Soạn mới giáo án Giáo dục công dân 6 KNTT bài 3: Siêng năng, kiên trì (tiết 1)

Soạn mới Giáo án giáo dục công dân 6 Kết nối tri thức bài Siêng năng, kiên trì (tiết 1) bài 3: Siêng năng, kiên trì (tiết 1). Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

BÀI 3: SIÊNG NĂNG, KIÊN TRÌ ( TIẾT 1)

  1. MỤC TIÊU:
  2. Kiến thức: Sau khi học xong tiết học này HS có thể:
  • Nêu được khái niệm, biểu hiện của siêng năng, kiên trì
  • Đánh giá được sự siêng năng, kiên trì của bản thân và người khác trong học tập, lao động và cuộc sống hằng ngày
  • Qúy trọng những người siêng năng kiên trì, góp ý cho những bạn có biểu hiện lười biếng hay nản lòng để khắc phục hạn chế này
  1. Năng lực

- Năng lực chung: Năng lực tự chủ- tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo

- Năng lực đặc thù: điều chỉnh hành vi, phát triển bản thân để rèn luyện đức tính siêng năng kiên trì cho HS

  1. Phẩm chất:

Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp : trách nhiệm, chăm chỉ, yêu nước, nhân ái

  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1 - GV:  Máy tính, máy chiếu, bài giảng pp,...( nếu có điều kiện), sgv, tranh ảnh thơ truyện, ca dao, tục ngữ, âm nhạc  về siêng năng, kiên trì

2 - HS:  SGK, Bài tập GDCD 6

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
  2. Mục tiêu: Tạo hững thú cho HS vào bài học và giúp HS có hiểu biết ban đầu về bài học mới
  3. Nội dung: HS chơi trò chơi trả lời câu hỏi
  4. Sản phẩm: HS hứng thú với bài học, trả lời được câu hỏi theo yêu cầu của GV
  5. Tổ chức thực hiện:

- GV tổ chức cho HS chơi trò "Ai nhanh hơn”: Tìm những câu tục ngữ, ca dao

nói về siêng năng, kiên trì.

- Chia lớp thành hai đội, lần lượt mỗi đội đọc một câu tục ngữ, ca dao nói về siêng năng, kiên trì. Đội nào tìm được nhanh và đúng nhiều câu hơn sẽ thắng.

- Thảo luận sau khi chơi:

+ GV nêu câu hỏi: Em hãy chia sẻ hiểu biết của mình về ý nghĩa của những câu ca dao, tục ngữ vừa tìm được.

- GV mời HS trả lời và dẫn dắt vào bài: Siêng năng, kiên trì là những đức tính tốt đẹp cần có của con người, là chìa khóa mang đến thành công. Vì thế HS cần hiểu về siêng năng, kiên trì và rèn luyện đức tính này.

  1. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI ( Khám phá)

Hoạt động 1: Tìm hiểu thế nào là siêng năng, kiên trì

  1. Mục tiêu: HS nêu được khái niệm siêng năng, kiên trì
  2. Nội dung: HS đọc truyện “ Trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi” và trả lời câu hỏi
  3. Sản phẩm: HS đưa ra được câu trả lời phù hợp với câu hỏi GV đưa ra
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

GV mời một HS đọc to, rõ ràng truyện “Trạng nguyên Mạc Đĩnh Chỉ” sau đó mời HS trong lớp trả lời câu hỏi trong SGK:

a. Mạc Đĩnh Chi đã nỗ lực như thế nào để thi đỗ Trạng nguyên?

- GV có thể nêu thêm những câu hỏi gợi ý giúp HS khai thác các tình tiết trong truyện để trả lời được câu hỏi:

b. Em hiểu thế nào là siêng năng, kiên trì?

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

HS đọc truyện và trả lời câu hỏi của GV

- Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

Đại diện các nhóm chia sẻ kết quả thảo luận của nhóm mình, các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung.

- Bước 4: Kết luận, nhận định:

Sau phần trả lời của HS, GV nhận xét và đưa ra kết luận:

+ Siêng năng là đức tính của con người biểu hiện ở sự cần cù, tự giác, miệt mài, làm việc thường xuyên, đều đặn.

+ Kiên trì là sự quyết tâm làm đến cùng dù gặp khó khăn, gian khổ.

I. Siêng năng, kiên trì và biểu hiện của siêng năng, kiên trì

1. Thế nào là siêng năng, kiên trì?

a) Mạc Đĩnh Chi đã nổ lực để thi đỗ trạng nguyên: tranh thủ ghé qua lớp học ở gần nhà, đứng ngoài cửa nghe thầy giảng, ngày nhặt củi, tối về cậu lại lo ôn luyện, học bài, bắt đom đóm bỏ vào vỏ trứng lấy ánh sáng để học, dùng lá để tập viết.

b) Em hiểu siêng năng, kiên trì là đức tính của con người biểu hiện ở sự cần cù, tự giác, miệt mài, làm việc thường xuyên, đều đặn.

Hoạt động 2: Tìm hiểu những biểu hiện của siêng năng, kiên trì

  1. Mục tiêu: HS nêu được những biểu hiện của siêng năng, kiên trì trong học tập lao động và cuộc sống
  2. Nội dung: Quan sát tranh và trả lời câu hỏi
  3. Sản phẩm: HS nắm bắt được biểu hiện của siêng năng và kiên trì
  4. Tổ chức thức hiện:

--------------- Còn tiếp -----------------

Soạn mới giáo án Giáo dục công dân 6 KNTT bài 3: Siêng năng, kiên trì (tiết 1)

MỘT VÀI THÔNG TIN

  • Giáo án gửi là giáo án bản word, dễ dàng chỉnh sửa theo yêu cầu của địa phương
  • Font chữ: Time New Roman, trình bày rõ ràng, khoa học.

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Giáo án word: 250k/học kì - 300k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 300k/học kì - 400k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 400k/học kì - 450k/cả năm

=> Lúc đặt nhận đủ giáo án ngay và luôn

CÁCH ĐẶT:

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB
  • Bước 2: Click vào đây để nhắn tin Zalo thông báo và nhận giáo án

Từ khóa tìm kiếm: giáo án công dân 6 kết nối tri thức mới, soạn giáo án giáo dục công dân 6 mới KNTT bài siêng năng, kiên trì (tiết 1), giáo án soạn mới giáo dục công dân 6 kết nối

Soạn mới giáo án Công dân 6 kết nối


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com

Chat hỗ trợ
Chat ngay