Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
…………………………………………………..
Môn: Ngữ văn 6 - Lớp: …….
Số tiết: 12 tiết
VĂN BẢN 1.
VĂN BẢN: NHỮNG CÁNH BUỒM
___Hoàng Trung Thông____
- Nhận biết và bước đầu nhận xét được một số nét độc đáo của bài thơ.
- Nêu được tác dụng của các yếu tố tự sự và miêu tả trong thơ.
- Nhận biết được tình cảm, cảm xúc của người viết thể hiện qua ngôn ngữ thơ.
- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản.
- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về văn bản .
- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa truyện.
- Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm nghệ thuật của truyện với các truyện có cùng chủ đề.
- Năng lực tạo lập văn bản nghị luận văn học.
- Yêu thương, quan tâm người thân trong gia đình.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- GV yêu cầu HS dựa vào các hình ảnh dưới đây và đặt câu hỏi gợi mở, yêu cầu HS trả lời: Gia đình luôn là nơi chúng ta gắn bó và có nhiều kỉ niệm. Hãy nhớ lại một kỉ niệm sâu sắc giữa em và người thân để chia sẻ với các bạn trong lớp.
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, chia sẻ cởi mở, thân thiện những suy nghĩ, cảm xúc của bản thân.
- Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới: Gia đình – nơi có ông bà, cha mẹ và anh chị em của các con sẽ là nơi nuôi dưỡng, yêu thương, ấm áp nhất trong cuộc đời này. Bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu về văn bản Những cánh buồm để tìm hiểu về những tình cảm yêu thương mà tác giả gửi gắm qua bài thơ nhé.
Hoạt động 1: Trải nghiệm cùng văn bản
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ NV1: Tìm hiểu tác giả, tác phẩm - GV yêu cầu HS dựa vào sgk và hiểu biết của mình, em hãy giới thiệu đôi nét về tác giả Hoàng Trung Thông và văn bản Những cánh buồm. NV2: Đọc văn bản - GV hướng dẫn cách đọc. GV đọc mẫu và yêu cầu 1-2 HS đọc. GV hướng dẫn HS cách ngừng nghỉ, ngắt nhịp, cách thể hiện tình cảm phù hợp với nội dung bài thơ.
GV đọc mẫu thành tiếng một đoạn đầu, sau đó HS thay nhau đọc thành tiếng toàn VB. NV3: Tìm hiểu văn bản - GV yêu cầu HS làm việc theo cặp, dựa vào văn bản vừa đọc, hãy trả lời câu hỏi: + Thể loại của văn bản? Những dấu hiệu nào cho em biết thể loại của VB? + Hãy chia bố cục bài thơ. - HS lắng nghe. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS nghe và đặt câu hỏi liên quan đến bài học Dự kiến sản phẩm: + Bài thơ được viết theo thể thơ tự do, só dòng trong khổ thơ và số chữ mỗi dòng không theo quy tắc. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng Gv nhấn mạnh những đặc điểm của thể loại truyện: có đề tài, chủ đề, chi tiết tiêu biểu, các nhân vật được miêu tả về ngoại hình, hành động, tính cách, ý nghĩ, lời nói. | 1. Tìm hiểu chung 1. Tác giả - Tên thật: Hoàng Trung Thông - Năm sinh – năm mất: (1925 –1993) - Quê quán: Nghệ An - Thơ của ông giản dị, cô động, chứa cảm xúc trong sáng. 2. Tác phẩm - Sáng tác: 1963 - Bài thơ được rút từ tập thơ cùng tên. II. Tìm hiểu chi tiết 1. Đọc, tìm hiểu chú thích - Thể loại: thơ tự do - Phương thức biểu đạt: Tự sự , miêu tả, biểu cảm 3. Bố cục: 3 phần - P1: từ đầu à vui phơi phới: Cảnh hai cha con đi dạo trên biển. - P2: tiếp theo đến “để con đi”: cuộc trò chuyện giữa hai cha con. - P3: còn lại: Ước của của con gợi ước mơ của cha khi còn nhỏ
|
Hoạt động 2: Đọc hiểu cùng văn bản/ Tìm hiểu bài thơ
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
NV1: Tìm hiểu cảnh hai cha con đi dạo trên biển Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV đặt câu hỏi gợi mở: + Bài thơ miêu tả khung cảnh thiên nhiên như thế nào? Em cảm nhận về không gian ấy như thế nào? + Tác giả sử dụng nghệ thuật gì trong hai câu thơ: “Bóng cha dài lênh khênh/Bóng con tròn chắc nịch”. Hai câu thơ ấy gợi cho chúng ta suy nghĩ gì về tình cha con? + - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi Dự kiến sản phẩm: - Khung cảnh thiên nhiên được mở ra: ánh mặt trời rực rỡ, ước biển xanh, bờ cát mịn, ánh nắng mai hồng Nghệ thuật đối lập: Bóng cha>< bóng con Dài >< tròn Lênh khênh >< chắc nịch
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng GV bổ sung: Bóng dáng hai cha con như nổi bật hẳn bởi sự nhỏ bé của con người, khung cảnh thiên nhiên bao la mây nước. Người cha bỗng trở nên già dặn, tuổi đời như trải dài trong ước mơ vô tận của biển khơi trong bóng lênh khênh, trong tầm mắt của tác giả. Con như thể gói gọn trong tiếng gọi của biển, bé bỏng nhưng tràn đầy một tương lai mới đang chờ đợi. Hình ảnh đối thật ngộ nghĩnh, dễ thương càng khắc sâu sự khác biệt của hai thế hệ cha – con, nhưng họ cùng hướng về ước muốn nhất định, cùng đi song song trong tiếng gọi của đại dương buổi sớm mai. NV2: Tìm hiểu cuộc trò chuyện giữa hai cha con Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV đặt câu hỏi gợi mở: + Thuật lại cuộc trò chuyện giữa hai cha con? Yếu tố tự sự được thể hiện như thế nào qua bài thơ? + Những câu hỏi ngây thơ cho thấy đứa con có ước mơ gì? + Tìm từ ngữ nói về những lời nói, cử chỉ, hành động của người cha với đứa con? Qua đó em cảm nhận gì về tình cảm cha con? - GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp đôi: + Em hãy chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng qua câu thơ: Cha lại dắt con đi trên cát mịn, Ánh nắng chảy đầy vai, + Những biện pháp nghệ thuật nào còn được sử dụng trong khổ thơ? Hãy liệt kê và chỉ ra - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi Dự kiến sản phẩm: Thuật lại cuộc trò chuyện giữa hai cha con. - Đứa con khao khát khám phá những nơi xa, tìm hiểu mọi thứ trên đời. - Những từ ngữ chỉ về cử chỉ, tâm trạng, hành động của người cha với đứa con: mìm cười, xoa đầu, trầm ngâm - Nghệ thuật: điệp ngữ “không thấy”, “cha dắt con đi” Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng GV bình: Lời thơ nhẹ nhàng, bay bổng, giữa thiên nhiên bao la chỉ có hai cha con dắt tay nhau trên bờ cát trắng mịn. Đứa con – thế hệ tiếp nối của người cha có biết bao thắc mắc, băn khoăn về thiên nhiên rộng lớn, biển cả bao la trước mắt. Người cha không hề tỏ ra một sự ngạc nhiên nào trước câu hỏi của con mà còn khẽ mỉm cười giảng giải cho con, từng bước nâng đỡ ước mơ của con. Vần với tư cách người dẫn đường, người cha từng bước tiếp tục tạo điều kiện chắp cánh cho ước mơ của con trên nền của một hoài bão lớn. Họ đã bước đi rất lâu, như hòa nhập với thiên nhiên. Hình ảnh “Ánh nắng chảy trên vai” là hình ảnh vừa thực vừa trừu tượng. Biện pháp ẩn dụ của tác giả rất tinh tế và đặc sắc gợi cho người đọc cảm thấy ánh nắng tràn ngập khắp mọi nơi đây và đặc quánh. Hai dòng thơ đã gợi cho người đọc cảm thấy như hình dung ra trước mắt họ cảnh hai cha con dắt nhau đi xem những cánh buồm trên biển vào một buổi chiều đầy nắng. NV3: Tìm hiểu Ước của của con gợi ước mơ của cha khi cò nhỏ Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV đặt câu hỏi gợi mở: ước mơ của con đã gợi cho người cha điều gì?
- HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng GV bổ sung: Có thể trước đây, khi còn nhỏ như con, cha cũng từng khát khao đi như thế. Con và cha của quá khứ và hiện tại cùng chung một ước vọng, một ý nguyện. Bờ là bến đỗ của cha nhưng cũng là điểm xuất phát của con. Chân trời là khao khát của cha nay lại ươm mầm lớn dậy trong con. Cha đã trao lại cho con ngọn lửa của đam mê và khát vọng, để thế hệ trẻ hôm nay bước tiếp con đường của cha anh thuở trước! Những cánh buồm của Hoàng Trung Thông là bài ca đẹp về ước mơ vươn tới của con người… | 2. Phân tích 2.1. Cảnh hai cha con đi dạo trên biển - Không gian: khoáng đạt, rực rỡ, sắc màu của biển xanh và mặt trời chiếu rọi. - Bóng cha và bóng con in trên nền cát mịn. à Nghệ thuật đối lập: Bóng cha>< bóng con Dài >< tròn Lênh khênh >< chắc nịch à cái già nua vì thời gian của thế hệ cha anh như đối lập với cái vững chãi, tự tin của cả thế hệ con cháu. Cha dắt con đi hay chính quá khứ dìu bước cho hiện tại, lớp trước nâng bước cho lớp sau. => Nhận xét: con người hòa nhập, chan hòa với thiên nhiên.
2.2. Cuộc trò chuyện giữa hai cha con - Ước mơ của đứa con: + Nhìn thấy nhà, cây cối, con người ở phía trước. + Được khám phá những bí mật, thần bí của biển cả bao la. à Đứa con khao khát được hiểu biết mọi thứ trên đời. - Người cha nhẹ nhàng giải thích cho đứa con những thắc mắc. à Tình cảm cha con gắn bó, thân thiết. - Nghệ thuật: ẩn dụ, điệp từ, điệp ngữ.
3. Ước của của con gợi ước mơ của cha khi cò nhỏ - Người cha đã gặp lại những ước mơ, hoài bão của mình trong chính ước mơ của đứa con hôm nay. à những khát vọng đẹp của con người về khám phá thiên nhiên rộng lớn.
|
Hoạt động 3: Tổng kết văn bản
------------------- Còn tiếp -------------------
Toán, Văn mỗi môn:
Các môn còn lại mỗi môn:
=> Gửi đầy đủ giáo án ngay và luôn sau khi chuyển phí