Soạn mới giáo án Ngữ Văn 6 CTST bài 7: Thực hành tiếng Việt

Soạn mới Giáo án Ngữ Văn 6 chân trời sáng tạo bài thực hành tiếng việt. Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT

  1. MỤC TIÊU
  2. Mức độ/ yêu cầu cần đạt:

- Nhận biết được từ đa nghĩa, từ đồng âm và phân tích được tác dụng của chúng.

  1. Năng lực
  2. Năng lực chung

- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...

  1. Năng lực riêng biệt:

- Năng lực nhận diện từ đa nghĩa, từ đồng âm và phan tích được tác dụng của chúng.

  1. Phẩm chất:

- Có ý thức vận dụng kiến thức vào giao tiếp và tạo lập văn bản.

  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Chuẩn bị của giáo viên:
  • Giáo án
  • Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi
  • Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp
  • Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà
  1. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 6, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình.
  3. Nội dung: HS lắng nghe, trả lời câu hỏi của GV
  4. Sản phẩm: Suy nghĩ của HS
  5. Tổ chức thực hiện:

GV đặt câu hỏi: Hãy tìm 3 từ có chứa tiếng “mắt”?  Nghĩa của từ “mắt” trong các trường hợp đó có giống nhau không?

- Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới:

    GV đưa ví dụ: mắt xích, mắt biếc, mắt na….

- GV dẫn dắt: Khi mới xuất hiện, thường mỗi từ chỉ được dhanvới một nghĩa nhất định. Nhưng xã hội phát triển, nhận thức của con người cũng phát triển, nhiều sự vật của thực tế khách quan được con người khám phá và vì vậy cũng nảy sinh nhiều khái niệm mới. Chúng ta có thể thannghĩa vào cho những từ đã có sẵn. Theo cách này, những từ trước đây chỉ có một nghĩa, nay được mang thannghĩa mới. Vì vậy mà nảy sinh ra hiện tượng nhiều nghĩa của từ. Bài học hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về từ đa nghĩa và từ đồng âm.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu tri thức tiếng Việt

  1. a) Mục tiêu: HS nắm được công dụng của từ đa nghĩa, từ đồng âm
  2. b) Nội dung: GV trình bày vấn đề
  3. c) Sản phẩm: câu trả lời của HS.
  4. d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV -–HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

NV1: Tìm hiểu từ đa nghĩa

Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS quan sát ví dụ: Quan sát từ đi trong hai ví dụ và cho biết từ nào là nghĩa gốc, từ nào là nghĩa chuyển?

- VD1: Hai cha con bước đi trên cát.

- VD2: Xe đi chậm rì.

- Gv nêu tiếp yêu cầu: từ đó em hãy rút ra đặc điểm về từ đa nghĩa.

- HS thực hiện nhiệm vụ.

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

+ HS thực hiện nhiệm vụ:

Dự kiến sản phẩm:

- VD1: đi là nghĩa gốc, chỉ hành động di chuyển của người hoặc con vật.

- VD2: nghĩa chuyển, chỉ sự di chuyển của phương tiện vận tải.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

+ HS trình bày sản phẩm thảo luận

+ GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

+ GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng.

 

NV2: Tìm hiểu từ đồng âm

Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS quan sát hai ví dụ:

VD1: Lời của con hay tiếng sóng thầm thì.

VD2: Một tiếng, nữa con sẽ về đến nhà.

- Gv nêu tiếp yêu cầu:

+ Từ đó em hãy rút ra đặc điểm về từ đồng âm.

+ Từ đồng âm đôi khi được sử dụng để tạo ra những cách nói độc đáo. Em hãy thử tìm một số cách nói có sử dụng dụng từ đồng âm như vậy (ví dụ: Con ngựa đá con ngựa)

- HS thực hiện nhiệm vụ

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

+ HS thực hiện nhiệm vụ:

Dự kiến sản phẩm:

- “Tiếng” trong VD1 là từ chỉ âm thanh phát ra từ một sự vật, đối tượng.

-  “Tiếng” trong VD2 là từ chỉ thời gian một giờ đồng hồ.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

+ HS trình bày sản phẩm thảo luận

+ GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

+ GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng.

Gv bổ sung:

- Hát hay không bằng hay hát

- Chiều chiều ra đứng ngõ sau

Trông về quê mẹ ruột đau chín chiề

I.     Từ đa nghĩa

1. Xét ví dụ

- “Đi” trog VD1 là nghĩa gốc chỉ hành động của người hay động vật tự di chuyển bằng những động tác lên tiếp của chân.

- “Đi” trong VD2 là nghĩa chuyển chỉ hoạt động di chuyển của phương tiện vận tải trên một bề mặt.

à Từ đa nghĩa

 

 

 

2. Nhận xét

- Từ đa nghĩa là từ có nhiều nghĩa, trong đó có nghĩa gốc và nghĩa chuyển.

+ Nghĩa gốc là nghĩa xuất hiện trước, làm cơ sờ để hình thành các nghĩa khác.

+ Nghĩa chuyển là nghĩa được hình thành trên cơ sở nghĩa gốc.

 

 

II. Từ đồng âm

1. Xét ví dụ

- “Tiếng” trong VD1 là từ chỉ âm thanh phát ra từ một sự vật, đối tượng.

-  “Tiếng” trong VD2 là từ chỉ thời gian một giờ đồng hồ.

à Từ đồng âm

 

2. Nhận xét

 

 

 

 

 

 

---------------- Còn tiếp -----------------------

 
Soạn mới giáo án Ngữ Văn 6 CTST bài 7: Thực hành tiếng Việt

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm: giáo án văn 6 chân trời sáng tạo mới, soạn giáo án ngữ văn 6 mới CTST bài thực hành tiếng việt, giáo án soạn mới ngữ văn 6 chân trời

Soạn mới giáo án ngữ văn 6 chân trời


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay