Soạn mới giáo án Ngữ Văn 6 CTST bài 3: Viết - Viết đoạn văn ghi lại cảm xác về một bài thơ lục bát

Soạn mới Giáo án Ngữ Văn 6 chân trời sáng tạo bài viết. Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

VIẾT

VIẾT ĐOẠN VĂN GHI LẠI CẢM XÚC VỀ MỘT BÀI THƠ LỤC BÁT

  1. MỤC TIÊU
  2. Mức độ/ yêu cầu cần đạt:

- Bài viết đoạn văn đảm bảo các bước: chuẩn bị trước khi viết (xác định đề tài, mục đích thu thập tư liệu), tìm ý và lập dàn ý, viết bài, xem lại và chỉnh sửa, rút kinh nghiệm.

- Viết được đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ lục bát.

  1. Năng lực
  2. Năng lực chung

- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...

  1. Năng lực riêng biệt:

- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân.

  1. Phẩm chất:

- Ý thức tự giác, tích cực trong học tập.

  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Chuẩn bị của giáo viên:
  • Giáo án
  • Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi
  • Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp
  • Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà
  1. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 6, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.
  2. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  3. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình.
  4. Nội dung: HS lắng nghe, trả lời câu hỏi của GV
  5. Sản phẩm: Suy nghĩ của HS
  6. Tổ chức thực hiện:

- GV đặt câu hỏi gợi mở vấn đề: Trong các bài ca dao  đã đọc hoặc đã học, em thích nhất bài ca dao nào? Cảm nhận của em về bài ca dao đó?

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, chia sẻ những suy nghĩ, cảm xúc của bản thân.

- Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới: Nhũng vần thơ lục bát ngọt ngào thường để lại cho chúng ta nhiều cảm xúc. Làm sao viết được một đoạn văn đề ghi lại cảm xúc của minh sau khi đọc một bài thơ lục bát? Phẩn bài học sau đày sẽ hướng dẫn em thực hiện điều đó.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu tri thức kiểu bài

  1. Mục tiêu: Nhận biết được các yêu cầu, mục đích của bài.
  2. Nội dung: Hs sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
  3. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

NV1

Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ

- GV nêu rõ yêu cầu: HS xác định mục đích nói, bám sát mục đích nói và đối tượng nghe.

- GV hướng dẫn HS chuẩn bị nội dung nói: yêu cầu HS đọc lại, nhớ lại cổ tích định kể, những nội dung quan trọng của cổ tích mà khi kể lại không thể bỏ qua.

- GV hướng dẫn HS luyện nói theo nhóm, góp ý cho nhau về nội dung, cách nói.

- HS thực hiện nhiệm vụ

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

+ HS nghe và đặt câu hỏi liên quan đến bài học.

+ Các nhóm luyện nói

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

+ HS trình bày sản phẩm thảo luận

+ GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

+ GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng

I. Tìm hiểu yêu cầu đối với đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ lục bát

1. Đoạn văn

- Đoạn văn là đơn vị trực tiếp tạo nên văn bàn, biểu đạt một nội dung tương đòi trọn vẹn.

- Về hình thức: đoạn văn thường do nhiều câu tạo thành, được bắt đầu bằng chữ viết hoa lùi vào đầu dòng và kết thúc bằng dấu câu dùng để ngắt đoạn.

2. Yêu cầu với đoạn văn

- Đảm bảo yêu cầu về hình thức của đoạn văn.

- Trình bày cảm xúc về một bài thơ lục bát.

- Sử dụng ngôi thứ nhất để chia sẻ càm xúc.

- Cấu trúc gồm có ba phần:

+ Mở đoạn: giới thiệu nhan đề, tác già và càm xúc chung về bài thơ (câu chủ để).

+ Thân đoạn: trình bày càm xúc của người đọc về nội dung và nghệ thuật cùa bài thơ. Làm rõ càm xúc bằng những hình ành, từ ngữ được trích từ bài thơ.

+ Kết đoạn: khẳng định lại càm xúc về bài thơ và ý nghĩa của nó đối với bàn thân.

 

Hoạt động 2: Phân tích kiểu văn bản

  1. Mục tiêu: Biết được các kĩ năng khi trình bày bài nói.
  2. Nội dung: Hs sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
  3. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS
  4. Tổ chức thực hiện

--------------- Còn tiếp ------------------

Soạn mới giáo án Ngữ Văn 6 CTST bài 3: Viết - Viết đoạn văn ghi lại cảm xác về một bài thơ lục bát

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm: giáo án văn 6 chân trời sáng tạo mới, soạn giáo án ngữ văn 6 mới CTST bài viết, giáo án soạn mới ngữ văn 6 chân trời

Soạn mới giáo án ngữ văn 6 chân trời


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay