Soạn mới giáo án công nghệ trồng trọt 10 kết nối tri thức bài 11: Khái niệm và vai trò của giống cây trồng

Soạn mới giáo án Công nghệ trồng trọt 10 KNTT bài Khái niệm và vai trò của giống cây trồng. Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo.

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

CHƯƠNG 4: CÔNG NGHỆ GIỐNG CÂY TRỒNG

MỤC TIÊU CHUNG CỦA CHƯƠNG

- Trình bày được khái niệm, vai trò của giống cây trồng.

- Mô tả được các phương pháp chọn, tạo và nhân giống cây trồng phổ biến.

- Trình bày được ứng dụng của công nghệ sinh học trong chọn, tạo và nhân giống cây trồng (ví dụ: tạo cây trồng biến đổi gene, nhân giống bằng nuôi cấy mô tế bào).

- Thực hiện được việc nhân giống cây trồng bằng phương pháp nhân giống vô tính.

BÀI 11: KHÁI NIỆM VÀ VAI TRÒ CỦA GIỐNG CÂY TRỒNG

  1. MỤC TIÊU
  2. 1. Phát triển năng lực

Năng lực công nghệ:

  • Trình bày được khái niệm giống cây trồng
  • Nêu được vai trò của giống cây trồng

Năng lực chung:

  • Lựa chọn được nguồn tài liệu phù hợp để tìm hiểu về giống cây trống và vai trò của giống cây trắng trong trồng trọt.
  1. 2. Phẩm chất:
  • Có ý thức tìm hiểu về các giống cây trồng hiện có ở địa phương và tìm hiểu về giống cây trống thông qua người thân, các nguồn tài liệu, internet.....
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • SGK, SGV, Giáo án.
  • Máy tính, máy chiếu
  • Tranh, ảnh hoặc video về một số loại giống cây trồng có giá trị kinh tế cao, một số loại giống cây trồng đặc sản và về vai trò của giống cây trồng.
  1. Đối với học sinh
  • Đọc trước bài học trong SGK, tìm kiếm và đọc trước tài liệu có liên quan đến các loại giống cây trồng và vai trò của giống cây trồng.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Thông qua các hình ảnh, câu hỏi gợi ý về khái niệm và vai trò của giống cây trồng giúp HS tái hiện lại những kiến thức, kinh nghiệm đã có liên quan đến nội dung bài học. Đồng thời kích thích HS mong muốn tìm hiểu về các loại giống cây trồng mới và vai trò của giống trong trồng trọt.
  3. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS quan sát hình ảnh, trả lời câu hỏi.
  4. Sản phẩm học tập: HS trả lời câu hỏi, lắng nghe và tiếp thu kiến thức.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi: Giống cây trồng là gì? Chúng có vai trò như thế nào đối với trồng trọt?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ.

Bước 3, 4: Báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện hoạt động

- GV ghi nhận các câu trả lời của HS, chưa vội kết luận đúng sai, sẽ để HS xác nhận lại sau khi học xong bài học.

- GV dẫn dắt vào bài học:

Đẻ trả lời chính xác về khai niệm và vai trò của giống câu trồng, chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 11: Khái niệm và vai trò của giống cây trồng.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu về khái niệm của giống cây trồng.

  1. Mục tiêu: HS hiểu được khái niệm về giống cây trồng và những bộ phận của cây trồng làm giống
  2. Nội dung: GV hướng dẫn HS nghiên cứu mục I trong SGK, đặt các câu hỏi gợi ý liên quan đến khái niệm về giống cây trồng
  3. Sản phẩm học tập: khái niệm của giống cây trồng.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn HS nghiên cứu mục I trong SGK, trả lời câu hỏi: Nêu khái niệm giống cây trồng.

-  GV yêu cầu HS lấy thêm các ví dụ cụ thể để minh hoạ giúp HS mở rộng và khắc sâu kiến thức.

– GV có thể tổ chức cho HS thảo luận theo cặp để trả lời câu hỏi: Vì sao mỗi giống cây trồng lại chỉ phù hợp với một hoặc một số vùng sinh thái nhất định?

- GV tổ chức cho HS thảo luận để trả lời câu hỏi:

·        Kể tên các giống cây trồng phổ biến ở đại phương em. Chúng có đặc điểm gì nổi bật so với các giống khác cùng loài.

·        Tìm hiểu các khái niệm giống bản địa, giống nhập nội, giống lai.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc SGK, quan sát hình ảnh, trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS trả lời.

Giống lai là giống sử dụng phương pháp cho phép ghép đôi giao phối giữa các cá thể khác giống nhằm tạo ra con lai mang những tính trạng mới, tốt hơn bố mẹ.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

- Ví dụ: giống lúa nếp Tú Lệ (Hình 11.1) chỉ thơm ngon khi trồng ở thung lũng Tú Lệ, Văn Chấn, Yên Bái, giống lúa Tám xoan (Hình 11.2) chỉ cho năng suất cao, chất lượng tốt khi trồng ở huyện Hải Hậu, Nam Định; giống lúa Nàng Thơm chợ Đào (Hình 11.3) chỉ thơm ngon khi trồng ở một số xã thuộc huyện Cần Đước, Long An.

·        Giống bảnđịa hay giống địa phương là một thuật ngữ trong địa lý sinh vật chỉ về một loài được định nghĩa là có nguồn gốc (hoặc gốc gác địa phương) trong một khu vực nhất định hoặc hệ sinh thái nếu có sự hiện diện của chúng trong khu vực, là kết quả của quá trình tiến hóa tự nhiên và không có sự can thiệp của con người.

·        Giống nhập nội là loại cây trồng được nhập vào một nước hay một vùng, nơi mà trước đó chúng chưa từng sinh sống. Nếu sau khi nhập nội, các cây này sinh trưởng dễ dàng trong điều kiện mới, không làm thay đổi cấu trúc di truyền của cây trồng đó, thì người ta gọi đó là sự tự nhiên hoá. 

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

I. Khái niệm của giống cây trồng

- Giống cây trồng là một quần thể cây trồng có thể phân biệt được với quần thể cây trồng khác thông qua sự biểu hiện của ít nhất là một đặc tính và di truyền được cho đời sau; đồng nhất về hình thái, ổn định qua các chu kì nhân giống; có giá trị canh tác, giá trị sử dụng; bao gồm giống cây nông nghiệp, giống cây dược liệu, giống cây cảnh và giống nấm ăn.

- Mỗi giống cây trồng thường chỉ cho năng suất cao, chất lượng tốt ở một hoặc một vài vùng sinh thái nhất định, nên mỗi vùng khác nhau thường sử dụng một số giống cây trồng phù hợp với điều kiện khí hậu, đất trồng và tập quán canh tác của vùng đó

-----------------------Còn tiếp--------------------------

Soạn mới giáo án công nghệ trồng trọt 10 kết nối tri thức bài 11: Khái niệm và vai trò của giống cây trồng

MỘT VÀI THÔNG TIN

  • Giáo án gửi là giáo án bản word, dễ dàng chỉnh sửa theo yêu cầu của địa phương
  • Font chữ: Time New Roman, trình bày rõ ràng, khoa học.

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Giáo án word: 250k/học kì - 300k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 300k/học kì - 400k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 400k/học kì - 450k/cả năm

=> Lúc đặt nhận đủ giáo án ngay và luôn

CÁCH ĐẶT:

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB
  • Bước 2: Click vào đây để nhắn tin Zalo thông báo và nhận giáo án

Từ khóa tìm kiếm: giáo án Công nghệ trồng trọt 10 kết nối mới, soạn giáo án Công nghệ trồng trọt 10 mới kết nối bài Khái niệm và vai trò của giống cây trồng, giáo án soạn mới Công nghệ trồng trọt 10 kết nối

Soạn mới giáo án Công nghệ trồng trọt 10 kết nối


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com

Chat hỗ trợ
Chat ngay