Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT
- Nhận biết được nghĩa văn cảnh của một từ ngữ khi được đặt trong dấu ngoặc kép.
- Chỉ ra được những đặc điểm, chức năng cơ bản của đoạn văn và văn bản.
- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...
- Năng lực nhận diện cụm từ và chỉ ra tác dụng của phép tu từ ẩn dụ, hoán dụ.
- Có ý thức vận dụng kiến thức vào giao tiếp và tạo lập văn bản.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
GV đặt câu hỏi: Em có sử dụng dấu ngoặc kép khi viết văn không? Có thể nêu một ví dụ cụ thể?
- Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới: Dấu ngoặc kép có nhiều công dụng, chức năng. Bài học hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu một công dụng quan trọng của dấu ngoặc kép.
Hoạt động 1: Tìm hiểu tri thức tiếng Việt
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
NV1: Tìm hiểu dấu ngoặc kép Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS quan sát ví dụ: Em hiểu thế nào về từ “trả thù” được sử dụng trong câu văn sau: Chẳng đứa nào sung sướng vì “trả thù” được Lợi nữa. + Qua đó em hãy rút ra nhận xét công dụng của dấu ngoặc kéo trong trường hợp trên? - HS thực hiện nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS thực hiện nhiệm vụ: Dự kiến sản phẩm: Từ “trả thù” thường được dùng với nghĩa là làm cho người đã hại mình phải chịu điều tương xứng với những gì mà họ đã gây ra. Tuy nhiên, từ “trả thù” trong câu trên lại là cách nói thể hiện sự đùa nghịch, vô tư của trẻ thơ.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng.
NV2: Tìm hiểu phép tu từ hoán dụ Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV đặt câu hỏi: + Em đã được học các văn bản trong chương trình kì 1 và kì 2, vậy em hiểu văn bản là gì? + Để tạo thành các văn bản, sẽ có nhiều đoạn văn, vậy đoạn văn là gì? Đoạn văn có những đặc điểm gì? - Gv yêu cầu HS quan sát lại văn bản Tuổi thơ tôi và chỉ ra các đoạn văn. - HS thực hiện nhiệm vụ Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS thực hiện nhiệm vụ: Dự kiến sản phẩm: Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng. | I. Dấu ngoặc kép 1. Xét ví dụ - Từ “trả thù” trong câu trên là cách nói thể hiện sự đùa nghịch, vô tư của trẻ thơ.
2. Nhận xét - Dấu ngoặc kép để đánh dấu cách hiểu một từ ngữ không theo nghĩa thông thường.
II. Văn bản và đoạn văn 1. Xét ví dụ
2. Nhận xét - Văn bản là sản phẩm của hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ, thường là tập hợp của các câu, đoạn, hoàn chỉnh về nội dung và hình thức, có tính liên kết chặt chẽ và nhằm đạt một mục tiêu giao tiếp nhất định. - Đoạn văn là đơn vị trực tiếp tạo nên văn bản, thường do nhiều câu tạo thành và có những đặc điểm sau: + Biểu đạt một nội dung tương đối trọn vẹn. + Bắt đầu từ chỗ viết hoa lùi vào đầu dòng và kết thúc bằng dấu câu dùng để ngắt đoạn. + Có thể có câu chủ đề hoặc không có câu chủ đề. Câu chủ đề nêu ý chính trong đoạn. Câu chủ đề có thể đứng đầu hoặc cuối đoạn văn. |
-------------- Còn tiếp ---------------------
Toán, Văn mỗi môn:
Các môn còn lại mỗi môn:
=> Gửi đầy đủ giáo án ngay và luôn sau khi chuyển phí