Soạn mới giáo án Ngữ Văn 6 CTST bài 4: Giọt sương đêm

Soạn mới Giáo án Ngữ Văn 6 chân trời sáng tạo bài giọt sương đêm. Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

VĂN BẢN 2: GIỌT SƯƠNG ĐÊM

  1. MỤC TIÊU
  2. Mức độ/ yêu cầu cần đạt:

- Tóm tắt VB một cách ngắn gọn.

- Nhận biết và bước đầu nhận xét được nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ.

- Nhận biết được tình cảm, cảm xúc của người viết thể hiện qua ngôn ngữ văn bản.

  1. Năng lực
  2. Năng lực chung: Khả năng giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...
  3. Năng lực riêng biệt:

- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản Giọt sương đêm.

- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về văn bản Giọt sương đêm.

- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa VB.

- Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm nghệ thuật của truyện với các truyện có cùng chủ đề.

  1. Phẩm chất:

- Tự hào, trân trọng những phẩm chất tốt đẹp của con người Việt Nam và phát huy các giá trị truyền thống của dân tộc.

  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Chuẩn bị của giáo viên:
  • Giáo án
  • Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi
  • Tranh ảnh về tác giả, con bọ dừa
  • Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp
  • Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà
  1. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 6, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình.
  3. Nội dung: HS lắng nghe, trả lời câu hỏi của GV
  4. Sản phẩm: Suy nghĩ của HS
  5. Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS xem lại phần chuẩn bị đã được phân công từ tiết trước và trinh bày:  Em đã từng thấy bọ dừa chưa? Em đã biết gì về tập tính của bọ dừa? Nếu chưa biết gì về bọ dừa, em hãy hỏi người khác hoặc tìm hiểu thông tin từ sách và Internet.

 

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, chia sẻ những suy nghĩ, cảm xúc của bản thân.

- Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới:

Quê hương là gì hả mẹ?

Mà cô giáo dạy phải yêu

Quê hương là gì hả mẹ?

Ai đi xa cũng nhớ nhiều

Quê hương là nơi chúng ta được sinh ra và lớn lên, là nơi có vòng tay yêu thương, bao bọc của gia đình, bạn bè, xóm làng. Khi trưởng thành, chúng ta khao khát được đi xa để khám phá những chân trời mới và rồi khi giật mình nhớ lại, đã bao lâu ta chưa trở về quê hương? Bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu một văn bản về  được lồng ghép trong tiếng nói của những loài vật.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Trải nghiệm cùng văn bản

  1. Mục tiêu: Nắm được những thông tin về thể loại, giải nghĩa từ khó trong văn bản.
  2. Nội dung: Hs sử dụng sgk, đọc văn bản theo sự hướng dẫn của GV
  3. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ

NV1:- GV yêu cầu HS: Dựa vào SGK, nêu những hiểu biết của em về tác giả Trần Đức Tiến và văn bản Giọt sương đêm.

NV2: Đọc, tìm hiểu chú thích

- GV hướng dẫn cách đọc, phân vai để học sinh đọc. Chú ý giọng điệu của các nhân vật.

GV đọc mẫu thành tiếng một đoạn đầu, sau đó HS thay nhau đọc thành tiếng toàn VB.

NV3: Tìm hiểu vă bản, thể loại, bố cục

- GV yêu cầu HS dựa vào văn bản vừa đọc, hãy sắp xếp các ý sau để hoàn thành phần tóm tắt VB. Theo em, sự việc nào là quan trọng nhất trong các sự việc dưới đây?

a. Sáng hôm sau, sau khi kể cho Thằn Lằn nghe về một đêm mất ngủ của mình, Bọ Dừa khoác ba lô hành lí lên vai, chào tạm biệt Thằn Lằn để về quê.

b. Thằn Lằn thông báo với cụ giáo Cóc về sự xuất hiện của nhà buôn Cánh Cứng ở xóm Bờ Giậu đêm ấy.

c. Thằn Lằn đến nhà cụ giáo Cóc kể cho cụ nghe câu chuyện Bò Dừa mất ngủ.

d. Bọ Dừa ngủ dưới vòm lá trúc, nửa đêm, sương rơi trúng cổ làm Bọ Dừa tỉnh ngủ.

e. Bọ Dừa ghé đến xóm Bờ Giậu và hỏi thăm Thằn Lằn về một chỗ trọ qua đêm dưới vòm lá trúc.

- GV hướng dẫn HS giải nghĩa một số từ khó: chạng vạng, xoàng xĩnh, đích thị, sấp ngửa

- GV đặt tiếp câu hỏi:

+ Văn bản được sáng tác theo thể loại nào? Hãy nhắc lại đặc trưng thể loại thể hiện qua VB?

+  Truyện được kể theo ngôi thứ mấy? Nhân vật trong truyện gồm những ai?

 

- HS thực hiện nhiệm vụ.

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

+ HS nghe và đặt câu hỏi liên quan đến bài học.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

+ HS trình bày sản phẩm thảo luận

+ GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

+ GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng

I. Tìm hiểu chung

1. Tác giả

- Tên: Trần Đức Tiến

- Năm sinh: 1953

- Quê quán: Hà Nam

- Chủ đề sáng tác: ông viết nhiều truyện ngắn cho thiếu nhi.

2. Tác phẩm

- In trong tập Xóm bờ Giậu, năm 2018

 

 

 

3. Đọc, tìm hiểu chú thích

- Thể loại: truyện đồng thoại

- Ngôi kể: ngôi thứ ba

Hoạt động 2: Đọc hiểu  cùng văn bản/ Tìm hiểu nhân vật Bọ Dừa

  1. Mục tiêu: Nắm được nội dung và nghệ thuật văn bản.
  2. Nội dung: Hs sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
  3. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ

NV1: Tìm hiểu nhận vật Bọ Dừa khi đến xóm Bờ Giậu

- GV đặt câu hỏi gợi mở:

+ Nhân vật xuất hiện trong thời gian, hoàn cảnh như thế nào?Mục đích của Bọ Dừa khi đến xóm Bờ Giậu?

+ Khi được Thằn Lằn gợi ý ở nhà của mình, thái độ của Bọ Dừa ra sao?

+ Bọ Dừa đã chọn nơi ở qua đêm là nơi nào?

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

+ HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi

Dự kiến sản phẩm:

- Thời gian: chạng vạng tối

- Mục đích: tìm chỗ trọ qua đêm.

- Thái độ của Bọ Dừa khi Thằn Lằn ngỏ ý ở nhà của bác: giật mình, run run, lo sợ

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

+ HS trình bày sản phẩm thảo luận

+ GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

+ GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng

NV2: Tìm hiểu nhận vật Bọ Dừa trong đêm ngủ lại xóm BG

GV đặt câu hỏi:

+ Trong đêm ngủ dưới vòm trúc, Bọ Dừa đã nghe được những thanh âm gì?

+ Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó?

+ Điều gì khiến Bọ Dừa rùng minh, tỉnh giấc?

+ Em có nhận xét gì về cách miêu tả của tác giả trong đoạn văn này? Những thanh âm đó gợi ra điều gì?

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

+ HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

+ HS trình bày sản phẩm thảo luận

+ GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

+ GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng.

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

+ HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi

Dự kiến sản phẩm:

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

+ HS trình bày sản phẩm thảo luận

+ GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

+ GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng

II. Tìm hiểu chi tiết

1. Nhận vật Bọ Dừa

a. Khi đến xóm Bờ Giậu

- Thời gian: chạng vạng tối

- Mục đích: tìm chỗ trọ qua đêm.

- Thái độ của Bọ Dừa khi Thằn Lằn ngỏ ý ở nhà của bác: giật mình, run run, lo sợ.

- Bọ Dừa chọn nơi để ngủ: dưới vòm trúc.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

b. Trong đêm ngủ ở xóm Bờ Giậu

- Những thanh âm: lá cây xào xạc, côn trùng rỉ rả, tiếng Tắc Kè gọi cửa, tiếng Ốc Sên đi làm về. tiếng thở dài của gió, tiếng rơi của sương.

- Nghệ thuật nhân hóa, khiến cho các sự vật trở nên gần gũi, thân thuộc.

à những âm thanh rất thân quen với làng quê.

- Tác giả có sự quan sát tỉ mỉ, rất tinh tế và am hiểu về đời sống các loài vật.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

c. Sáng hôm sau khi tỉnh giấc tại xóm Bờ Giậu

- Hành động, trạng thái: ăn mặc chỉnh tề, cảm thấy hài lòng sau một đêm mất ngủ.

- Lí do muốn trở về quê: giọt sươngà khiến ông sực nhớ quê nhà.

- Những âm thanh, hình ảnh trong đêm mất ngủ đã gợi nhắc BD về hình ảnh quê hương mà bao lâu nay ông bỏ quên.

 

Hoạt động 2: Đọc hiểu  cùng văn bản/ Tìm hiểu các nhân vật ở xóm Bờ Giậu

  1. Mục tiêu: Nắm được nội dung và nghệ thuật văn bản.
  2. Nội dung: Hs sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
  3. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS
  4. Tổ chức thực hiện:

------------------- Còn tiếp ------------------------

Soạn mới giáo án Ngữ Văn 6 CTST bài 4: Giọt sương đêm

PHÍ GIÁO ÁN:

Toán, Văn mỗi môn:

  • Word phí 300k/kì, 350k/cả năm
  • Powerpoint 400k/kì, 450k/cả năm
  • Word + Powerpoint: 500k - 550k/cả năm

Các môn còn lại mỗi môn:

  • Word phí 300k/kì, 350k/cả năm
  • Powerpoint 300k/kì, 400k/cả năm
  • Word + Powerpoint: 400k - 450k/cả năm

Cách tải:

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Click vào đây để nhắn tin Zalo thông báo và nhận giáo án

=> Gửi đầy đủ giáo án ngay và luôn sau khi chuyển phí


Từ khóa tìm kiếm: giáo án văn 6 chân trời sáng tạo mới, soạn giáo án ngữ văn 6 mới CTST bài giọt sương đêm, giáo án soạn mới ngữ văn 6 chân trời

Soạn mới giáo án ngữ văn 6 chân trời


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com

Chat hỗ trợ
Chat ngay