Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn: .../.../...
Ngày dạy: .../.../...
- Năng lực chung:
Năng lực riêng:
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- Tạo hứng thú cho HS vào bài học mới.
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV đặt vấn đề:
Có những chương trình còn lỗi vì khi thực hiện cho ra kết quả sai. Theo en, việc biết giá trị của một số biến ngay sau khi mỗi câu lệnh được thực hiện có thể giúp tìm ra lỗi của chương trình hay không?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS quan sát và chú ý lắng nghe, thảo luận nhóm đôi hoàn thành yêu cầu.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
Câu trả lời;
Việc biết giá trị của một số biến ngay sau khi mỗi câu lệnh được thực hiện sẽ cho em biết câu lệnh đó có cho kết qua đúng như em mong muốn hay không, do vậy có thể giúp em tìm ra lỗi của câu lệnh, tìm ra lỗi của chương trình.
Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới.
Hoạt động 1: Lỗi trong chương trình và kiểm thử
- HS nêu được các lỗi thường gặp của người lập trình.
- HS nêu được các bộ dữ liệu để kiểm thử chương trình.
HS đọc SGK, nghe giảng, thực hiện các nhiệm vụ được giao, suy nghĩ trả lời câu hỏi.
HĐ CỦA GV VÀ HS | SẢN PHẨM DỰ KIẾN |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - GV yêu cầu HS trả lời Hoạt động 1. - GV cho HS một ví dụ đơn giản khi lỗi: Ví dụ: Chương trình Kết quả: (GV có thể đưa hình ảnh khi chạy đúng: ) - GV giới thiệu về thuật ngữ "gỡ lỗi". - GV cho HS tìm hiểu nội dung SGK và trả lời câu hỏi: Nêu các loại lỗi thường gặp của người lập trình? - GV cho Ví dụ để phân tích: nếu chỉ đọc chương trình thì khó có thể tìm ra lỗi, nếu chỉ chạy chương trình với 1 bộ dữ liệu đầu vào thì có thể không tìm ra loại lỗi ngữ nghĩa. Từ đó thấy được sự cần thiết phải xây dựng những bộ dữ liệu kiểm thử. - GV đặt câu hỏi gợi mở: + Có nên lấy tất cả các bộ dữ liệu vào một cách ngẫu nhiên không? + Có thể không cần kiểm thử trường hợp đặc biệt của bài toán vì nó rất hiếm khi xảy ra, quan điểm đó có đúng không? + Tạo ra các bộ dữ liệu để kiểm thử, ta có cần biết kết quả đúng tương ứng hay không? - HS suy nghĩ trả lời, từ đó: Nêu các dữ liệu kiểm thử chia thành những nhóm nào? - GV chuẩn hóa kiến thức. - GV chú ý: bộ kiểm thử chỉ cho thấy chương trình còn lỗi, việc xác định lỗi ở đâu thì chúng ta sẽ học sang mục tiếp theo để tìm hiểu một số cách xác định lỗi. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - HS theo dõi SGK, chú ý nghe, tiếp nhận kiến thức, hoàn thành các yêu cầu, thảo luận nhóm. - GV quan sát hỗ trợ. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: - HS giơ tay phát biểu, lên bảng trình bày - Một số HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn. Bước 4: Kết luận, nhận định: GV tổng quát lưu ý lại kiến thức trọng tâm và yêu cầu HS ghi chép đầy đủ vào vở. | 1. Lỗi trong chương trình và kiểm thử Hoạt động 1: Chương trình chạy có thể có lỗi. Kết luận: Người lập trình thường gặp các loại lỗi như sau: - Lỗi cú pháp là lỗi câu lệnh viết không theo đúng quy định của ngôn ngữ. Ví dụ: Thiếu hoặc thừa dấu ngoặc, tên biến sai. - Lỗi ngoại lệ (Exceptions Error, còn gọi là Runtime) là lỗi xảy ra khi chương trình đang chạy, một lệnh nào đó không thể thực hiện được. Lỗi này không được thông báo ngay trên màn hình. - Lỗi ngữ nghĩa (còn gọi là lỗi logic) là lỗi mặc dù các câu lệnh viết đúng quy định của ngôn ngữ nhưng sai trong thao tác xử lí nào đó. Ví dụ: Nhầm tên biến, gọi hàm có tham số không đúng kiểu, thiếu câu lệnh,... Ví dụ: Kết quả sai: Kết quả đúng: Để kiểm tra tính đúng đắn của chương trình so với yêu cầu đề bài, cần chuẩn bị các bộ dữ liệu đầu vào. Dữ liệu kiểm thử phải phù hợp với các ràng buộc đã cho và chia thành 3 nhóm: + Kiểm thử những trường hợp thường gặp trong thực tế. + Kiểm thử những trường hợp đặc biệt. + Kiểm thử những trường hợp các tham số nhận giá trị lớn nhất có thể |
----------------------Còn tiếp-------------------------
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác