón hữu cơ vi sinh để giúp HS hiểu sâu kiến thức của bài học.

- GV có thể tổ chức cho HS thảo luận để trả lời câu hỏi trong hộp Khám phá của SGK để giúp HS khác sâu và mở rộng kiến thức về sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh:

1. Theo em, những loại chất thải trồng trọt nào có thể sử dụng làm nguyên liệu để sản xuất phân bán hữu cơ vi sinh? Quá trình sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh từ chất thải trồng trọt có ý nghĩa gì?

2. Nếu chất thải trồng trọt không được thu gom, xử lí thì sẽ ảnh hưởng như thế nào đến môi trường, con người và hệ sinh thái?

-  GV có thể yêu cầu HS liên hệ với thực tiễn ở gia đình và địa phương (Chất thải trồng trọt thường được dùng để làm gì?), từ đó giáo dục cho HS ý thức bảo vệ môi trường.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc SGK, quan sát hình ảnh, trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS trả lời.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

1. Sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh từ chất thải trồng trọt

- Bước 1: Chuẩn bị mặt bằng

Chọn vị trí cao ráo, thoát nước tốt, diện tích đủ rộng để đống ủ phù hợp với lượng chất thải trồng trọt cần ủ. Cần đào hồ, nén chặt đáy hố rồi trải bạt hoặc nylon dưới đáy.

- Bước 2: Xử lí nguyên liệu

Chất thải hữu cơ trồng trọt hữu như rơm, rạ, vỏ trấu, vỏ cà phê....) được thu gom và tập kết tại đống ủ, loại bỏ nylon, đất.

- Bước 3:  Ủ nguyên liệu

Xếp chất thải trồng trọt thành từng lớp dày khoảng 20 – 30 cm, trên mỗi lớp bổ sung lượng chế phẩm vi sinh vật theo hướng dẫn của nhà sản xuất ghi trên bao bì

- Bước 4: Theo dõi, đảo trộn đồng ủ Sau khi ủ vài ngày, nhiệt độ của đồng ủ sẽ tăng lên khoảng 40 °C−50°C. Nhiệt độ này làm cho nguyên liệu ủ bị khô và không khi cần cho hoạt động của vi sinh vật cũng ít dần, vì vậy cứ khoảng 7 – 10 ngày sẽ tiến hành kiểm tra, đảo trộn. Đảo trộn đồng ủ từ trên xuống, từ dưới lên, từ trong ra ngoài, từ ngoài vào trong để khối ủ đồng đều, cung cấp thêm oxygen, giải phóng bớt nhiệt để vi sinh vật tiếp tục hoạt động, phân huỷ.

- Bước 5: Trộn bổ sung chế phẩm vi sinh vật

Sau khi kết thúc quá trình ủ (khoảng 42 – 45 ngày) sẽ thu được phân bón hữu cơ và có thể sử dụng trực tiếp để bón cho cây trồng hoặc kết hợp bổ sung thêm chế phẩm vi sinh vật để tạo ra phân bón hữu cơ vi sinh.

------------------------Còn tiếp----------------------------

Soạn mới giáo án công nghệ trồng trọt 10 kết nối tri thức bài 27: Ứng dụng công nghệ vi sinh trong bảo vệ môi trường và xử lí chất thải trồng trọt

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm: giáo án Công nghệ trồng trọt 10 kết nối mới, soạn giáo án Công nghệ trồng trọt 10 mới kết nối bài Ứng dụng công nghệ vi sinh trong bảo vệ môi trường và xử lí chất thải trồng trọt, giáo án soạn mới Công nghệ trồng trọt 10 kết nối

Soạn mới giáo án Công nghệ trồng trọt 10 kết nối


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay