Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
- Nhận biết được cách ứng phó với những tình huống nguy hiểm ( ứng phó khi bị bắt cóc, ứng phó khi có hỏa hoạn)
- Thực hành được cách ứng phó khi bị bắt cóc và khi có hỏa hoạn để đảm bảo an toàn
- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy sáng tạo, năng lực tự quản lí, năng lực giao tiếp và hợp tác
- Năng lực đặc thù: điều chỉnh hành vi, phát triển bản thân, khắc phục điểm mạnh điểm yếu của bản thân ứng phó được trong những trường hợp nguy hiểm
- Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp : trách nhiệm, chăm chỉ, yêu nước, nhân ái, tự lập.
- Giáo viên: Máy tính, máy chiếu, bài giảng pp,...( nếu có điều kiện), sgv, tranh ảnh, truyện, thơ, ca dao, tục ngữ, thành ngữ, những ví dụ thực tế,… gắn với bài “ Ứng phó với tình huống nguy hiểm”
- HS: sgk, sbt, đọc và chuẩn bị trước bài ở nhà
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
GV dẫn dắt:
Hiện nay, tình hình xã hội hết sức phức tạp, có thể thấy được nhiều người vẫn chưa có các kiến thức, các kỹ năng cần thiết để có thể tự ứng phó với tình huống nguy hiểm. Tiết học ngày hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về kĩ năng ứng phó khi bị bắt cóc và gặp hỏa hoạn.
Hoạt động 1: Ứng phó trước những tình huống nguy hiểm (ứng phó khi bị bắt cóc)
HOẠT ĐỘNG GV HS | SẢN PHẨM DỰ KIẾN |
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cấu HS đọc tình huống trong SGK để trả lời các câu hỏi. a. Nếu là Hoa, trong trường hợp trên, em sẽ lựa chọn cách nào dưới đây để thoát khỏi nguy hiểm? Vì sao? + Gào khóc thật to để người khác nghe chú ý + Nói thật thật rõ:” Dừng lại ngay” hoặc “ Cứu tôi “ để người xung quanh phát hiện ra tới cứu giúp + Bỏ chạy b. Em cần làm gì để tránh gặp phải tình huống trên. GV tổ chức cho HS chìa sẻ với bạn bên cạnh về các nội dung câu trả lời và sắm vai là nhân vật Hoa để để xuất cách ứng phó và phòng tránh nếu gặp trường hợp như vậy. - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS đọc tình huống trong SGK để trả lời các câu hỏi - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV tổ chức cho HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ. - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV cùng HS nhận xét kết quả trình bày của các nhóm và phân tích từng cách xử lí. Để tránh gặp phải tình huống này, GV mở rộng, hướng dẫn HS ghi nhớ quy tắc Năm “Luôn” và Năm “Không” + Năm “Luôn”: 1. Luôn cảnh giác cao với người lạ. 2. Luôn dùng mật khẩu khi có người khác đón ở trường. 3. Luôn nhớ địa chỉ nhà và số điện thoại của bố mẹ. 4. Luôn tạo thói quen "đi thưa về gửi”. 5. Luôn cố gắng bình tỉnh trong mọi trường hợp, kêu cứu và hét thật to khi bị ai đó tấn công hoặc tìm cách kéo lên xe. + Năm “Không”: 1. Không tiếp xúc với người lạ. 2. Không nhận quà của người lạ. 3. Không đi theo người lạ. 4. Không chuyển đồ giúp người lạ. 5. Không cố gắng giữ “bí mật” theo yêu cầu của một người khác. | 2. Cách ứng phó trước những tình huống nguy hiểm a. Ứng phó khi bị bắt cóc Để ứng phó khi bị bắt cóc chúng ta có thể sử dụng các cách: C1: Gào khóc thật to để người khác nghe thấy. ü Là một giải pháp khi gặp tỉnh huống bị bắt cóc. Tuy nhiên, nếu chỉ gào khóc thật to sẽ ít có khả năng thu hút sự chú ý đặc biệt của người đi đường bởi nhiều người sẽ hiểu lầm đó là chuyện riêng do em không vừa ý về vấn để gì đó. Do vậy, không nên chỉ gào khóc thật to mà nên kết hợp vừa gào khóc, vừa kêu cứu. ü Đề xuất vừa gào và kêu thật to:” Hãy cứu tôi với, họ muốn bắt cóc” C2: Nói thật to và rõ:” Dừng lại ngay” hoặc “ Cứu tôi với” để người xung quanh phát hiện ra và tới cứu giúp: ü Là một giải pháp tốt khi gặp tinh huống bị người lạ bám theo dụ dỗ và bắt cóc. Nó chứng tỏ em đang rất bình tĩnh để ứng phó với tình huống nguy hiểm ü Đề xuất: Em nên vừa bình tĩnh kêu gào lên kêu cứu kết hợp với quan sát xung quanh để tìm phương hướng thuận lợi chạy thoát khỏi nơi nguy hiểm. C3: Bỏ chạy ü Là một giải pháp tốt khi gặp tình huống bị bắt có ü Đề xuất: Nên kết hợp với các giải pháp khác như vừa chạy vừa kêu cứu và hét thật to khi bị ai đó tấn công hoặc tìm cách kéo lên xe |
Hoạt động 2: Ứng phó trước những tình huống nguy hiểm (ứng phó khi có hỏa hoạn)
-------------- Còn tiếp ----------------
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác